Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG - 1J

Trang 1A  1B  1C  1D   1E   1F   1G   1H   1I   1J   1K

Trang  2a  2b  2c  3a  3b  3c

 Trang  4a  4b  4c  4d  5a  5b  5c  5d 

VIII.- NHỮNG BÀI HÁT TRẺ EM CỦA NAM HƯƠNG

Tác giả Nam Hương tên thật Bùi Huy Cường, sinh năm Đinh Dậu (1897) tại Hà Nội, theo học ở trường Bưởi, rồi dạy ở trường tiểu học Bạch Mai (Hà nội). Sau hiệp định Genève, ông ở lại miền Bắc. Nếu nay c̣n sống, ông đă 72 tuổi rồi. Theo Vũ Ngọc Phan th́ hai tập thơ ngụ ngôn “Gương Thế Sự” (1920-1921) của Nam Hương có lẽ là những thơ ngụ ngôn ra đời sớm nhất ở nước ta, rất được hoan nghinh trong một thời và đáng được mọi người biết hơn nữa.(*)

Riêng soạn giả nghĩ rằng ông Nam Hương quả đáng được mệnh danh là đệ nhất thi sĩ của các em thiếu nhi. Những bài thơ ngụ ngôn hoặc những bài hát viết cho trẻ em của ông thảy đều giản dị, dễ hiểu, trong sáng và hồn hậu vô cùng. Chưa có ai, ngoài ông, đă dành cả thi nghiệp của ḿnh cho các thiếu nhi. Tiếc thay, v́ chúng ta ít chú trong đến sác đọc cho các em nhi đồng, nên sách của ông chỉ ấn hành một thời, bán hết là thôi, không tái bản nữa.

Chính Vũ Ngọc Phan đă phải ghi chú điểm nhận xét này từ năm 1942: "Tôi rất lấy làm tiếc rằng những tập thơ có tính cách giáo dục và trong sáng như thế hiện nay trẻ con lại không có để đọc, v́ từ lâu không c̣n thấy có thơ ngụ ngôn của Nam Hương ở các hiệu sách Hà Thành.(**)

Những bài sau đây của ông đều được trích dẫn ở tập Bài Hát Trẻ Con, Tứ Dân Văn Uyển, số 25, tháng 7, 1936.

Chúng ta sẽ c̣n nhắc đến ông ở tập Ngụ Ngôn tới.

Ghi chú:

(*) Vũ Ngọc Phan, Nhà Văn Hiện Đại (Hà nội, 1951) III, 303.
(**) lbd tr 367.

1.- KÉO GỖ

Dô ta!
Cùng nhau kéo gỗ, dô ta!
Kéo từ sườn núi kéo ra cánh đồng;
Đóng bè thả xuống ḍng sông,
Thuận buồm xuôi gió b́nh bồng trôi đi.
Hai bên cây cỏ xanh ŕ,
Măi vui cảnh mới, nghĩ ǵ đường xa.

Dô ta!
Cùng nhau kéo gỗ, dô ta!
Kéo lên trên bến làm nhà trú thân;
Nào dui, nào cột, nào trần,
Tường cao cửa rộng trăm phần b́nh yên.
Vợ chồng con cái đoàn viên,
Chẳng lo gió táp, chẳng phiền mưa sa.

Dô ta!
Cùng nhau kéo gỗ, dô ta!
Kéo vào trong xưởng xẻ ra vắn dài.
Thợ thuyền h́ hục hôm mai,
Đóng bàn đóng ghế cho ai học hành.
Mai sau nổi tiếng tài danh,
Chớ quên núi đỏ rừng xanh nước nhà.
Dô ta!

2.- CHUỒN CHUỒN

Chuồn chuổn chuồn chuồn!
Hết qua ngọn cỏ lại luồn cành cây;
Hỏi đi đâu đấy hỡi mày?
Bảo cho ta biết, ta đây đỡ buồn.

Chuồn chuổn chuồn chuồn!
Hết qua ngọn cỏ lại luồn cành cây;
Tôi đi đi khắp đó đây,
Bắt ruồi bắt muỗi cho khuây nỗi buồn.

Chuồn chuổn chuồn chuồn!
Hết qua ngọn cỏ lại luồn cành cây;
Thôi mày dừng cánh nghỉ bay,
Là là xuống với ta đây đỡ buồn.

Chuồn chuổn chuồn chuồn!
Hết qua ngọn cỏ lại luồn cành cây;
Bằng nay dừng cánh nghỉ bay,
Một khi bị bắt tôi đây cũng buồn.
Chuồn chuổn chuồn chuồn.
(*)

(*) Tiếng chuồn c̣n có nghĩa là chạy trốn.

3.- CON C̉

Con c̣ bay bổng, bay la,
Bay từ cửa tổ, bay ra cánh đồng,
Suốt ḿnh trắng nơn như bông;
Gió xuân thỉnh thoảng bợp lông lên đầu.
- Hỏi c̣ vội vă đi đâu?
Xung quanh ruộng nước một màu bao la.
- C̣ tôi bay bổng, bay la,
Bay từ cửa tổ, bay ra cánh đồng.
Trời sinh, mẹ đẻ tay không,
Cho nên đi khắp tây đông kiếm mồi.
Trước là nuôi cái thân tôi,
Sau nuôi đàn trẻ nên đời c̣ con.
Một mai khôn lớn vuông tṛn,
Rủ nhau bay khắp nước non xa gần.
Kiếm mồi tự lập lấy thân,
Vẻ vang hănh diện cho dân con c̣.
Mỗi ngày một lớn một to,
Chớ đừng khốn nạn chỉ lo cậy người.
Mà cho nông vạc chê cười...
Ấy tôi lấy thế làm vui tuổi già.
Nên tôi bay bổng bay la,
Bay từ cửa tổ, bay ra cánh đồng.

4.- THỢ CẦY

Làm ăn tự sáng đến chiều,
Giữa trời bêu nắng như thiêu ngoài đồng.
Ruộng nương chẳng chịu bỏ không,
Hết mùa thóc lúa lại giồng ngô khoai.
Nghiệp nhà gánh vác hai vai,
Chẳng chồn gót ngọc, chẳng phai dạ vàng.
Ấm no là cái vẻ vang,
Quyền cao chức trọng không màng không ham.
Tháng năm biết có việc làm,
Ấy người cày ruộng nước Nam nhà ḿnh.

5.- NGHỀ HÀNG SÁO

Ù ù tiếng sấm,
Xay cho đều, chớ chậm đừng nhanh.
Xay cho vỏ chấu tan tành,
Cho thân hạt gạo nguyên lành chui ra.

Ph́ phà ph́ phạch!
Quạt làm sao cho mạnh, cho mau,
Quạt cho chấu, bụi đuổi nhau,
Cho thân hạt gạo sạch làu mới hay.

Tiếng chày b́nh bịch!
Giă cho đều, cho thích cẳng chân,
Giă cho cám nhỏ muôn phần,
Tức th́ hạt gạo thành thân ngọc ngà.

B́ bà b́ bạch!
Sảy làm sao cho sạch cám ra;
Gạo kia trong trắng nơn nà,
Thế gian no đủ thế là xong công.

6.- THỢ NỀ

Kỳ cà kỳ cạch!
Từng đường từng mạch.
Này thước, này dao,
Này vôi, này gạch.
Đổ móng, đổ nền,
Trát tường, trát vách.
Làm cửa, làm nhà,
Xây thành, xây quách.
Tháng lại ngày qua,
Kỳ cà kỳ cạch!

Kỳ cà kỳ cạch!
Tôi th́ thích nghề tôi.
Dậy từ sáng bạch,
Lên dóng lên thang.
Ngồi cao, ngồi thấp,
Bốn mặt xung quanh.
Khi giời trong sạch,
Chẳng phải cúi luồn.
Chẳng cần chen lách,
Hết hát t́nh tang.
Lại cười khanh khách,
Tuy ở giữa trời.
Vững hơn bàn thạch,
Tôi thích nghề tôi.
Làm ăn thanh bạch...

7.- NHẢY CHO TR̉N

Nhảy cho tṛn!
Nhảy cho tṛn!
Hỡi này các cháu tí hon của bà!
Thấy đàn cháu nhỏ như hoa,
Rừng xanh cũng phải ngắm mà nỉ non.

Nhảy cho tṛn!
Nhảy cho tṛn!
Hỡi này các cháu xinh ḍn của ông!
Thấy đàn cháu nhỏ chơi đông,
Bướm ong phấp phới trên đồng cỏ non.

Nhảy cho tṛn!
Nhảy cho tṛn!
Hỡi này các cháu, các con trong nhà,
Thấy con, thấy cháu thuận ḥa,
Đàn chim vỗ cánh bay ra hát mừng.

8.- GÀ GÁY SÁNG

Cúc cù cu!
Sáng rồi đây!
Dậy thôi! các bác đi cày nhà ta!
Ruộng nương đồng đất bao la,
Trâu ḅ đợi bác cùng ra cấy cầy.

Cúc cù cu!
Sáng rồi đây!
Học tṛ tỉnh dậy đi ngay nhà tràng.
Học sao ngoan ngoăn giỏi giang,
Học sao đổi mới dân làng, ấy hay!

Cúc cù cu!
Sáng rồi đây!
Thợ thuyền mau dậy đi xây cửa nhà.
Cho người có chỗ vào ra,
Vợ chồng, con cái, mẹ cha, xum vầy.

Cúc cù cu!
Sáng rồi đây!
Đường buôn nghiệp bán, ngủ ngày c̣n chi.
Dậy mà rấn bước ra đi,
Quản ǵ nam, bắc, quản ǵ đông, tây!

Cúc cù cu!
Sáng rồi đây!
Đời người độ một gang tay là cùng.
Nửa ngày c̣n đắp chăn bông,
Sống mà như thế, thực không bổ ǵ.

9.- RU EM

Kĩu ca kĩu kít!
Chị đưa em bổng tít hơn đu!
Ban ngày nhà vắng thầy u,
Em nằm nghe chị hát ru vui nhà,

Kĩu ca kĩu kít!
Chị đưa em bổng tít lên cao.
Ru em, em ngủ đi nào,
Miệng em như cái nụ đào nở hoa.

Kĩu ca kĩu kít!
Chị đưa em bổng tít tuyệt vời.
Em tôi hết ngủ lại chơi,
Chớ không khóc đứng khóc ngồi xấu xa.

Kĩu ca kĩu kít!
Chị đưa em bổng tít lên không.
Em tôi ngủ một giấc nồng,
Hay ăn chóng lớn yên ḷng mẹ cha.

Kĩu ca kĩu kít!
Chị đưa em bổng tít lên mây.
Em tôi tuy nhỏ mà hay,
Đáng trông đáng đợi cho ngày mai sau.

10.- RUNG RĂNG

Rung răng rung rẻ...
Dắt trẻ đi chơi,
Đến chỗ mát trời,
Chớ nên bỏ phí;
Thở làn không khí,
Vừa sạch vừa trong;
Ḷng đă hả ḷng,
Thân càng mạnh mẽ.

Rung răng rung rẻ...
Dắt trẻ đi chơi,
Đến chỗ đông người,
Nếu không nh́n kỹ,
Người ta vô ư,
Chân dẵm phải chân,
Đau đớn muôn phần,
C̣n chi vui vẻ!

Rung răng rung rẻ...
Dắt trẻ đi chơi,
Qua chỗ rănh, ng̣i,
Gần nơi than lửa,
Nếu trông ngang ngửa,
Liều lĩnh bước chân,
Bẩn áo, cháy quần,
C̣n chi sạch sẽ!

Rung răng rung rẻ...
Dắt trẻ đi chơi,
Nhọc ta mệt ngồi,
Tỉnh tao lại bước,
Mắt coi đằng trước,
Chân chẳng lùi sau,
Dạo khắp hoàn cầu,
Rung răng rung rẻ...

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17