Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG - 3A

Trang 1A  1B  1C  1D   1E   1F   1G   1H   1I   1J   1K

Trang  2a  2b  2c  3a  3b  3c

 Trang  4a  4b  4c  4d  5a  5b  5c  5d 

 
QUYỂN BA  

 
 
THẦN THOẠI
 
DOĂN QUỐC SỸ
 
Sưu tập
 

 


TỔNG LUẬN VỀ THẦN THOẠI

NGUỒN GỐC THẦN THOẠI

Con người sở dĩ không ngừng mở rộng chân trời tri thức chính là v́ đă biết luôn luôn nh́n vạn vật quanh ḿnh bằng con mắt mở lớn ngạc nhiên, tra hỏi. Thần thoại là h́nh thức văn nghệ sớm nhất của ấu thời nhân loại, thời mà óc tưởng tượng bắt đầu bị kích thích, trí suy tưởng bắt đầu nẩy nở, t́nh cảm bắt đầu phát triển. Vào thời này, con người thấy ḿnh sống ngợp giữa những huyền bí của vũ trụ: cái ǵ làm các v́ tinh tú vận chuyển trên trời, cái ǵ làm bốn mùa đổi thay cùng với mưa nắng, gió băo, sấm sét ? … Và con người bập bẹ giải thích, tin tưởng vạn vật đều có linh hồn. Dĩ chí những dụng cụ do chính họ tạo tác cũng có linh hồn và đời sống riêng tư (tỉ như con chó đá chôn ở trước cửa). Thật là thú vị khi chúng ta thấy rằng sau khi sáng tạo ra các vị thần đầy đủ cả về h́nh thức lẫn quyền uy rồi con người sinh ḷng sùng bái những linh phẩm do chính ḿnh tạo tác đó, uỷ cho nào những nhiệm vụ khuyến thiện trừng gian an bài xă hội … Tóm lại thần linh mang h́nh ảnh của con người, phản ảnh nếp sống cùng nguyện vọng của con người.

SỰ TIẾN TRIỂN CỦA THẦN THOẠI – PHÂN BIỆT THẦN THOẠI VỚI TRUYỀN THUYẾT *


Thần thoại không chỉ ngừng lại ở chỗ cắt nghĩa vũ trụ muôn vật, cắt nghĩa nguồn gốc của giống ṇi ḿnh, mà vào giai đoạn chót của sự tiến triển c̣n là cách thức nhân hoá các vị thần và thần hoá các vị anh hùng dũng sĩ trong lịch sử.

Chỉ riêng ở Hy Lạp, thần thoại tách rời với lịch sử thành hai ḍng riêng biệt, c̣n hầu hết thần thoại của các dân tộc trên thế giới đều pha lẫn với lịch sử buổi đầu. Tuy nhiên căn cứ vào bản chất, chúng ta vẫn có thể phân biệt được đâu là thần thoại, đâu là truyền thuyết. Thần thoại là một h́nh thức của truyền thuyết, song những nhân vật đều là thần và thời gian trong câu truyện hoàn toàn do tưởng tượng mà ra, c̣n truyền thuyết kể những sự việc cùng nhân vật có dính líu tới lịch sử tục truyền. Truyền thuyết có khi là thần thoại được sửa lại thành phần lịch sử hoang đường để phân biệt với phần lịch sử thật sự.

(*)
Hoàng Trọng Miên, Việt Nam Văn Học Toàn Thư I, Thần Thoại, Quốc Hoa, Saigon 1959, chương “Nguồn Gốc”.


SỰ GIAO LƯU CỦA THẦN THOẠI GIỮA CÁC NƯỚC*

Thần thoại cũng như cổ tích của các dân tộc chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Khi gặp gỡ nhau tại các ngă như vậy, chủ đề thần thoại vẫn y nguyên, song t́nh tiết có thể thêm bớt cho thích hợp với những quan niệm, những cảm nghĩ mộc mạc cá biệt của mỗi dân tộc, thích hợp với triết lư đặc thù của mỗi dân tộc do hoàn cảnh địa lư, lịch sử tiến triển trong thời gian, không gian tạo thành.

Người ta nhận thấy nạn Hồng Thuỷ kể trong Kinh Thánh Hy Bá Lai cũng có ở trong thần thoại của các sắc dân trên dăy Trường Sơn và thượng du Bắc Việt. Nhiều khi hai dân tộc ở xa nhau hẳn mà trong thần thoại lại có nhiều truyện giống nhau. Các nhà tôn giáo căn cứ vào đó để đưa ra thuyết nói rằng nhân loại vốn cùng một gốc do Thượng Đế sinh ra, các nhà nghiên cứu khoa học thần thoại th́ nói rằng đó là do ảnh hưởng giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.

Ấn Độ là xứ ghi dấu vết đầu tiên về thần thoại chữ viết trên thế giới. Những thần thoại được chép trong kinh Phệ Đà của Ấn Độ có từ khoảng 4.500 năm trước công nguyên. V́ vậy thần thoại Ấn Độ thường được coi là nguồn gốc chung của thần thoại các dân tộc trên thế giới.

TÁC DỤNG CỦA THẦN THOẠI

- Ư nghĩa khoa học, tôn giáo, đạo đức :
Mặc dầu thần thoại nhuộm tính chất hoang đường song không bao giờ là không bắt nguồn tự những khát vọng, tự những t́nh cảm có thực. Bởi vậy, như trên đă nói, nếu đem đối chiếu với những sự kiện lịch sử, địa lư, nhân chủng, ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy những h́nh thái tượng trưng của thần thoại nói trên phần nào tài liệu về nguồn gốc, tín ngưỡng, triết lư của mỗi dân tộc.
- Thần thoại với thi ca, nghệ thuật
“Những h́nh ảnh đầu tiên trong hang đá của tổ tiên loài người là những phát hoạ các thần tượng bắt đầu tạo thành trong ư thức con người. Rồi về sau, người ta mới biểu hiện hoàn mỹ hơn thành những h́nh ảnh thần thánh của các dân tộc. Thần thoại Hy Lạp đă phát sinh ra nghệ thuật Hy Lạp. Nghệ thuật điêu khắc Chiêm Thành, Khmer, cũng bắt nguồn từ thần thoại của họ. Nền văn nghệ Phục Hưng của Tây Phương được rực rỡ là nhờ ở hai nguồn thần thoại Hy Bá Lai và thần thoại Hy Lạp. Những chạm trổ Việt Nam cũng do ảnh hưởng xâu xa trong thần thoại dân tộc.

Thần thoại là nguồn gốc tươi thắm của nền nhân bản thực sự. Thần thoại là sử thi, tiểu thuyết lịch sử, ngụ ngôn của mỗi dân tộc” **

- Thần thoại với các em thiếu nhi:
Như chúng ta đă biết, thần thoại là cái nh́n của con người cổ sơ thần hoá một cách chất phác hiện tượng thiên nhiên. Có thể nói các em thảnh thơi đi vào thế giới thần thoại thật đắc ư như cá gặp nước, như mây gặp rồng. Các em vốn đương ở tuổi trí tưởng tượng nở rộng như mây gió, nh́n vào cái ǵ cũng thấy sống động. Thế giới đồ chơi của các em (búp bê, bàn, ghế, giường, tủ …) có cả một đời sống riêng tư mà các em hàng ngày tham dự. Như vậy hỏi làm chi mà các em chẳng dễ dàng thích ứng với thế giới thần linh của buổi ban đầu nhân loại?

(*) Hoàng Trọng Miên, Việt Nam Văn Học Toàn Thư I, Thần Thoại, Quốc Hoa, Saigon 1959, chương “Nguồn Gốc”.
(**)Hoàng Trọng Miên, sđd tr. 45


LỜI CẢM TẠ
Khởi đầu là thần thoại Ấn Độ, thần thoại lâu đời nhất của nhân loại. Chúng tôi chân thành cảm tạ giáo sư Lê Xuân Khoa đă cho phép chúng tôi tham khảo, và đúc kết những điều giáo sư viết về lịch sử, tôn giáo, thần thoại, triết học Ấn Độ trong tác phẩm Nhập Môn Triết Học Ấn Độ của giáo sư (Bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản, 1965). V́ đây là một “Tuyển tập Văn Chương Nhi Đồng” nên phần kể chuyện ở trên, chúng tôi cố gắng giữ cho đơn giản, nhưng phần chú thích, phần bổ túc để người lớn đọc, chúng tôi cố gắng ghi chú cho đầy đủ nhiều chừng nào hay chừng ấy.


THẦN THOẠI ẤN ĐỘ

V́ thần thoại Ấn Độ liên lạc mật thiết tới lịch sử Ấn, thánh kinh Vê Đa cùng nền triết lư ẩn ngụ trong đó, nên hăy xin tuần tự giới thiệu ngắn gọn những vấn đề trên trước khi đi vào thần thoại Ấn Độ thật sự.

LỊCH SỬ ẤN ĐỘ


Những niên đại đáng ghi:

Thời Tiền Sử (cũng có thể gọi là tiền Vê Đa)
2700-1700 : Văn minh lưu vực sông Indus.
1500-1200 : Dân Aryan xâm nhập Ấn Độ.

Thời Vê Đa
1200-900 : Kinh Rig-Veda
900 - : Trận chiến tranh mô tả trong Mahâbhârata.
900-500 : Các Kinh Vê Đa khác, Brâhmana và khởi đầu Upanishad.

Nhờ công cuộc khai quật của các nhà khảo cổ trong khoảng nửa thế kỷ nay ở hai miền Mohenjodaro và Harappa (Tây Bắc Ấn Độ), người ta đă khám phá ra những di tích của một nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ, mệnh danh là văn minh lưu vực sông Indus, phỏng định khoảng 2700-1700, tức là trước thời kỳ dân Aryan xâm nhập Ấn Độ và tạo lập nền văn hoá Vê Đa. Người ta tin chắc rằng trước khi dân Aryan du nhập đất Ấn, người Dravidien đă cư ngụ ở khắp miền Tây Bắc Ấn Độ. Do đó, những đặc tính văn minh Dravidien với nền văn minh ở lưu vực sông Indus có thể chỉ là một. Người ta nhận thấy trong các kinh Rig Veda và Atharva Veda, ư thức tôn giáo của dân Aryan đến chiếm đóng đă được hoà hợp cùng với quan niệm tín ngưỡng của người bản xứ, các vị thần linh của người bản xứ đă được bổ túc bằng những vị Thần Mặt Trời, Thần Lửa, Thần Gió do người Aryan thờ phụng. Những yếu tố tiền Veda (pre-Vedic) có thể gọi chung là những yếu tố văn hoá phi Veda (non-Vedic).

THÁNH KINH VEDA

Veda (do tự căn Vid) có nghĩa là Biết, cái Biết tuyệt đối và toàn diện. Veda có lẽ cùng một ngữ nguyên với những tiếng Video (Latin), Weise (Đức) và Wit hay Wisdom (Anh). Dù nặng về tôn giáo và nhẹ về triết lư, Veda vẫn phải được coi là khởi nguyên của tất cả mọi hệ thống tư tưởng và h́nh thức tôn giáo chính thống của Ấn Độ.

Về phương tiện thiêng liêng hay thần học, Veda được người Ấn Độ tin tưởng là những chân lư do Thượng đế mặc khải cho loài người. Những chân lư ấy tự nó vẫn tồn tại như những định luật, trước tất cả mọi vật, trước mọi sự hiểu biết. Sau mỗi lần vũ trụ bị hủy diệt toàn diện chỉ có Thượng Đế là tồn tại. Khi Ngài muốn cấu tạo vũ trụ mới, Ngài tạo ra Brahmâ (Phạm Thiên, đấng sáng tạo ra vũ trụ), rồi Ngài thông tri cho Brahmâ những chân lư Veda. Bấy giờ Brahmâ mới bắt đầu thực hiện công cuộc sáng tạo theo đúng với chân lư Veda. Lâu lâu, Brahmâ lại tạo ra những bậc đạo sĩ thấu thị (drishtâra hay rishi) có khả năng tiếp thụ những lời mật chú (mantra). Đó là công việc mặc khải chân lư Veda. Các học giả đă đưa ra nhiều giả thuyết rất khác nhau về thời gian san định kinh Veda. Khuynh hướng chung ngày nay có vẻ ấn định thời gian san định đó vào khoảng 1500- 1000 trước T.C.

Có tất cả bốn bộ Veda: Rig Veda (Độc tụng Phệ Đà), Sama Veda (Ca vịnh Phệ đà), Yajur Veda (Tế tự Phệ đà) và Atharva Veda (Nhương tai Phệ đà; Nhương tai có nghĩa là cầu đảo cho khỏi tai hoạ). Trong tứ Veda, riêng bộ Rig Veda là lâu đời nhất và quan trọng nhất.

Mỗi bộ Veda thường được chia làm ba phần : Matras gồm những bản thánh ca và thần chú. Brahmanâ viết bằng văn xuôi, nói về những nghi thức tế tự, và Upanishad tức là phần triết lư giải thích ư nghĩa bí hiểm và sâu sắc của Veda, thường được dịch là Áo Nghĩa Thư.

TÔN GIÁO ẤN ĐỘ QUA THÁNH KINH VEDA


Về h́nh thức, tôn giáo Veda là một đa thần giáo, nhưng về bản chất tôn giáo Veda là một nhất thần giáo. Theo tôn giáo Veda, tất cả các thần linh chỉ là những biểu hiện khác nhau của cùng một thực tại, tức là Brahman hay Ishvara (Thượng Đế). Người ta có thể nhận biết Ngài qua ba ngôi chủ động : đấng Sáng Tạo (Brahmâ), đấng Bảo Hộ (Vishnu), và đấng Huỷ Diệt (Shiva). Tuy ba mà vẫn quy về một mối, chẳng phải chỉ đồng nhất trong bản thể và nguồn gốc mà c̣n trong cả hành động nữa. V́ thế mà trong nhiều ngôi đền Ấn độ giáo, người ta thấy h́nh ảnh Tam linh vị đă được thể hiện bằng một cái đầu có ba bộ mặt.

Một thi sĩ xưa đă diễn tả vai tṛ hợp nhất của Ba Ngôi trong mấy vần thơ sau:

Thượng Đế duy nhất biểu hiện trong cả ba ngôi
Đấng nào cũng đứng đầu, Đấng nào cũng đứng chót.
Không một đấng nào tách ra riêng biệt
Brahmâ, Vishnu, Shiva; mỗi Đấng đều có thể là :
Thứ nhất, thứ nh́, thứ ba trong ngôi chí thánh.

TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Triết học Ấn Độ, vốn liên hệ chặt chẽ với tôn giáo, nên chân lư Ấn Độ cũng có tính cách đa diện, đa phương đưa đến thái độ sử thế tiếp vật hoà nhi bất đồng. Các hệ thống triết học chỉ là những lối nh́n khác nhau, những cách mô tả các khía cạnh khác nhau của cùng một chân lư. Thêm một điều cần nhớ là triết học Ấn Độ kể từ khởi thuỷ tới nay luôn luôn nhằm mục đích thực nghiệm tâm linh, tức là thực hiện ở ngay tại nội tâm cái bản tính đại đồng hợp nhất cá nhân với vũ trụ, Tiểu ngă (Âtman) với Đại ngă (Brahman).

Đi vào nhân sinh quan, triết học Ấn Độ cũng đề cập đến một kế hoạch sống có tính cách toàn diện gồm bốn mục đích của đời sống: Dharma (đạo đức), Artha (tài sản), Kâma (lạc thú) và Moksha (giải thoát). Bốn mục đích nầy phải được tuần tự thực hiện theo bốn giai đoạn cần thiết cho đời sống. Chương tŕnh giáo dục thiếu niên trong giai đoạn đầu dựa trên một nền tảng chung là thánh kinh Veda. Sang giai đoạn thứ nh́, kẻ trưởng thành bắt đầu xây dựng cuộc đời của ḿnh bằng việc thành lập gia đ́nh, sử dụng tài năng và nghề nghiệp của ḿnh để tạo lập giàu sang, hưởng thụ mọi thú vui trần thế. Trong thời kỳ này, con người sống cuộc đời trần thế toàn diện, thực hiện ba mục đích đầu tiên là tài sản, lạc thú và đạo đức, gọi chung là Tam Hiệp (Trivarga).

Khi nhận thấy ḿnh da đă nhăn, đầu điểm bạc, và khi đă thấy đứa cháu nội ra đời, đó là bắt đầu giai đoạn thứ ba rút vào rừng, rũ bỏ hết mọi ràng buộc đối với đời sống trần gian để trở về đời sống nội tâm, t́m ṭi thực hiện cái bản ngă chân thực và vĩnh cửu, dọn ḿnh cho cuộc đời giải thoát ở giai đoạn cuối cùng.

Có sống cuộc đời nhập thế mới có đủ lư do để khao khát cuộc đời xuất thế. Phải thực nghiệm đời sống trần tục mới hiểu thấu được thế nào là đau khổ, là vô thường, ngay cả đối với những cái gọi là lạc thú trên đời. Vả lại, nhập thế không phải chỉ có nghĩa là hưởng thụ, con người c̣n phải thi hành bổn phận đối với gia đ́nh và xă hội. Kế hoạch sống toàn diện theo quan niệm truyền thống Ấn Độ là như thế.

Quan niệm về luân hồi của người Ấn Độ do hoàn cảnh địa lư đặc biệt gây ra. Thời tiết luân chuyển: mùa xuân gây mầm sống, mùa hè nung nấu, thu chuyển sang đông gió lạnh thấu xương, các mùa vận hành theo một chu kỳ bất tận vô thuỷ vô chung giữa sáng tạo và huỷ diệt. Ư niệm luân hồi phối hợp với thuyết nghiệp báo để chứng tỏ quá tŕnh vận hành có trật tự của linh hồn. Nhân nào quả ấy, thiện báo thiện, ác báo ác. Thuyết này dạy ta phải can đảm chịu đựng tất cả mọi điều ǵ sẩy đến cho ta ở cuộc sống hiện tại v́ chúng chỉ là kết quả của những việc ta làm tự kiếp trước. Tuy nhiên, tương lai là tuỳ thuộc nơi ta. Người ta là một sản phẩm của ư chí, cái vô hạn ở con người giúp hắn vượt lên trên những ràng buộc của hữu hạn, đạt được tự do tối cao, “hợp nhất với Thượng đế”, thoát ra khỏi ṿng nghiệp chướng của thế giới giác quan và dục vọng. Đó là thực hiện được sự hợp nhất tâm linh đại đồng vũ trụ, cứu cánh của đời người.

BẢNG GHI CHÚ VỀ CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG PHẠN

Sau đây chỉ xin ghi cách đọc những âm chính :

Nguyên âm
A, i, u đọc như tiếng Việt nhưng ngắn gọn hơn.
Aâ, ĩ , uâ cũng đọc như trên nhưng kéo dài (â = aa)
E đọc như ê.
O đọc như ô.
Au đọc như ao.

Phụ âm
Bh, dh, gh, đọc như bờ hờ, đờ hờ, gờ hờ nhưng rất nhanh
Ch đọc như tch phiên âm quốc tế
G đọc như gh (gĩta = ghita)
J đọc dj
Sh đọc như là s uốn giọng mạnh.

Sau khi đă trang bị một số tối thiểu hành trang, giờ đây chúng ta bắt đầu đi vào thần thoại Ấn Độ.

KHỞI NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ TRONG THÁNH CA

(Rig-Veda X,129)

Thuở ấy không có Hữu thể mà cũng không có Phi thể, chẳng có không gian chứa đầy khí trời mà cũng chẳng có tầng trời nào ở bên kia khoảng không ấy. Cái ǵ bao trùm hết thảy? Do ai bảo hộ? Phải chăng là trùng dương thăm thẳm khôn ḍ?

Thuở ấy không có chết mà cũng không bất tử, không có ǵ phân biệt ngày đêm. Đấng Một ấy hô hấp bằng nội lực, không hề tạo thành hơi thở. Tuyệt nhiên không có cái ǵ hiện hữu ở ngoài Ấy và khác với Ấy *.
(*) Có nghĩa là ngoài Tự Ngă ra không c̣n ẩn hiện cái ǵ khác.

Lúc khởi thuỷ, chỉ có bóng tối mịt mù trong bóng tối, toàn thể vũ trụ là nước mênh mông. Khi ấy, do sức mạnh của nhiệt tính (tapas), Đấng Một phát sinh giữa hư không.

Trước tiên, tự nơi ấy phát hiện ra dục tính tức là mầm mống tối sơ của tinh thần. Các thi nhân, đạo sĩ quan sát nội tâm và dùng minh trí khám phá được mối liên hệ của Hữu thể trong Phi thể.

Các thần linh ra đời sau sự sáng tạo thế gian này, vậy ai biết do đâu mà có sáng tạo ?

Sự sáng tạo này do đâu mà có ? Có hay không có sáng tạo? Chỉ có Đấng Cai Quản thế gian này ở trên tầng trời cao nhất là có thể biết được. Mà có khi chính Ngài cũng không biết nữa.

CHÚ THÍCH:
Đại ư bài này nói khởi thuỷ không phân biệt Hữu và Vo.â Thực tại tuyệt đối là một cái ǵ ở ngoài mọi giới hạn của thời không, sinh tử và ư niệm. Tuyệt Đối tự ư thức lấy ḿnh và cái động lực phát hiện ư thức đầu tiên ấy là Tapas, bản tính nồng nhiệt của Tuyệt đối. Nhờ Tapas, ngôi thứ nhất là “Ta” phát hiện. Từ đó, bắt đầu có sự phân biệt giữa Hữu và Vô, giữa Ta và Không ta, giữa Tâm và Vật, giữa Thần ngă sáng tạo (Purusha) và vũ trụ hiện tượng (Prakriti) …

Bản thánh ca kết luận là có một Đấng Cai Quản Tối Cao, nhưng không biết Ngài có phải là Đấng Sáng Tạo hay không? Chỉ có một ḿnh Ngài biết, mà có khi chính Ngài cũng không biết nữa. Ai biết? Đó là bí nhiệm của sự sáng tạo !

Hăy so sánh với Kinh Cựu ước, Sáng thế thư : Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Bóng tối bao trùm Vực thẳm, và Tinh thần Đức Chúa Trời chuyển dịch trên mặt nước mênh mông. Ngày đầu tiên Đức Chúa Trời phán phải có sự sáng và do đó phân chia ra ngày đêm; ngày thứ hai Đức Chúa Trời phân cách ra khoảng không trên trời; ngày thứ ba Đức Chúa Trời phân ra miền đất cao thảo mộc phồn thịnh và miền nước tụ là biển; ngày thứ tư Đức Chúa Trời làm ra mặt trời, mặt trăng, các v́ tinh tú, v́ vậy mà phân chia được ra ngày, tháng, năm và thời tiết; ngày thứ năm Đức Chúa Trời dựng nên các loại chim trời, cá biển; ngày thứ sáu Đức Chúa Trời dựng nên các loài động vật; rồi loài người một nam, một nữ để quản trị cá biển cùng là muông, thú. Sang ngày thứ bảy Đức Chúa Trời ban phép lành đặt tên là ngày thánh : ngày đó Ngài nghỉ v́ đă làm xong mọi công việc.


THƯỢNG ĐẾ – BA NGÔI – VÀ CÁC THẦN LINH

Thượng Đế duy nhất tự hữu hằng cửu là nguyên nhân và cứu cánh của toàn thể các thần linh và muôn loài trong vũ trụ. Theo quan niệm của Ấn Độ, con người không thể h́nh dung Thượng Đế bằng bất cứ một ư niệm hay h́nh ảnh cụ thể nào. Con người chỉ có thể nhận biết được Thượng Đế qua những vị thần linh biểu hiện cho quyền năng mầu nhiệm của Ngài.

Cơi Trời (Dyaus), Đất (Aditi), và Mười Hai Nguyên Lư Tối Cao (Âditya) tức Mười Hai Tháng:

H́nh ảnh tiếp cận nhất có thể biểu hiện cho Thượng Đế toàn diện là Cơi Trời (Dyaus) chứa đựng toàn thể vũ trụ.

Cùng với Cơi Trời (Dyaus) là Cha tượng trưng cho Tinh thần, có Đất (Aditi) là Mẹ tượng trưng cho Vật chất. Do hai nguyên lư này mà sinh ra Mười Hai Nguyên Lư Tối Cao (Âditya) điều hành mọi sinh hoạt giữa Trời và Đất, cai quản chư thần và loài người. (Nói vậy v́ mười hai tháng trong năm khi chuyển vận lôi cuốn theo tất cả thế gian)*.
(*) Bộ ba Dyaus-Aditi-Âditya (Cha-Mẹ-Con) với tính cách nhất nguyên, có thể ví như quan niệm về Thiên Chúa Ba Ngôi Cha-Con-Thánh-thần trong Thiên Chúa Giáo. Lại cũng có thể ví như quan niệm trong Kinh Dịch về Âm, Dương và các h́nh thái biểu hiện do sự giao hoà của hai nguyên lư ấy.

Các thần linh trong Veda ngụ khắp ba cơi : Thần cai quản Hạ giới là Lửa (Agni); thần cai quản Không trung la` Gió (Vâyu) và thần cai quản Thiên giới là Mặt trời (Suârya). Đó là Ba ngôi tối linh Tri-murti trong Veda.

CHÚ THÍCH:
Về nguyên lư ba ngôi là Dyaus-Aditi-Âditya; về thể hiện th́ Tam linh vị là Thần lửa Agni, Thần gió Vâyu và Thần mặt trời Suârya. V́ vậy, Đất và Lửa là một, Bầu Trời và Không Khí là một, Cơi Trời và Mặt Trời là một. Cả ba vừa là Thể vừa là Dụng của cùng một bản chất và là ba yếu tố căn bản của đời sống. Sau đây Ba Ngôi tối linh c̣n là : Thần Sáng Tạo Brahmâ, Thần Bảo Tồn Vishnu và Thần Huỷ Diệt Shiva.

Lại c̣n có nhiều quan niệm khác về Ba Ngôi, tỉ như quan niệm về ba phẩm tính trong thiên anh hùng ca Mahâbhârata (sẽ đọc sau đây) là : Thuần khiết hay Tri thức (Sattva) có tác dụng Quy tâm, T́nh cảm hay Hành Động (Rajas) có tác dụng điều hoà; và Ô trọc hay Ngu tối (Tamas) có tác dụng ly tán; hoặc quan niệm phái Vedânta về Thực hữu (Sat), Trí thức (Chit) và An lạc (Ananda).


THẦN LỬA AGNI

Thần lửa Agni được coi là bản chất chung của ba ngôi. Lửa thể hiện dưới nhiều h́nh thức nhưng chỉ có riêng ngọn lửa thiêng trong cuộc tế lễ, do sự cọ sát hai mảnh gỗ tạo nên mới được coi là sự hiện diện đích thực của Agni. Ở hạ giới, Thần lửa Agni được giữ sứ mạng làm trung gian giữa loài người với các thần linh, chuyển đạt lên chư thần những lễ vật do loài người dâng cúng.

Thần Lửa Agni c̣n được mệnh danh là Đấng thấm nhập khắp nơi (Vaishvânara). Ngay trong cơ thể sinh vật, lửa là khả năng hấp thụ và tiêu hoá, động cơ của sự sống. Bản tính của lửa là soi sáng cả ngoại giới lẫn nội giới. Hiểu được bản tính của Lửa là hiểu được bản tính của toàn thể vũ trụ.

Về h́nh tượng, Thần Lửa Agni ḿnh đỏ và vàng, có hai đầu, bảy lưỡi, và bốn tay cầm một chiếc ŕu, một ngọn đuốc, một cây quạt và một chuỗi hạt. Thần Lửa Agni thường cưỡi một con cừu đực, hoặc ngồi trên xe có bảy con ngựa kéo. Khói là cờ, gió là bánh xe, Agni đi đến đâu là hoả thiêu tới đó, hung hăn như mănh hổ giữa đàn cừu, như thác lũ đổ xuống đồng bằng. Tuy vậy, Thần Lửa Agni vẫn là thần bảo hộ của loài người, là vị chủ tế (hotri) trong các buổi lễ, ban phát ánh sáng và hơi ấm cho nhân loại.

CHÚ THÍCH

Lửa thể hiện dưới nhiều h́nh thức. Có mười h́nh thức chính; năm h́nh thức tự nhiên và năm h́nh thức tế tự.

Năm ngọn lửa tự nhiên là : Agni (Lửa trần gian), Indra (Sét ở không gian), Suârya (Mặt trời ở Thiên giới), Vaishvânara (Nhuận thắp) và Vâdevagani (Lửa phá hoại).

Năm ngọn lửa tế tự là : Brahma-agni, lửa thiêng trong buổi lễ; Prâjâpatya-agni là lửa trao cho thiếu niên tu học (brahmacharya) khi làm lễ khai hoá (upanuyana); Gârhapatya-agni là lửa trong gia đ́nh không bao giờ được để tắt; Dakshine-agni là lửa dùng trong khi cúng tổ tiên hoặc các vong hồn; và sau hết là Kravyada-agni tức là ngọn lửa thiêng trên giàn hoả táng.

THẦN GIÓ VÂYU

Thần Gió Vâyu được coi là hơi thở của Lửa, có nhiệm vụ thánh tẩy và cùng với Lửa chuyển lễ vật lên các thần linh.

Về h́nh tượng, Vâyu là một vị thần ḿnh trắng, dũng mănh, cưỡi con linh dương, mang theo cung và tên. Tất cả các món trang phục khác của Vâyu đều màu trắng cả.

Đôi khi Vâyu cùng Indra (Thần Sét) ngự trên chiếc xe bằng vàng có một ngàn con ngựa kéo và có thể chạy thẳng đến trời.

Dũng sĩ Bhĩma trong thiên anh hùng ca Mahâbhârata và Thần Khỉ Hanuman trong thiên anh hùng ca Râmayâna đều là con của Vâyu và đều có tài đi nhanh như gió cuốn.

Xưa có một hôm đạo sĩ Nâranda thỉnh cầu Vâyu thổi găy đỉnh núi Meru. Vâyu thổi một trận cuồng phong kéo dài suốt một năm mà không có kết quả v́ thần điểu Garuda (do thần Vishnu thường cưỡi) đă xoè cánh che ngọn núi và cản sức mạnh của cuồng phong. Đạo sĩ Nâranda bèn đề nghị với Thần Vâyu chờ khi nào Garuda đi vắng hăy tấn công. Quả nhiên cơ hội này đến và Vâyu thổi bay chóp núi Meru ra tận ngoài biển, biến thành ḥn đảo Lankâ tức là xứ Ceylon (Tích Lan) bây giờ.

CHÚ THÍCH:
Vâyu do tự căn Vâ có nghĩa là thổi. Trong kinh Upanishad (Áo Nghĩa Thư), Vâyu được mô tả là sinh khí của vũ trụ, là mạch sống của muôn loài, là bản chất, uyên nguyên của Thượng Ngôn (Vâc) cũng như Ngôi Lời (Verbe) trong Sáng thế thư.

Vâyu cũng có nghĩa là “thấm nhập, tràn lan”. Sách Brihad-devatâ ghi : “Ngài ngự trong không gian, thấm nhập và tràn đầy ba cơi. Các bậc tiên tri tôn thờ và gọi Ngài là Vâyu”.

THẦN MẶT TRỜI SUÂRYA

Thần Mặt Trời Suârya* là nguồn sáng của vũ trụ , là nguồn minh trí của tất cả các sinh vật biểu thị bởi mười hai nguyên lư tối cao (Âditya), là cửa mở vào con đường đưa tới thần linh, là nguyên nhân và cứu cánh của tất cả những ǵ hiện hữu trong quá khứ, hiện tại và vị lai, tất cả những ǵ sinh động và bất động.
(*)Suârya do tự căn Sur hay Svar nghĩa là sáng chói

Về h́nh tượng, Suârya là một vị thần ḿnh màu đồng đỏ, tóc và râu màu vàng, ngự trên một chiếc xe một bánh do bảy ngựa kéo, đôi khi do Rồng (Naga) kéo. Suârya đội vương miện và đeo ṿng, tất cả đều toả hào quang chói lọi khắp mọi phương trời.

Thần Mặt Trời Suârya có bốn vợ: Samjnâ (Trí thức)**, Rajni (Hoàng hậu), Prabhâ (Ánh sáng) và Châyâ (Bóng Tối). Suârya có nhiều con, trong số có Yama (Tử thần).
(**) C̣n có tên là Saranyuâ (Mây)

Tương truyền rằng Samjnâ không thể chịu nổi sức nóng của chồng lâu được, nên phải trốn vào rừng đi tu, nhờ các thiên thần tạo ra nàng Châyâ có dung mạo giống hệt ḿnh để đánh lừa Suârya. Khi khám phá ra sự thật, Suârya đi kiếm. Samjnâ bèn biến thành con ngựa cái. Suârya cũng lập tức biến thành con ngựa đực để theo vợ. V́ thế mà Samjnâ sinh ra một cặp sinh đôi, ḿnh người đầu ngựa, tức là hai thần Ashivins, thần của nhà nông và cũng là thần y chữa bệnh cho chư Thần. Sau đó Suârya dẫn vợ về nhà.

Cha vợ là Tvashtri (Hoá công) muốn cho con gái khỏi bị đau đớn v́ sức nóng, bèn xén bớt một ít tia sáng của Suârya. Những mảnh này được tạo thành cái đĩa của Thần Bảo Tồn Vishnu, cái chĩa ba của Thần Huỷ Diệt Shiva, cái chuỳ của Thần Tài Sản Kubera, cùng là khí giới của nhiều thần linh khác nữa.

MẤY LỜI GHI CHÚ:
Thoạt kỳ thuỷ ba ngôi trong thần thoại Ấn Độ là vậy : Cơi Trời – Mặt Trời; Không Trung – Gió; Đất – Lửa. Về sau quan niệm Ấn Độ chú trọng vào phương diện hành động. Theo quan niệm mới này, bất cứ một hành động nào, kể cả hành động của Thượng Đế cũng biểu thị cho một trong ba khuynh hướng tất yếu và căn bản : Sáng Tạo, Bảo Tồn và Huỷ Diệt. Do đó suy lên đến hành động khởi nguyên của Thượng Đế, người ta có thể nhận biết Ngài qua Ba Ngôi chủ động : Đấng Sáng Tạo, Đấng Bảo Hộ và Đấng Hủy Diệt (Brahmâ, Vishnu và Shiva). Ta luôn luôn phải nắm vững đường lối suy tư truyền thống của Ấn Độ mà nhớ rằng ba khuynh hướng trên bất khả phân và có liên hệ nhân quả với nhau. Tuy ba mà một, tuy một mà ba. Sáng tạo để bảo tồn rồi huỷ diệt; hủy diệt để sáng tạo rồi bảo tồn; bảo tồn để huỷ diệt rồi sáng tạo. Cứ thế tiếp diễn theo một chu kỳ bất tận. Bây giờ chúng ta bắt đầu đi và thần thoại Ba Ngôi Tối Linh dưới diện mạo mới. Thoạt cần phải biết thế nào là Kalpa


KALPA


Kalpa là một kiếp của vũ trụ, lâu bằng một ngày của Brahmâ (Thần Sáng Tạo), tính ra là 4.320.000.000 năm. Mỗi Kalpa gồm có 1.000 đại kỷ nguyên (Mâhâ-yuga). Mỗi đại kỷ nguyên gồm có 4 thời đại kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định:

1. Kritayuga tức là thời hoàng kim, lâu 1.728.000 năm, trong đó nhân loại sống trong hạnh phúc tuyệt đối, mầm ác chưa xuất hiện.
2. Tretâyuga tức Bạch ngân thời đại, lâu 1.296.000 năm, trong đó mầm ác bắt đầu xuất hiện, gây nên những chuyện bất hoà trong nhân loại.
3. Dvâpara-yuga tức lưỡng tính thời đại, lâu 864.000 năm, trong đó tính ác đă phát triển ngang sức với tính thiện, mâu thuẫn và xung đột mỗi ngày một nhiều.
4. Kati-yuga tức Hôn ám thời đại, lâu 432.000 năm, trong đó tính ác tràn ngập, tính thiện mất dần, nhân loại sống trong hỗn loạn đau khổ.

Vào cuối mỗi đại kỷ nguyên, tức là vào cuối mỗi Kali-yuga, thần Vishnu sẽ xuất hiện dưới tên Kalki, tiêu diệt nhân loại trong một trận hồng thuỷ hay đại hoả tai, rồi sau đó tái thiết một đại kỷ nguyên mới.

Cuối mỗi Kalpa sẽ xảy ra một vụ huỷ diệt (pralaya) của toàn thể vũ trụ. Vụ hủy diệt này mở đầu cho đêm của Brahmâ khi thần này đi ngủ. Hết một đêm, thời gian dài bằng một Kalpa, Brahmâ tỉnh giấc, lại bắt đầu một Kalpa khác của Vũ Trụ tái sinh.

Cuộc đời của Brahmâ sẽ thọ 100 năm (tính theo mỗi ngày của Brahmâ như trên).

Khi Brahmâ chết, ngày đó sẽ xảy ra một vụ đại huỷ diệt (mahâpralaya) : toàn thể vũ trụ và thế giới thần linh đều chết hết. Một trăm năm sau nữa, Brahmâ tái sinh, ṿng sáng tạo và huỷ diệt lại bắt đầu.

Tính cho đến nay, Brahâm vừa được 50 tuổi.

CHÚ THÍCH :
Hôn ám thời đại (Kali-yuga) chính là thời đại này của nhân loại. Theo sự tính của người Ấn Độ th́ hiện nay chúng ta đang sống trong khoảng năm 6.000 của kỷ nguyên Kaliyuga, c̣n cách ngày tận thế 426.000 năm nữa.

BRAHMÂ ĐẤNG SÁNG TẠO

Brahmâ là Đại Tổ (Pitâmaha) tức là cha chung của muôn loài, là đấng tự sinh tự hữu (Svayambhuâ). Cuộc đời của Brahmâ chia ra ngày và đêm; ngày thức đêm ngủ. Khi Brahmâ thức, vạn vật sinh trưởng; khi Brahmâ ngủ, vũ trụ tiêu tan, nhưng sẽ tái sinh khi Brahmâ lâu bằng 4.320.000.000 năm ở trần gian; một đêm cũng lâu như vậy. Hiện nay Brahmâ đă 50 tuổi và sẽ sống lâu 100 tuổi. (Xem phần nói về Kalpa trên).

Về h́nh tượng, Brahmâ có màu da đỏ hồng (màu đỏ tượng trưng cho nguyên lư sáng tạo trong thiên nhiên). Brahmâ có bốn đầu ngoảnh nh́n về bốn phía biểu thị ư nghĩa quán triệt khắp vũ trụ của Tứ Veda. Brahmâ có bốn tay : cầm bốn pho Veda, hoặc có khi Brahmâ nắm bốn pho Veda ở tay thứ nhất, tay thứ hai cầm trượng, tay thứ ba cầm cây cung và tay thứ tư cầm một b́nh nước. Brahmâ thường cưỡi con Thiên Nga (Hamsa) tượng trưng cho trí thức.

Về phẩm tính, Brahmâ là nguồn gốc của trí thức, và vợ của Thần, nàng Sarasvâti, là h́nh ảnh nhân hoá của trí thức. Chính Brahmâ đă truyền thụ trí thức tuyệt đối (Brahmâ-vidya) cho đạo sĩ Atharvan, tác giả bộ Atharva-Veda. Brahmâ cũng dạy áo nghĩa về vô biên (Brahmâ Upanishad) cho Brajâpati (Đấng SángTạo, một danh hiệu của Thượng Đế hữu ngă).

Brahmâ say mê nàng Ushas (Rạng đông), có cùng nàng một người con trai là Manu, tổ của loài người và muôn vật, tác giả của nhiều bộ pháp điển được gọi chung là Manu-samhitâ hay Manu-smriti.

Thần Brahmâ có nhiều liên hệ mật thiết với nghệ thuật : kiến trúc, hội hoạ, khiêu vũ, âm nhạc và kịch nghệ; thảy đều là những cố gắng ca ngợi Thiêng Liêng, đồng thời phổ cập hào quang vinh hiển của Thiêng Liêng nơi trần thế.

Một lần chư thần trên thiên giới cảm thấy chán nản v́ cuộc sống thiếu hoạt động tại nơi đây bèn phái Indra tới yêu cầu thần Brahmâ soạn cho một vở kịch để cùng thưởng thức. Brahmâ bèn tham bác bốn bộ Veda cũ, soạn ra bộ Veda thứ năm mệnh danh là Nâtya-veda (Veda về kịch nghệ) : phần đọc tụng, ngâm nga rút ở Rig-veda; lời ca điệu múa gợi cảm lần lượt rút ở trong Sâma, Yagur và Atharva veda (ca vịnh, tế tự và cầu đảo). Khi soạn xong, Brahmâ nhờ Vishva-karman (Hoá công) dựng lên một hí viện ở Thiên Đường của Indra. Shiva đóng vai vũ công múa điệu Tândava tượng trưng cho sự vận hành của vũ trụ. Vợ Shiva, nàng Pârvati* múa điệu Lâysya; vũ điệu về t́nh ái. Vở ca vũ nhạc kịch đă thành công rực rỡ, thổi lại luồng sinh khí tưng bừng, chói lọi vào nếp sống chư thần trên thiên giới từ đấy.

(*)Pârvati, nghĩa đen là sơn nữ. Trong thần thoại Ấn Độ, Parvâti là con gái của sơn thần Himavant, tức là núi tuyết Himâylay.

CHÚ THÍCH:
C̣n có nhiều truyền thuyết khác nhau về lai lịch Brahmâ. Một truyền thuyết kể rằng Brhamâ ra đời do cuộc phối hợp giữa đấng tối cao với năng lực của Ngài là Mâyâ (Ảo tưởng). Một truyền thuyết khác lại nói Brahmâ sinh ra tự một quả trứng vàng (kim noăn Hiranya-garba) trôi nổi trên mặt biển nguyên thủy vô biên. Sau khi nằm trong trứng được một năm, Brahmâ phân vỏ trứng làm đôi, một nửa làm thành ṿm trời, một nửa làm thành đất, khoảng giữa là không trung. Thuyết thứ ba cho rằng Brahmâ sinh ra tự một bông sen mọc ở rốn của Thần Bảo Tồn Vishnu. H́nh ảnh này tượng trưng ư nghĩa tái sinh do những mầm mống của tiền kiếp được bảo tồn trong Vishnu. Và cũng do điển tích này, Brahmâ c̣n có tên là Nabhi-ja (tự rốn sinh ra), hoặc Abja-ja (tự bông sen sinh ra).

Chính ra Brahmâ có 5 đầu, bị Shiva hủy mất một nên chỉ c̣n bốn. Sự tích Brahmâ có 5 đầu thường được kể như sau : “Brahmâ lấy chất vô nhiễm của ḿnh tạo thành một người đàn bà. Nữ thần này được thờ với nhiều tên khác nhau là Shataruâpâ (Bách Tướng), Vâc (Thượng Ngôn cũng như Ngôi Lời) hay Sarasvâti (Hùng Biện), Savitĩ (Thánh Mẫu), Gâyatri (Thánh Ca) và Brahmani (vợ của Brahmâ). Khi ngắm người con gái do chính ḿnh tạo ra, Brahmâ bị mê hoặc bởi dục tính, Shararuâpâ phải lẩn về phía tay mặt để Brahmâ khỏi nh́n thấy. Brahmâ bèn mọc thêm một đầu trông ra phía mặt; nàng lẩn về phía trái; Brahmâ mọc thêm một đầu ra phía trái; nàng lẩn về phía sau, Brahmâ mọc thêm một đầu trông ra phía sau; cuối cùng nàng bay lên không, Brahmâ lại mọc thêm một đầu thứ năm để ngắm nh́n nàng.”

C̣n về việc Brahma bị Shiva hủy mất cái đầu thứ năm cũng có nhiều truyền thuyết. Truyện th́ cho là v́ chính miệng của đầu ấy khoe rằng Brahmâ ưu thế hơn Shiva; truyện th́ cho rằng v́ miệng ở đầu ấy đă nói dối trong một cuộc tranh tài giữa Brahmâ và Vishnu; truyện th́ kể v́ Brahmâ phạm tội loạn luân nên Shiva bèn trừng phạt bằng cách chiếu con mắt thứ ba vào cái đầu ấy và đốt nó ra tro.

Trong ư nghĩa triết học, Brahmâ biểu thị khuynh hướng vận động điều ḥa (rajas), tạo nên thế quân b́nh giữa hai khuynh hướng qui tâm (sattva) và ly tâm (tamas), giữa bảo tồn và hủy diệt mà thần Vishnu và Shiva là biểu hiện. Chính cái tác dụng điều động quân b́nh ấy mới thực sự là nguyên lư sáng tạo, bởi vậy Brahmâ biểu thị cho sự sáng tạo.

Mặc dầu vai tṛ của Brahmâ có vẻ quan trọng nhất, địa vị của Brahmâ lại sút kém nhất trong ba ngôi tối linh. Lư do có thể v́:
- Đứng ở phương diện đạo đức, Brahmâ đă phạm tội dối trá và loạn luân. Thần thoại trên đây đă kể do sự phối hợp của Brahmâ và Ushas (Rạng Đông) mà sinh ra Manu, tổ của loài người và muôn vật. Ushas chính là con gái của thần.
- Đứng về phương diện triết lư mà suy th́ v́ có sự sáng tạo của thần mà con người phải đắm ch́m trong bể khổ , trong ṿng thiện, ác xung đột và bị tách rời khỏi chân lư và hạnh phúc tuyệt đối. Như vậy sáng tạo không hẳn là một hành động đầy ân phước mà chính là một hành động đọa đày, nếu không bị chống đối th́ cũng chẳng đáng được sùng bái nhiệt thành.

THẦN HỦY DIỆT SHIVA

Dưới h́nh ảnh như nhân, Shiva có nước da trắng tượng trưng cho bản chất thuần túy của tất cả màu sắc. Shiva có ba mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và ngọn lửa thế gian, có thể nh́n thấu quá khứ, hiện tại và tương lai. Mái tóc rối của Shiva tượng trưng thần gió. Mái tóc đó cũng tượng cho sức mạnh v́ sông Hằng Hà linh thiêng khi nhận lời cầu xin của một đạo sĩ thấu thị (Rishi) xuống trần, Shiva đă phải xơa tóc cho ḍng nước xuôi theo và đổ xuống nhẹ nhàng, nếu không th́ thế gian đă rung chuyển và xụp đổ tan tành.

Một hôm thần Brahmâ trông thấy thần Vishnu đang nằm trên một chiếc lá sen trên mặt nước nguyên thủy, Brahmâ hỏi danh tính. Vishnu bèn xưng danh và kêu Brahmâ bằng con. Brahmâ tức giận và tuyên bố chính ḿnh mới là đấng sáng tạo và hủy diệt vũ trụ. Vishnu bát bỏ lời của Brahmâ, cương quyết cho ḿnh mới là đấng sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt vũ trụ. Hai bên đang căi cọ tranh giành ngôi thứ, th́ bỗng hiện ra một cột lửa cao ngất tưởng chừng như không có khởi nguyên. Hai thần bèn ngừng cuộc tranh luận và đồng ư chia nhau đi t́m đầu và cuối của cột lửa. Vishnu đi xuống dưới gốc và Brahmâ đi lên phía ngọn. Sau một thời gian thám hiểm rất lâu, cả hai đều không đạt được mục đích và phải trở về nơi gặp gỡ ban đầu. Vừa khi đó không gian bỗng vang lên âm thanh linh thiêng của tiếng AUM* và Shiva xuất hiện giữa cột lửa khiến cả Brahmâ và Vishnu đều cảm thấy hân hoan. Khi ấy Shiva bèn nói cho hai thần biết rằng không có ai hơn, ai kém, và ba ngôi tối linh Brahmâ-Vishnu-Shiva chỉ là ba tác dụng khác nhau của cùng một bản thể.
(*) AUM : Linh ngôn, âm thanh linh thiêng biểu thị quyền năng về cả ba phương diện : sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt. AUM cũng là thần chú đọc trong các buổi tế lễ, và có lẽ là gốc của tiếng UM trong Việt ngữ.

Shiva có hai đời vợ nhưng cùng là một người trải qua hai kiếp. Kiếp thứ nhất nàng tên là Satĩ (Hiền phụ), con gái của Daksha (Tài Trí), một trong tám vị thần sáng tạo do Brahmâ tạo ra. Daksha vốn không vưa Shiva v́ Shiva thường có bề ngoài là một đạo sĩ khất thực tiều tụy và không tỏ thái độ tôn kính ḿnh. Daksha đă đuổi Satĩ ra khỏi địa phận của ḿnh khi nàng nhất định chọn Shiva làm chồng.

Một lần Satĩ về nhà vào dịp làm lễ mừng thần Vishnu, Daksha đă không tiếc lời nhục mạ nàng cùng Shiva. Satĩ bèn thoát hồn trả lại thân xác cho cha. Shiva nổi giận, giết chết Daksha tức th́.

Satĩ tái sinh làm con gái của thần núi Himâlaya (Núi Tuyết), mang tên là Umâ Himavutee và thường được gọi là Pârvatĩ (Sơn nữ). Sau nhiều lần thử thách về đức tính, Shiva lấy Pârvatĩ làm vợ.

Chúng ta c̣n nhớ Shiva đă múa vũ điệu Tândava, tượng trưng cho sự vận hành của vũ trụ tại hí viện Thiên Đàng của thần sét Indra. Khi nhảy múa như vậy, Shiva đă cho phát ra năm cung điệu căn bản. Khi vợ Shiva là nàng Pârvatĩ cất tiếng hát th́ có thêm một cung điệu thứ sáu. Sự kết hợp giữa Shiva và Pârvatĩ biểu thị sự kết hợp giữa Chất và Năng chuyển hóa thành các âm điệu và cung bậc. Các cung điệu có liên hệ với toàn thể vũ trụ v́ mỗi cung âm có một giá trị riêng biểu thị cho một hệ thống tinh thể, và toàn thể hệ thống tinh thể chính là nguồn gốc các âm thanh phát ra trong vũ trụ.

Con trai lớn của cặp vợ chồng Shiva- Pârvatĩ là Kârttikeya đă có công diệt được quỷ Târaka, đem lại yên vui cho thế giới thần linh và được thờ làm thần chiến tranh.

Con thứ hai của Shiva và Pârvatĩ là Ganesha, ḿnh người đầu voi, được tín đồ Ấn Độ giáo tin thờ như một phúc thần, ban phát hạnh phúc thịnh vượng cho nhân loại.


CHÚ THÍCH:
Shiva là vị thần tiền Veda cổ xưa nhất của dân bản xứ Ấn độ; đến khi đồng hóa với dân tộc Aryan, Shiva đă thay thế cho thần Băo Rudra trong Veda để làm giảm bớt cái ư nghĩa ghê gớm của danh hiệu Rudra. Sống với chết không những chỉ tiếp nối nhau mà c̣n đồng nhất với nhau. Với tư cách nguyên lư của sáng tạo, Shiva là nguồn sống. Nhưng tại sao người ta lại coi Shiva là biểu hiện cho hủy diệt (Tamas)? Tamas nghĩa đen là tối tăm, biểu thị cho khuynh hướng ly tâm, hủy diệt (trái với sattva biểu thị cho khuynh hướng quy tâm, xây dựng). Vũ trụ càng phân tán tức là càng tan ră, ḥa đồng vào đêm tối của vô chất nguyên thủy, chấm dứt mọi sự phân biệt trong không gian và thời gian. “Hữu h́nh tất hữu hoại” là định luật thiên nhiên tất yếu. Từ u tịch mà có sự sống, sự sống lại trở về u tịch, bởi thế tamas vừa là nguyên nhân, vừa là cứu cánh của mọi đời sống, và v́ cứu cánh quan trọng hơn hết nên Shiva được mệnh danh là thần hủy diệt.

Với ư nghĩa ấy, Shiva c̣n được mệnh danh là thần của giấc ngủ. Khi mọi người đă chán hành động, chán sống, chán biết, chán lạc thú và đau khổ, và đi t́m một sự yên nghỉ thực sự trong giấc ngủ say không mộng. Khi ấy họ trở về với Chúa tể của giấc ngủ, chốn yên tịnh, cực lạc (Sambha). Ơũ nơi đó vũ trụ nghỉ ngơi và an giấc.

THẦN BẢO TỒN VISHNU

Hai h́nh ảnh thông thường nhất cho ta thấy Vishnu nằm nghỉ trên ḿnh của xà thần Shesha (Di Tích), bềnh bồng trên mặt biển nguyên thủy Ananta (Vô Biên), hoặc Vishnu đứng thẳng, bốn bàn tay nắm giữ bốn vật tượng trưng là vỏ ốc, đĩa tṛn, bông sen và cái chùy. Vỏ ốc tượng trưng ngũ hành; cái đĩa sáng như mặt trời tượng trưng thần trí; bông sen tượng trưng vũ trụ vận hành; và cái chùy tượng trưng cho trí thức nguyên thủy.

Về hóa thân (Avâtara) th́ có nhiều, nhưng thông thường người ta chỉ nói đến mười kiếp hóa thân của Vishnu trong mỗi đại kỷ nguyên (mâhayuga). Đó là :
1. Matsya (Cá) cứu cho Manu, tổ loài người, thoát khỏi nạn hồng thủy. Chuyện này khiến cho chúng ta liên tưởng đến chuyện Noé và chiếc tàu trong Kinh Thánh vào dịp đại hồng thủy, nước dâng lên trên mặt đất trọn một trăm năm mươi ngày.
2. Kârma (Rùa), giúp cho chư thần vét Biển Sữa (Samudra mathana) để thâu hồi những sinh vật và dụng cụ cần thiết đă bị thất lạc trong trận hồng thủy.
3. Vâraha (Lợn rừng) kéo mặt đất ch́m dưới đáy đại dương lên mặt nước để cho muôn loài cư ngụ.
4. Narasimha (Nhân Sư), ḿnh người đầu sư tử, giúp cho Prahlâda, con trai quỷ vương Hyranya Kashipu, thoát khỏi nanh vuốt của cha y để có thể tu thành chính quả.
Bốn kiếp hóa thân trên đây thuộc đệ nhất kỷ nguyên, tức Kritayuga, thời đại hoàng kim.
5. Vâmana (Người Lùn) dùng mưu để truất ngôi của Quỷ vương Bali khi ấy đang làm chúa tể ba cơi (Trời, Đất, Địa Ngục).
6. Parashu Râma (Râma cầm ŕu), hai mươi mốt lần tiêu diệt đẳng cấp chiến sĩ (Kashatriya) để lấy lại uy quyền cho đẳng cấp Bà La Môn (Brâhmana).
7. Ông hoàng Râma, nhân vật chính của thiên anh hùng ca Râmâyana, và là vua xứ Ayodhyâ, tiêu diệt quỷ vương Râvana xứ Lankâ (Tích Lan ngày nay) để cứu văn ḥa b́nh và công lư. (Sẽ đọc sau đây).
Ba kiếp hóa thân trên đây thuộc đệ nhị kỷ nguyên, tức Tretâyuga, thời đại bạch ngân.
8. Krishna (ông Hoàng đào hoa), nhân vật quan trọng trong thiên anh hùng ca Bhagavad-gitâ, chỉ dẫn cho nhân loại làm thế nào thực hiện được giải thoát.
Krishna xuất hiện vào cuối Đệ tam kỷ nguyên tức Dvâpara-yuga, thời đại thiện ác quân b́nh.
9. Buddha (Phật) xuất hiện để giải thoát nhân loại bằng tứ diệu đế và bát chánh đạo.
10. Kalki (Thành Tựu) chưa xuất hiện. Thần này sẽ ngự trên ḿnh ngựa trắng, tay cầm thanh kiếm sáng như sao chổi, và khi xuất hiện, toàn thể vũ trụ sẽ bị tiêu diệt để sau đó lại được tái thiết lập trong một đại kỷ nguyên mới, mở đầu bằng thời đại hoàng kim.
Buddha và Kalki thuộc đệ tứ kỷ nguyên, tức Kali-yuga, thời đại hỗn loạn.

CHÚ THÍCH:
Cũng như giữa hai đầu sinh và tử là sự sống, giữa thần Sáng Tạo Brahmâ và thần Hủy Diệt Shiva, có thần Bảo Hộ Vishnu. Vishnu sẵn sàng che chở và cứu giúp con người. Khi cần đến, Vishnu sẽ giáng trần để trực tiếp ra tay tế độ chúng sinh. Bởi bản tính tốt lành ấy, đền thờ Vishnu đầy rẫy khắp Ấn Độ và người ta đă mệnh danh Vishnu bằng những danh hiệu vô cùng tốt đẹp như Thánh của các Thánh (Pavitram pvitrânâm), Đạo (Marga), chân lư (Tattva), Từ phụ (Pitâ), Thân Hữu (Suhrid)…

Danh từ Vishnu do tự căn Vish nghĩa là tràn lan thấm nhập. Vishnu biểu hiện phẩm tính thuần khiết (Sattva) có khuynh hướng quy tâm, trái với phẩm tính hủy diệt (Tamas) có khuynh hướng ly tâm mà Shiva là biểu hiện.

Ấn Độ Giáo dường như không muốn thừa nhận Phật là hóa thân của Vishnu v́ đường lối Phật trái ngược với chế độ tứ đẳng cấp của truyền thống Ấn Độ Giáo.

Dư luận các học giả trên thế giới th́ nhiều người lấy làm lạ về điểm đạo Phật xuất hiện ở Ấn độ mà rồi lại rời khỏi Ấn Độ để phát triển ở ngoài Ấn Độ. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là đạo Phật rời khỏi Ấn Độ mà không hề gây sự va chạm đổ máu nào.

Thật ra tinh thần đạo Phật vốn uyển chuyển như nước, đi tới nơi nào thích nghi với tinh thần dân tộc nơi đó. Như Bloomfield, tác giả cuốn The Religion of the Veda, đă xác nhận là không có một h́nh thức tư tưởng quan trọng nào ở Ấn Độ, kể cả triết học Phật Giáo, mà không bắt nguồn từ Áo Nghĩa Thư Upanishad. Vậy đến như ra nước ngoài mà đạo Phật c̣n dễ dàng đồng hóa với tinh thần từng dân tộc, nói chi ngay tại xứ sở ḿnh! Chuyện Phật là hóa thân thứ chín của Vishnu chính là ngụ ngôn “lá rụng về cội”, giải quyết được mọi thắc mắc trên của các học giả thế giới – đặc biệt học giả Tây phương.

TRUYỆN ÔNG HOÀNG ĐÀO HOA KRISHNA*

(hóa thân thứ tám của thần Vishnu)
(*) Kể lại theo bản Anh văn : Ethel Beswick, Tales of Hindu Gods and Heroes, Jaico Book Edition, Bombay 1960.

Thần giáng sinh vào lúc hoàng tộc có sự bất ḥa : Kansa truất ngôi cha, hạ ngục chị là bà Devaki, cùng chồng bà là Vasu-deva. Không những chỉ hạ ngục anh chị, mà c̣n hạ lệnh giết bất cứ người con nào của chị sinh ra v́ có lời tiên tri Kansa sẽ bị giết bởi một người con của bà Devaki. Kansa đă giết tất cả sáu đứa con của Devaki. Khi bà này sắp sửa sinh hạ đứa thứ bảy th́ thần Vishnu tới cứu bằng cách lấy bào thai c̣n trong tử cung mang lại trao cho Rohini, người vợ khác của Vasu-Deva, lúc đó đương sống cùng hai vợ chồng người chăn ḅ Nanda và Yashodâ tại Gokula. Tới kỳ hạn, đứa trẻ bọc sinh ra và mang tên là Bala-Râma. (Chính là hóa thân của rắn thần Ananta mà thần Vishnu vẫn nằm nghỉ ngơi trên đó)

Sau đó bà Davaki lại mang thai đứa thứ tám. Vào lúc bà hạ sanh đứa trẻ này, nhă nhạc vang lừng, trên mặt đất các cây đều nở hoa tưng bừng. Đứa trẻ này chính là thần Vishnu giáng sinh lần thứ tám thành Krishna. Khi vừa sinh ra, Krishna xuất hiện trước cha mẹ với vương miện trên đầu, ḿnh mặc áo vàng, bốn tay cầm bốn vật tượng trưng là vỏ ốc, đĩa tṛn, bông sen và cái chùy. Krishna nói với cha mẹ hăy mang ḿnh tới nhà Yashodâ để đánh tráo lấy đứa con gái mà Yashodâ sắp sinh. Dứt lời, Krishna trở lại h́nh hài đứa trẻ sơ sinh. Tuy sự hiển hiện cùng lời dặn ḍ vừa qua rất đỗi kỳ lạ, Vasu-Devâ cũng quyết định tuân theo. Ông đặt đứa trẻ nằm gọn trong một cái lẵng, rồi đội lên đầu sửa soạn ra khỏi nhà tù. Những dây xích tự nhiên được tháo tung, cửa ngục mở, các lính canh ngục ngủ thiếp trong mê man và Vasu-Devâ ra đi êm thắm.

Trên đường đi, Vasu-Devâ phải lội qua con sông Yamunâ. Lội tới giữa ḍng, đứa trẻ bỗng trở nên nặng quá chừng, nước sông lại gần ngập tới đầu, khó mà lội qua được. Nhưng khi đứa trẻ vừa khỏa chân xuống nước, ḍng sông bỗng rút cạn, thế là hai cha con sang bờ yên lành.

Khi tới nhà Nanda, có tiếng vọng ra bảo Vasu-Devâ cứ vào, cứ đặt đứa con trai xuống bên cạnh Yashodâ và mang đứa trẻ gái Yashodâ mới sinh trở về ngục. Việc xảy ra thật lẹ và êm thắm. Cả Nanda và Yashodâ đều không hay biết chi cả. Từ đấy Yashodâ nuôi nấng Krishna mà vẫn tưởng là nuôi chính con ḿnh đẻ ra.

Nghe tin chị sinh, Kansa lại t́m cách giết đứa trẻ, lần này cô gái hiện h́nh một nữ thần bảo với Kansa rằng đứa trẻ mà Kansa muốn giết hiện đương sống ở Gokula bên kia bờ sông Yamunâ. Kansa bèn sai bầy âm binh của ḿnh đi giết hết những trẻ sơ sinh của cả vùng này.

Chuyện kể về thời thơ ấu của Krishna thật nhiều. Yashodâ luôn luôn lo lắng về những hành vi lạ lùng của chú bé, mới phút trước chú là chú bé thường, phút sau chú đă hiện thành đấng chí tôn của vũ trụ. Bà cũng lo lắng về việc Kansa luôn luôn t́m cách ám hại đứa trẻ. Một lần Kansa sai Pâtanâ, một con ma cà rồng, hiện thành h́nh một người đàn bà có vẻ đẹp dịu hiền tới bế đứa trẻ lên ḷng cho bú. Krishna hút hết chất độc tự vú con yêu ra, khiến nó chết tức khắc và hiện nguyên h́nh.

Một lần khác Yashodâ đặt chú bé chơi yên lành dưới gầm một chiếc xe ḅ lớn trong sân. Yashodâ vừa đi nơi khác, một con quỷ bộ hạ của Kansa bèn nhảy lên định làm cho chiếc xe sập xuống nhưng Krishna đă lấy ngón chân hất phăng chiếc xe nặng đập vào tường đối diện, giết chết tươi con quỷ.

Một lần khác Yashodâ đương cùng chú bé đùa th́ một đám mây đen kịt bất chợt sà xuống, túm lấy cổ chú bé rồi bay lên cao. Lần đó cơ hồ không c̣n cách ǵ cứu được chú bé, nhưng đám mây bị cưỡng bay chậm lại rồi hạ thấp dần … thấp dần xuống làng, chú bé thoát nạn.

Một lần Yashodâ muốn giữ cho chú bé khỏi nghịch bèn cột chú vào trục một bánh xe. Nhưng chú đâu chịu đứng nguyên một chỗ. Chú kéo lết chiếc bánh xe tới phía hai cây cổ thụ lớn mọc sát bên nhau. Chú gắng đi lọt vào giữa, chiếc bánh xe bị mắc chặn, chú vẫn kéo làm hai cây cổ thụ đổ rụp. Bỗng có hai thần linh hiện lên nói họ vốn đă bị cầm tù trong cây từ lâu, nay được Krishna phóng thích, họ xin một ḷng quy thuận và thờ phụng như bậc thầy.

Krishna thường hay lấy cắp bơ của các bà hàng xóm để phân phát cho khỉ và cho lũ trẻ khác, nhưng khi các bà tới mách th́ bà nào cũng ngạc nhiên nhận thấy rằng Krishna đă lấy cắp bơ ở nhà ḿnh vào cùng một lúc, c̣n bà Yashodâ lại xác nhận rằng cũng lúc ấy Krishna không hề ra khỏi nhà.

Một lần khác Krishna bốc đất bỏ vào miệng khi bà Yashodâ mở miệng Krishna để lấy đất ra th́ được chứng kiến h́nh ảnh toàn thể vũ trụ.

Khi lên sáu, lên bảy, Krishna được phép theo anh là Balâ-râma ra đồng cỏ chăn đàn súc vật. Khoảng thời gian này trong rừng Brindâban thường vang ṛn những tiếng cười của Krishna cùng lũ bạn mục đồng. Krishna rất thích thổi sáo, tiếng sáo huyền ảo đến nỗi ḍng sông Yamunâ cũng chạy lạc đường v́ mải nghe, và những bông sen khắp vùng đều bừng nở măn khai trong hân hoan.

Một lần có con rồng khổng lồ ẩn ḿnh rất khéo chỉ để lộ riêng chiếc miệng há rộng của nó. Lũ trẻ mục đồng ngỡ đó là cửa động bèn chạy ùa vào. Con rồng hít hơi lùa cả lũ trẻ cùng đàn súc vật vào bụng. Lũ trẻ la hét kêu cứu Krishna. Krishna bèn tới cho con rồng hít nốt ḿnh vào bụng. Nhưng khi đă vào trong, Krishna trở thành cao lớn dị thường làm vỡ bụng con rồng, lũ mục đồng và đàn súc vật được cứu thoát toàn vẹn.

Một ngày kia có một con hạc khổng lồ cao bằng trái núi tới đậu bên bờ sông. Krishna để cho con hạc cặp ḿnh giữa mỏ. Nhưng hạc chưa kịp nuốt th́ Krishna đă trở thành một vật nóng bỏng, con hạc muốn nhả tức khắc, nhưng Krishna vẫn bám lấy, cố làm cho đứt mỏ hạc khiến con chim khổng lồ phải răy chết.

Một lần khác quỷ Metrâsur hiện thành h́nh một con cừu đực, thoạt giả vờ gậm cỏ yên lành, rồi bất chợt lao hết tốc độ về Krishna. Ai cũng nghĩ rằng lần này Krishna tất phải chết, nhưng Krishna vẫn điềm nhiên đợi lúc con quỷ vừa tới, bèn vung tay nắm lấy gáy cừu quay tít mấy ṿng trên không rồi ném thẳng vào gốc cây. Metrâsur tan xác, máu thịt văng tung tóe khắp nơi.

Vào một ngày nóng nực, đoàn mục đồng tới hồ Kâliya uống nước. Chúng không biết nước hồ đă nhiễm độc từ lâu, v́ vậy chúng chết hết. Thấy vậy, Krishna khóc rống lên, nước mắt tiếc thương rỏ xuống và các bạn nhỏ đều hồi sinh. Krishna bèn quyết định giết con rắn độc ngụ dưới hồ. Con rắn độc Kâliya này đă phải rời bỏ chỗ ở cũ của nó v́ sợ thần điểu Garuda (do Vishnu thường cưỡi). Garuda sở dĩ không tới rừng Brindâban v́ có lời nguyền của một đạo sĩ nếu nó tới đó sẽ bị chết. V́ vậy Kâliya vẫn được sống yên lành ở hồ này. Nọc độc của nó tiết ra khiến không một loài cây cỏ nào sống nổi quanh hồ, trừ một gốc cổ thụ. Nguyên do cây này đă một lần Gurada tới đậu; v́ Garuda là thần điểu của Vishnu nên cây được nhiễm chất linh thiêng mà không bị nọc rắn làm chết. Một hôm, lũ mục đồng đương chơi banh, trái banh rớt xuống hồ. Krishna trèo lên cây, nhảy xuống hồ. Kâliya thấy nước hồ bị khuấy rộn th́ giận lắm, bèn nghển cả trăm đầu lên quan sát. Thấy chú bé, nó bèn quấn lấy kéo xuống đáy hồ, định mổ cho chết. Nhưng răng rắn vừa đụng tới thịt th́ Krishna bắt đầu lớn bồng lên; lớn đến mức Kâliya buộc ḷng phải thả chú.

Trong khi đó lũ mục đồng trên bờ hoảng sợ, một vài đứa chạy về báo bà Yashodâ và Nanda.Bà Yashodâ muốn liều nhảy xuống hồ cứu con, nhưng Bala-râma khuyên bà đừng lo ngại, Krishna quyết thắng trận và trở lên. Đoạn Bala-râma trèo lên cây lấy tù và ra thổi, ư báo cho Krishna biết rằng mẹ đương lo lắng. Krishna bèn thả cho ống sáo của ḿnh nổi lên mặt nước, gián tiếp báo rằng ḿnh không sao. Các bạn bè của Krishna thấy vậy càng sợ hăi v́ chúng cho rằng không bao giờ Krishna muốn rời chiếc sáo của ḿnh cả. Bala-râma lại thổi một điệu tù và khác xin Krishna chứng tỏ rằng ḿnh c̣n sống. Krishna bèn quặp lấy một đầu con rắn ngoi lên khỏi mặt nước. Đầu rắn đảo quẫy làm chiếc lông công như nhảy múa trên mặt nước khiến mọi người đều cho là Krishna bị giết đến nơi rồi. Không lâu Kâliya kiệt sức, Krishna tuần tự chém rụng những đầu của nó. Lúc Krishna sắp hạ độc thủ, chém nốt chiếc cuối cùng th́ lũ vợ con rắn sụp lạy xin chú hăy tha sống cho chồng, cho cha. Krishna ưng thuận với điều kiện rắn phải trở về chốn cũ. Kâliya đáp nếu nó về chốn cũ th́ thần điểu Garuda sẽ ăn thịt nó mất. Krishna bảo nó cứ yên chí, khi thần điểu Garuda thấy dấu chân Krishna trên đầu nó, sẽ không bao giờ t́m cách hại nó nữa. Thế là Krishna lên bờ. Lúc đó đă muộn lắm rồi, không ai kịp về nhà. Mọi người đồng ư ngủ qua đêm trong rừng. Họ tụ tập dưới một cây đa cổ thụ. Nửa đêm rừng phát hỏa, đám mục đồng thức giấc kêu cứu. Krishna ba lần mở miệng hút hết lửa, cứu được nạn cháy rừng.

Krishna đă lớn dần để trở thành một chàng thanh niên.

Một lần vào đầu vụ gió mùa, dân chúng như thường lệ sửa soạn làm lễ dâng lên thần Indra (thần Sét). Krishna nói điên ǵ mà cầu cúng thần Indra để xin cho được mùa. Mùa màng xấu hay tốt là do số phận của chính ḿnh! Thần Indra giận lắm và để chứng tỏ rằng quyền uy của thần lớn hơn Krishna, thần bèn hóa phép mưa to gió lớn, nước sông Yamunâ biến thành thác lũ tràn bờ.

Krishna bèn dẫn dân chúng cùng gia súc lên đường tới núi Govardhana; Krishna dùng một ngón tay nhấc bổng núi lên làm nơi trú ẩn cho cả đoàn người và vật. Suốt trong bảy ngày, ai nấy sống yên lành khô ráo.

Indra biết không thể thắng được, đành cho mặt trời ló rạng, ḍng sông trở lại an lành, đoàn người và vật trở về làng, núi được hạ xuống y như cũ. Indra cưỡi bạch tượng Airâvata tới ra mắt, chịu thần phục Krishna.

Một hôm Krishna lấy trộm tất cả quần áo của đám phụ nữ tắm dưới sông. Họ cầu khẩn xin Krishna trả lại. Krishna bắt họ từng người phải đích thân tới lấy. Đây Krishna không có ư ǵ khác hơn là dạy cho họ một bài học cao cả về tâm linh*, bù lại Krishna hứa sẽ cùng họ khiêu vũ vào một đêm trăng rằm.

(*) Có sách giảng : lũ ḅ tượng trưng các giác quan; các cậu mục đồng tượng trưng trí khôn; các cô mục đồng tượng trưng trí thức; đồ các cô mặc ngoài tượng trưng sự ngu dốt. Lấy cắp đồ tức là lấy đi sự ngu dốt làm sáng tỏ chân lư.


Tới đúng kỳ trăng tṛn, tiếng sáo huyền ảo của Krishna vang tới làm những phụ nữ đó không sao ngủ được. Họ bèn kẻ trước người sau lẻn chồng, ra khỏi nhà, theo đường tới rừng. Sau một giây lâu hội họp, Krishna bảo họ phải trở về v́ họ đă được ngắm trăng đẹp bên bờ sông rồi. Cả bọn khóc lóc năo nề xin Krishna đừng sớm ruồng rẫy như vậy. Không nỡ phụ ḷng ưu ái của họ, Krishna đành đích thân san phẳng một khoảng cao màu vàng lộng ngay trên bờ sông để sửa soạn làm nơi khiêu vũ. Trong khi đó các thiếu nữ xuống tắm dưới hồ Mânasa-rovara (hồ linh thiêng), lên trang điểm cho thật đẹp, rồi các cô nhảy ṿng tṛn xung quanh Krishna như quâu ṿng tṛn một vừng trăng sáng. Khi ḷng tự kiêu của các cô lồ lộ trên nét mặt th́ Krishna biến mất, chỉ mang theo có mỹ nhân Râdhâ. Các cô khóc lóc, đi sâu vào rừng hỏi thăm chim muông, hoa cỏ xem có thấy Krishna ở đâu không. Các cô gặp lại nàng Râdhâ cũng đương khóc mếu v́ mất Krishna. Có ǵ đâu, cũng v́ nàng kiêu hănh là đă riêng được chàng mang đi, chàng bèn biến mất. Các nàng đưa nhau trở về khoảng đất cao màu vàng lộng trên bờ sông ngồi khóc nỉ non. Thấy vậy Krishna trở lại. Cuộc khiêu vũ dưới trăng lại được tiếp tục. Krishna tự phân thân thành đủ số Krishna cho mỗi cô. Họ nắm tay nhau khiêu vũ tưng bừng, trông xa như một chiếc ṿng lớn nạm vàng và ngọc bích : ánh vàng là khuôn mặt của từng Krishna, ánh ngọc bích sáng ngời là khuôn mặt của các nàng.

Tiếng gà báo sáng đâu đây. Trăng tà về đỉnh non Tây tự lúc nào. Tới giờ phải chia tay rồi; Krishna nói với các nàng hăy luôn luôn suy niệm về t́nh bạn cao quư này, như vậy nào có khác ǵ họ thường xuyên hiện diện bên nhau. Ai nấy vui vẻ ra về, và không một ai khác trong làng biết chuyện khiêu vũ trong đêm cả.

Kansa suốt mười mấy năm trời t́m đủ thiên phương bách kế mà không giết nổi Krishna đành cho mời Krishna, Nanda và toàn thể các bạn mục đồng trai của Krishna về kinh đô Mathurâ dự hội. Krishna và các bạn chàng nhận lời. Tới ven đô, mọi người dừng lại, chỉ một Krishna vào thăm trước địa điểm mở hội. Chàng tiến thẳng tới khán đài danh dự nơi Kansa sẽ ngự lăm, nơi đây có treo cây cung thần của Shiva, tượng trưng cho uy quyền ngự trị của Kansa. Tương truyền cây cung đó chưa có ai giương nổi. Krishna lẹ làng kéo dây cung, cánh cung uốn cong và găy làm đôi, tiếng vang dội làm cả kinh đô kinh hoàng. Kansa linh cảm ngày cuối cùng của ḿnh đă đến.

Hôm sau, Kansa tới khai mạc ngày hội chính thức. Krishna cùng anh là Bala-râma dẫn đầu đám bạn mục đồng vào. Tới cửa giác đấu trường, Kansa đă cho phục một con voi cực lớn, anh quản tượng được lệnh thúc cho voi tiến lên dày xéo cả đám đông, nhưng Krishna nắm đuôi voi kéo lùi lại nhẹ như kéo một chú bê nhỏ. Cả voi lẫn quản tượng cùng bị giết. Hai tay cầm hai chiếc ngà bự, Krishna cùng anh vào thẳng giác đấu trường, đấu vật với vô địch của nhà vua. Tên này làm sao địch nổi Krishna. Kansa uất hận, bèn hạ lệnh cho ngự lâm quân bắt giữ hai anh em, nhưng Krishna đă nhảy tới kết liễu đời tên thoán đạt phản phúc. Cha Kansa trở lại ngôi báu. Krishna cứu cha, mẹ ruột ḿnh ra khỏi nhà ngục.

Trong mấy năm đầu, Krishna đă giúp vương quốc này đẩy lui nhiều vụ xâm lăng và trừ khử nhiều tà quái tới quấy nhiễu.

Viswakarman, kiến trúc gia thần thông, đă xây một đô thị duyên hải cho Krishna, mang tên là đô thị Dwârakâ. Nhiều khi Krishna dùng phép thần thông mang cả dân chúng Mathurâ tới Dwârakâ trong một đêm, khiến sớm hôm sau khi bừng mắt dậy, họ rất đỗi ngạc nhiên thấy quanh ḿnh biển cả bao la.

Krishna cưới tới hàng ngàn vợ**, ngôi chính tất là nàng Rukmini. Tương truyền nàng Rukmini ngưỡng mộ Krishna từ thuở nhỏ, nàng vẫn hằng cầu nguyện mong được làm vợ Krishna. Lớn lên, các anh nàng muốn gả nàng cho người khác. Nàng viết thơ nói rơ nỗi ḷng ḿnh với Krishna. Krishna tới cứu nàng vào đúng lúc nàng sắp làm lễ kết hôn với người do các anh lựa chọn. Nàng được đưa về Dwârakâ. Cùng Krishna, nàng sinh hạ được người con trai tên là Pradyumna mà người ta cho chính là hóa thân của thần t́nh yêu Kâma-deva. Với bà vợ nào, Krishna cũng có được mười cậu con trai và một cô con gái.

(**) Thực ra đây cũng hàm ngụ ư nghĩa tượng trưng. Krishna tượng trưng cho mọi yếu tố dương ḥa hợp với mọi yếu tố âm để sinh sản và trường tồn trong trời đất.


Một vị đạo sĩ ṭ ṃ muốn biết Krishna đă làm thế nào mà sống ḥa thuận được với hàng ngàn bà vợ như vậy, th́ rất đỗi ngạc nhiên thấy rằng bà nào cũng khoe là chính Krishna cùng ở với bà. Thành ra tất cả hàng ngàn vị phu nhân ai nấy đều sống rất hỉ hả.

Một hôm bà chính thất Rukmini hỏi đức ông chồng là ông trung thành với ai nhất. Krishna đáp “Râdhâ!”.

V́ Râdhâ là bóng đẹp xuất hiện tự tuổi thơ của Krishna, nên các vị phu nhân ở Dwârakâ chẳng ai biết mặt. Các bà yêu cầu Krishna cho được gặp Râdhâ.

Khi sứ giả của Krishna tới, thấy Râdhâ đương ngồi tham thiền, đôi mắt nhắm, miệng lẩm bẩm gọi tên Krishna. Nàng đẹp hiền thục như bông sen trắng nở trong đêm. Khi được cho hay Krishna muốn mời nàng tới, nàng thoạt khước từ. Sau v́ muốn làm đẹp ḷng Krishna, nàng ưng thuận. Nàng trang điểm y như ngày nào cùng Krishna khiêu vũ bên bờ sông gợn ánh trăng vàng. Tới Dwârakâ, vẻ đẹp rực ràng cao quư của nàng làm mờ nhạt hết thảy các nhan sắc khác, chẳng khác mặt trời ló rạng th́ trăng sao tất phải ch́m đi.

Tới lúc chia tay, nàng không muốn đi nữa, Krishna phải an ủi nàng rằng Krishna là cả thế gian, và cả thế gian ở trong Krishna, có cái ǵ ngăn cách được hai người đâu.

Mối t́nh chung thủy, thiết tha, cao đẹp đó cũng là tượng trưng mối t́nh của đấng Chí Tôn hướng về thế nhân, và khát vọng muôn đời của thế nhân hướng về nguyên lư tối cao Thượng Đế, Chân-Thiện-Mỹ.
 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17