Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 


Bí mật chuông cổ nhà thờ Đức Bà Sài G̣n

Rất ít người có thể tận mắt nh́n thấy rơ bộ chuông cổ độc đáo được lắp đặt bên trong hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài G̣n (tọa lạc trên khuôn viên tuyệt đẹp ở Công xă Paris, quận 1, TP.HCM).

Bộ chuông gồm 6 quả nặng tổng cộng gần 30 tấn gắn trên 2 tháp được đánh giá không chỉ độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á mà c̣n khiến cả thế giới phải ghen tị. Chất liệu chuông bằng đồng, do hăng đúc chuông Bolley chế tác vào năm 1879 tại Pháp với những đường nét họa tiết trên chuông rất tinh xảo và mỗi quả chuông đều có đường nét hoa văn khác nhau. Bộ chuông được phối âm độc đáo với các cung: sol, la, si, do, re, mi.

Chuông sol c̣n gọi là chuông nhất với đường kính 2,25m, cao 3,5m, nặng 8.785kg; chuông la: chuông 2 với đường kính 1,9m, nặng 5.931kg; chuông si: chuông 3 với đường kính 1,7m, nặng 4.184kg; chuông do: chuông 4 với đường kính 1,69m, nặng 4.315kg; chuông re: chuông 5 với đường kính 1,45m, nặng 2.194kg; chuông mi: chuông 6 với đường kính 1,25m, nậng 1.646kg.

Bộ chuông độc đáo này được vận hành bằng điện và có sự hỗ trợ hệ thống đạp bằng chân để tạo lực đẩy khi bắt đầu khởi động đối với những quả chuông có trọng lượng lớn. Độ vang của chuông có thể lan xa ở khoảng cách 10 km.

Bộ chuông cổ được lắp đặt bên trong hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà, tọa lạc trên khuôn viên tuyệt đẹp ở Công xă Paris (Q.1, TP.HCM) được thiết kế và vận hành rất độc đáo khiến “nhiều nhà thờ ở Pháp cũng phải ghen tị”.

 

Ông Chín cũng là người trông coi bộ cơ của chiếc đồng hồ gắn trước nhà thờ - Ảnh: Tân Phú

 

Bộ chuông được bố trí bên trong 4 bức tường gạch của 2 khúc tháp phía trên cùng của 2 tháp chuông. Mỗi khúc tháp có chiều ngang khoảng 6 m, chiều cao khoảng 8 m.

Tháp chuông khi mới khánh thành vào dịp lễ Phục sinh (11.4.1880) có mái bằng (cao 36,6 m). 15 năm sau đó, kiến trúc sư Gardes thiết kế thêm phần mái nhọn lắp ghép bằng tôn và khung thép vươn lên cao như ngày nay (nâng tổng chiều cao lên hơn 60,5 m). Độ cao này tương đương ṭa nhà hơn 20 tầng nhưng đường dẫn từ mặt đất lên đỉnh tháp chuông chỉ có cầu thang bộ làm bằng đá, gỗ và sắt với độ dốc rất lớn. Đứng ở dưới mặt đất trong ḷng tháp không nh́n thấy được bộ chuông và phần đỉnh tháp v́ có một tầng bê tông ngăn cách.

Có lẽ nằm biệt lập bên trên nên ít người có thể tận mắt nh́n thấy, dù bộ chuông đă gắn liền với nhà thờ suốt 135 năm qua.


Tiếng chuông vang xa hơn 10 km

Chuông la (bên trái) và chuông si (bên phải) trên tháp chuông phía Hội trường Thống Nhất. Hai quả chuông này có gắn bàn đạp bằng chân để hỗ trợ khi vận hành chuông bằng motor điện - Ảnh: Tân Phú

Trong 6 quả chuông, chuông sol (c̣n gọi là chuông nhất) đường kính 2,25 m, cao 3,5 m, nặng 8.785 kg; chuông la (chuông 2) đường kính 1,9 m, nặng 5.931 kg; chuông si (chuông 3) đường kính 1,7 m, nặng 4.184 kg; chuông do (chuông 4) đường kính 1,69 m, nặng 4.315 kg; chuông re (chuông 5) đường kính 1,45 m, nặng 2.194 kg; chuông mi (chuông 6) đường kính 1,25 m, nặng 1.646 kg.

 

Người “quản” bộ chuông cổ này gần 30 năm qua là ông Phạm Vĩnh Nha (51 tuổi), có tên thường gọi là Chín. Ông Chín cũng là người được giao trọng trách trông nom cả nhà thờ, hằng ngày thực hiện việc đổ chuông khi có thánh lễ, mở cửa cho giáo dân đến dâng lễ và du khách vào tham quan. Ông Chín vẫn c̣n nhớ rơ ngày ḿnh trở thành “ông từ giữ đền”, đó là ngày 10.1.1987, khi mới 23 tuổi. Lúc đó, ông được giao vận hành bộ chuông v́ người tiền nhiệm không c̣n đủ sức để đi bộ lên tháp mỗi ngày.


Theo ông Chín, bộ chuông cổ độc đáo gồm 6 quả, nặng tổng cộng gần 30 tấn do Hăng đúc chuông Bolley chế tác năm 1879 tại Pháp. Tên 6 quả chuông được gọi bằng 6 cung nhạc: sol (chuông nhất), la (chuông 2), si (chuông 3), do (chuông 4), re (chuông 5), mi (chuông 6). Nh́n trực diện nhà thờ, tháp chuông phía bên phải (phía Bưu điện TP.HCM) gắn 4 quả sol, do, re, mi; phía bên trái gắn 2 chuông la và si. Ông Chín cho biết bộ chuông đều được vận hành bằng điện từ lúc nhà thờ khánh thành, thông qua 6 motor gắn với 6 quả chuông bằng hệ thống dây xích. Khi bật công tắc điện, motor quay truyền lực qua các dây xích để lắc từng quả chuông. Do 3 quả chuông sol, la và si quá nặng nên được thiết kế bàn đạp để hỗ trợ đạp bằng chân cho chuông lắc khi mới khởi động hệ thống điện. Mỗi quả có 2 bàn đạp nằm song song hai bên cho 2 người đứng đạp. Việc vận hành cả bộ chuông rất công phu và do thiếu người nên từ nhiều năm qua chỉ vận hành chuông do (chuông 4), những dịp lễ trọng mới huy động thêm người để cùng lúc đổ cả 6 quả chuông. Âm thanh của “dàn hợp xướng” này có thể vang xa hơn 10 km.


Cũng theo ông Chín, chuông đúc bằng đồng, nhưng đầu chuông bằng gang để chống gỉ. Qua 135 năm sử dụng vẫn chưa có dấu hiệu gỉ sét. Hoa văn được chạm khắc tinh xảo và họa tiết trên mỗi quả chuông không giống nhau, rất đa dạng.


Nhiều nhà thờ ở Pháp cũng phải ghen tị


Ông Chín trên tháp chuông nhà thờ Đức Bà - Ảnh: Tân Phú


Ông Chín nói điều thú vị nhất là bộ chuông tạo ra tiếng đàn và báo giờ cho chiếc đồng hồ cổ hiện vẫn đang hoạt động, được gắn chính giữa mặt tiền nhà thờ. Chiếc đồng hồ cổ được lắp sau bộ chuông v́ khi nhà thờ khánh thành, h́nh ảnh tư liệu c̣n lưu giữ lại cho thấy vị trí đồng hồ là ô văn tṛn có đặt cây thánh giá. Mặt ngoài đồng hồ có đường kính 2 m. Kim giờ và kim phút qua hơn 100 năm tồn tại giữa nắng mưa vẫn chưa một lần trải qua sự chỉnh sửa ǵ. Có một trục ngang dài khoảng 3 m gắn kim giờ, kim phút và nối với bộ cơ của đồng hồ đặt bên trên mái ṿm nhà thờ. Một hệ thống cần trục gắn bộ cơ đồng hồ với 6 quả chuông. Khi đồng hồ sắp báo giờ, hệ thống này được thiết kế vận hành hoàn toàn tự động, gơ nhẹ 6 búa sắt (gắn đầu mỗi cần trục) vào mặt ngoài 6 quả chuông tạo ra tiếng đàn vang lên khoảng 30 giây. Khi báo giờ th́ chỉ có búa gơ từng cái vào chuông sol tạo thành âm vang lớn. Độ vang của tiếng chuông báo giờ kéo dài trong nhiều phút.


Ông Chín cho rằng chính v́ có thể tạo ra tiếng đàn và tiếng chuông báo giờ nên bộ chuông cổ từ lâu được đặt tên theo các cung nhạc. Đây cũng là lư do khiến nhiều chuyên gia đưa ra nhận xét về bộ chuông nhà thờ Đức Bà: “Cả vùng Viễn Đông, không nơi nào có thể sánh được, và ngay cả ở Pháp, nhiều nhà thờ cũng phải ghen tị !!”.


Năm 1978, tiếng đàn và tiếng chuông báo giờ bị ngắt “v́ sợ làm phiền đến các cơ quan lân cận”. Từ đó đến nay, hệ thống này không được vận hành trở lại. Có lần khởi động lắc chuông trùng với lúc đồng hồ báo giờ nên cần búa chuông đă bị găy. Cách đây hơn 4 năm, có một chuyên gia về chuông cổ từ Hồng Kông sang xin phép được tiếp cận, nghiên cứu cách thức vận hành báo giờ tự động của đồng hồ và bộ chuông cổ. Sau đó, vị chuyên gia này cho biết có khả năng khôi phục được nhưng kinh phí lên đến cả triệu USD, v́ kinh phí quá lớn nên đến nay vẫn chưa tiến hành.

 

xem video:    http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/video-kham-pha-bo-chuong-co-gan-30-tan-o-nha-tho-duc-ba-sai-gon-581182.html

http://l.f32.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt3-1436007671_660x0.jpg

6 quả chuông nặng gần 30 tấn, đàn organ cổ nhất nh́ Việt Nam, đồng hồ khổng lồ... trong nhà thờ Đức Bà Sài G̣n gần 140 năm tuổi rất ít người biết đến.

http://l.f30.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt16-1436008090_660x0.jpg 

Nhà thờ Đức Bà Sài G̣n được xây năm 1877, hoàn thành ba năm sau đó với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Công tŕnh dài 91 m; rộng 35,5 m; ṿm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao gần 57 m. Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công tŕnh xây bằng loại gạch làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn c̣n màu sắc hồng tươi).

 

http://l.f30.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt14-1436007684_660x0.jpg 

Sau gần 140 năm, nhà thờ Đức Bà đă trở thành một công tŕnh kiến trúc biểu tượng của Sài G̣n. Nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh ṭa của Tổng giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Noel.

 

http://l.f30.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt12-1436007682_660x0.jpg 

Ngoài kiến trúc đặc sắc, bên trong nhà thờ Đức Bà c̣n có những "cổ vật" đặc biệt mà không nhiều người được biết, ở 2 tháp chuông cao gần 58 m và gác đàn nằm tại ngọn tháp này (đối diện bàn thờ chính). Trong ảnh là cầu thang duy nhất dẫn lên tháp chuông nhà thờ, rộng khoảng 40 cm.

 

http://l.f32.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt3-1436007671_660x0.jpg 

Gác chuông cao gần 37 m kể từ mặt đất, rất tối. Sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nh́n xuống sâu hút, lạnh người. Gác chuông bên phải (phía bên Trường Ḥa B́nh) có hai chuông La và Đô. Gác chuông bên trái có 4 quả chuông Son, Si, Mi và Rê.

 

http://l.f29.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt2-1436006248_660x0.jpg 

Ba quả chuông to nhất là Son nặng 8.745 kg, chuông La nặng 5.931 kg, Si nặng 4.184 kg kg, Đô nặng 4.315 kg, Rê nặng 2.194 kg và chuông Mi nặng 1.646 kg. Tổng trọng lượng các quả chuông là gần 30 tấn, đều được đúc ở Pháp năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu. 

 

http://l.f29.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt17-1436009790_660x0.jpg 

Những chiếc chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba quả chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (v́ quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc 6 chuông, tiếng chuông được cho là vang xa trong phạm vi khoảng 10 km.

 

http://l.f29.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt7-1436007676_660x0.jpg 

Giữa 4 quả chuông của tháp bên phải (phía Bưu điện thành phố) là một cầu thang nhỏ dẫn lên đỉnh ngọn tháp. Trên đó có 4 cửa và ban công, từ đây có thể ngắm mọi hướng của thành phố. Hiện, cả 2 tháp chuông đều bị xuống cấp nghiêm trọng, mỗi lần mưa nước đều tạt vào trong.

 

http://l.f32.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt11-1436007681_660x0.jpg 

Giữa hai ngọn tháp, đối diện bàn thờ chính của ngôi thánh đường là gác đàn. Tại đây đặt một chiếc đàn organ ống, được cho là một trong hai cây cổ nhất Việt Nam hiện nay. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công, thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang chừng 4 m, dài 2 m chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10 cm. 

 

http://l.f29.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt18-1436010379_660x0.jpg 

Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ b́nh thường hiện nay dùng tay gơ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm.

Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn. Đàn c̣n có những thanh gơ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn K'lông Pút của Tây Nguyên. Tuy nhiên, do thiếu bảo quản nên đàn đă hỏng hoàn toàn (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay).

 

http://l.f31.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt10-1436007680_660x0.jpg 

Cũng nằm ở giữa 2 tháp chuông, phía trên gác đàn có căn pḥng đặt bộ máy của chiếc đồng hồ khổng lồ nhà thờ Đức Bà. Từ bộ máy có trục bằng sắt nối với đồng hồ lớn đặt ở bên ngoài, phía mặt trước nhà thờ.

 

http://l.f31.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt9-1436007678_660x0.jpg 

Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn một mét.

 

http://l.f31.img.vnecdn.net/2015/07/04/nt8-1436007677_660x0.jpg 

Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ báo thức. Chỉ cần theo dơi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ.

http://vietlaf.com/wp-content/uploads/2012/05/NhaThoDucBaB.jpg

 

http://img.v3.news.zdn.vn/Uploaded/qnuozb/2015_06_24/b1.jpg

 

 

 

Post ngày: 11/09/17 

Nguồn: Internet

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 11/09/17