Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Cà kê chuyện Gà năm Dậu

Đặng Tiến
Viết từ Orleans - Pháp

Hình tượng con gà có lẽ được thấy nhiều nhất trong nhiều loại tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống và Kim Hoàng.

Ngày xưa người ta hay treo tranh Gà với dụng ý trừ tà, có lẽ v́ con gà gáy sáng, có khả năng xua đuổi bóng tối và tà ma, mang lại ánh sáng, b́nh an, tin tưởng, sức khỏe, dương khí cho con người.

Tranh gà Đông Hồ thường hay treo trong dịp Tết
Tranh gà Đông Hồ thường hay treo trong dịp Tết

Quê tôi có lời hát ru thật hay :

Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh

Câu hát đơn giản truyền đi một thông điệp ḥa b́nh và hạnh phúc, giấc mơ đă xuyên triền miên qua nhiều thế hệ.

Ước mơ ḥa b́nh: quạ là loài ác điểu chuyên ăn cướp trứng và bắt cóc gà con: gà là loài gia cầm hiền lành, nhưng khi bảo vệ ổ trứng và đàn con cũng trở thành hung tợn, thường đánh bạt đối phương.

Ở đây hai con chim thù địch hợp tác làm chung một việc. Quạ chim trời, ở vị thế cao, làm việc chủ đạo là lợp nhà: gà, chim chuồng, ở vị trí thấp, đưa tranh làm việc trung gian: cu, biểu tượng cho t́nh yêu đôi lứa, chẻ lạt, tạo điều kiện ràng buộc.

Về câu ca dao này, nhà thơ Thanh Thảo đă có nhận xét tinh tế: quạ làm thợ cả, gà làm thợ phụ. Thật thế, quạ là chim trời và chim dữ, sống bằng bạo lực, ở đây khởi sự lợp nhà nghĩa là được «cải tạo», thuần hóa, theo cái nghĩa « apprivoiser » của Saint Exupery trong Hoàng Tử Bé: con chồn đă được thuần hóa bởi t́nh cảm.

Ước mơ hạnh phúc: mái nhà, lợp tranh - trong một xứ sở nghèo - b́nh thường che mưa che nắng và khi cần có khả năng chống đỡ giông băo. Mái nhà, trước tiên bảo vệ cơ thể, sau đó tạo điều kiện cho hạnh phúc cá nhân hay đôi lứa và gia đ́nh, tộc họ.

Mái nhà tượng trưng t́nh thương và sum họp. Vợ chồng gọi nhau là nhà, một hoán dụ và ẩn dụ thắm thiết. Mà tượng trưng cho ngôi nhà, là mái nhà : mẹ già phơ phất mái sương, h́nh ảnh trong Chinh Phụ Ngâm thật tuyệt vời.

Hang động là địa chỉ đầu tiên của loài người, thuộc về thiên nhiên. Mái nhà, nhân tạo, là tiền trạm của văn hóa, của tiến bộ ; nó di chuyển, di cư, di tản, nhưng dù ở chân trời nào, khí hậu nào, mái nhà vẫn là trạm cuối cùng của đời người. Thậm chí, ở thế giới bên kia, Đạm Tiên khi về báo mộng cho Thúy Kiều, đă cho địa chỉ : "hàn gia ở mé Tây thiên, dưới ḍng nước chảy"

Do đó công việc lợp nhà ở đây rất ư nghĩa. Chữ lợp nôm na mà chính xác, v́ chỉ có một công dụng từ vựng duy nhất ; người ta lợp nhà chứ không lợp cái ǵ khác. Lợp tranh, rạ, lá dừa hay lợp ngói, lợp tôn, th́ vẫn là lợp nhà. Hai động ngữ kia cũng vậy : chẻ lạt, đưa tranh. Chẻ là rọc theo chiều dọc, nương theo thớ tự nhiên của thân cây, đối lập với chặt và dứt ngang làm đứt đoạn ; đưa là động tác trung gian, như trong chữ đưa đ̣, đưa thư.

Như vậy cả chùm ba động ngữ đều mang chung một ư nghĩa tiếp nối, ràng buộc. Danh từ chủ thể cũng nôm na: quạ, cu là tiếng tượng thanh, nhại tiếng chim, gà tuy là gốc Hán nhưng du nhập từ lâu, có thể là qua tiếng Thái (kai là gà). Cả ba loài chim đều là h́nh ảnh thân thuộc của thôn quê.

C̣n lại chữ chiều chiều đậm t́nh mà nhạt nghĩa. Nhạt nghĩa v́ chẳng nhẽ cứ mỗi buổi chiều lại rủ nhau đi lợp nhà ? Ư nghĩa của nó chỉ là âm vang t́nh cảm.

Chiều chiều mở ra một thời gian nhớ nhung trong một chân trời mộng mị, nó chỉ là giai điệu đẩy đưa. Ca dao Việt nam có hơn một trăm câu nhập đề chiều chiều như vậy.

Có người cho rằng câu hát ru nói trên bắt nguồn từ lối hát Bài Cḥi ngày Tết ở miền Trung, khi rút ra con bài Ba Gà, người hô sẽ ngân nga
"Chiều chiều...Con quạ...con cu...con gà, là ba con, uớ là con Ba Gà". Nhưng có lẽ người hô Bài Cḥi khéo sử dụng một câu ca dao có sẵn từ trước.

Về sau có ngưới ráp nối thêm

(...) Chèo bẻo nấu cơm nấu canh
Ch́a vôi đi chợ mua hành về nêm
(...) Chuồn chuồn đi bán chiếu manh
Niềng niễng lót ổ, vàng anh vô nằm

Nhưng chỉ là cho câu chính loăng đi. Như bóng chiều c̣n lưu luyến.

Văn, vũ, dũng, nhân, tín...

Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Câu thơ Hoàng Cầm thật đằm thắm, dù làm trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đang gay gắt, cụ thể là tháng 4 năm 1948. Đông Hồ, quê Hoàng Cầm, là tên làng ven sông Đuống, tỉnh Bắc Ninh, nay là Hà Bắc, nổi tiếng về loại tranh dân gian thường được chưng bày ngày Tết từ thế kỷ XVII. Hoàng Sĩ Khải, Tiến sĩ khoa 1544, trong bài thơ dài hơn 300 câu, Tứ thời khúc Vịnh, tả cảnh Tết vùng Thăng Long :

Tranh vẽ gà cửa treo thiếp yểm
Dưới thềm lầu hoa điểm Thọ Dương

(Thọ Dương là hoa mai, theo điển cố)

Như vậy tranh Gà, ngày nay là trang trí, xưa kia có tác dụng trừ tà, có lẽ v́ con gà gáy sáng, có khả năng xua đuổi bóng tối và tà ma, mang lại ánh sáng, b́nh an, tin tưởng, sức khỏe, dương khí cho con người.

Do đó, tranh gà được phổ biến trong nhiều loại tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống và Kim Hoàng.

Thật ra, không cứ ǵ ở nước ta, con người đâu đâu cũng cần ánh sáng và hơi ấm của mặt trời, h́nh tượng gà, do đó được trọng vọng ở nhiều nền văn hóa khác nhau, như con gà trên đỉnh nhà thờ Thiên Chúa giáo ở phương Tây.

Tại nhiều nước, gà lại có ư nghĩa riêng: ở Nhật Bản, gà quan hệ với Thái Dương Thần Nữ, ở Pháp, gà là biểu tượng dân tộc ḍng dơi gô-loa (gaulois) một danh từ đồng âm với tên gà bằng tiếng La-tinh (gallus) - và nhiều chuyện gà khác kê khai ra thêm cà kê dài ḍng.

Chúng tôi chỉ nhấn mạnh vào tranh Gà Việt Nam, h́nh ảnh của ngày Tết âm lịch thịnh hành v́ nhiều lư do.

Ngoài niềm tin tự nhiên, như trên đă nói, c̣n có những lư do văn hóa. Theo sách vở xưa và truyền thuyết, th́ gà trống ứng vào tháng giêng, ngày mồng một cũng mang cầm tinh gà, do đó, con gà biểu tượng cho ngày Tết Nguyên Đán.

H́nh ảnh gà trống cánh lông sặc sỡ, dáng dấp oai dũng c̣n tượng trưng năm đức tính: mào đỏ giống mũ cánh chuồn là văn (chữ Hán mào gà gọi là quan, đồng âm với quan (mũ) và quan (chức); cựa sắc nhọn như gươm là vũ; đấu đá không sợ địch là dũng; chia mồi cho gà con là nhân, gáy đúng giờ là tín.

Một đức tính không nghe sách vở ca ngợi, là khả năng tính dục, nôm na là "đạp mái". Do đó tranh Gà thường kèm theo phụ đề như Thần Kê (Gà Thần) với chữ Kê thần chú viết thảo, có tác dụng trừ tà; hay Đại Cát (vui lớn); Nghênh Xuân ; tranh "Bé trai ôm gà trống" c̣n có tên là Vinh Hoa, có phần trọng nam khinh nữ lỗi thời.

Bên cạnh h́nh ảnh gà trống, c̣n có tranh Trống Mái : Gà Thư Hùng, Gà Đàn, Trống Mái và Đàn con với hảo ư chúc tụng : gia đ́nh đông đảo và đông đủ, ḥa thuận, ấm no trong truyền thống tư tưởng dân gian.

Gà mái tượng trưng cho t́nh mẹ con :
Con rắn không chưng (chân) lượn năm rừng bảy rú
Con gà không vú nuôi đặng chín mười con

Cho đến gà rừng cũng biết thương con :
Cuốc kêu réo rắt đầu non
Gà rừng táo tác gọi con tha mồi
Lạnh lùng thay láng giềng ơi

Gà con tượng trưng cho t́nh cảm anh em, đồng bào, đùm bọc, thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau v́ "cùng một mẹ".

Tranh Đông Hồ gợi lên được những t́nh ư ấy.

Nhà thơ Hoàng Cầm - thường hoang tưởng - đă không cường điệu khi viết

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

"Màu" là cách nói tượng trưng, hoán dụ, ám chỉ tổng thể nghệ thuật Đông Hồ, từ chất liệu đến kỹ thuật.

Chất liệu trước tiên là giấy: giấy dó làm bằng cây dó, mọc hoang trong rừng núi, do các làng Bưởi, làng Cót, ngoại thành Hà Nội sản xuất. Nguyễn Tuân có truyện Cô Dó trong loạt Yêu Ngôn là chuyện làm giấy. Gọi là giấy điệp v́ nghệ nhân phất lên trên một lớp màu trắng, làm bằng vỏ con điệp (một loại ṣ ốc) nghiền thành bột, khiến cho chất giấy cứng xốp và vân lên màu nền độc đáo.

Màu dân tộc khác là màu vàng lấy từ hoa ḥe hay hạt dành dành, màu đỏ vang lấy từ gỗ cây vang, màu đỏ son lọc từ sỏi quăïng, màu xanh của lá chàm, màu đen than lá tre khô. Nghệ thuật dân gian chơn chất này đă gây ấn tượng và hứng thú, ngạc nhiên, và kính phục cho nhiều họa sĩ tân học như Tô Ngọc Vân, Nguyễn đỗ Cung, Nguyễn Sáng.

Và trong Thơ, nhiều tác giả đă nhắc đến tranh Đông Hồ, như Đoàn văn Cừ :

Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi

(Chợ Tết)

Và đặc biệt nhất là Vũ Hoàng Chương, vào ngày Tết Bính Th́n 1976, đă làm bài thơ xuân cuối cùng của đời ḿnh :

Vịnh tranh Gà Lợn

Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành
Gà lợn, om ṣm rối bức tranh
Rằng vách có tai, thơ có họa
Biết ḷng ai đỏ, mắt ai xanh
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Ḷng lợn âm dương một tấc thành
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh

Gà bôi phẩm

Nhà văn Thạch Lam, trong Nhà Mẹ Lê, miêu tả một gia đ́nh cùng khổ, mà ông đă thật sự quan sát bên hàng xóm.

Cảnh hiện thực

Nhà mẹ Lê là một gia đ́nh một mẹ với mười một người con (...)Mười một đứa mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi, đứa bé nhất hăy c̣n phải bế trên tay (...).

Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu, nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con một đàn gà, mà người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn

Đàn gà bôi phẩm xanh ở đây không biết rơ là gà thật trong sân, hay cảnh Gà Đàn trong tranh dân gian.

Chửi mất gà là văn hóa?

Nói chuyện con gà trong văn học nghệ thuật dân gian, nếu chỉ điểm qua truyền thống cao siêu, những t́nh ư tinh tế mà không đề cập đến chuyện chửi mất gà, th́ quả là một khiếm khuyết trầm trọng.
Trầm trọng v́ thiếu tính cách...nhân dân, v́ chửi mất gà cũng là một nét văn hóa.

Ví dụ một trích đoạn chửi mất gà miền Núi Nùng Sông Nhị

Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Con gà nó ở nhà tao nó là con gà, nó sang nhà mày nó là thần đanh đỏ mỏ...

Miệt Núi Ngự Sông Hương, lời chửi c̣n ngân nga hơn

Hôm qua tau mất con gà mái dầu khoang cổ. Hôm ni tau mất con gà mái nổ khoang bông. Con mô bắt là gái trốn chúa lộn chồng. Thằng mô bắt là đàn ông ba đời đi ở đợ...

Tụi bay hăy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngơ cho cao, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi...

Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh, bay ăn cho ngă miếu sập đ́nh, cho mồ cha bay chết hết, để một ḿnh bay ăn.

Và như thế người chửi cứ ca cẩm hằng giờ, hằng buổi. Lời lẽ ở đây chủ yếu là vần vè, câu chữ tầm thường, khuôn sáo, nhưng không phải là không có văn chương. Nh́n dưới góc đôï dân tộc học, nó cũng là một khía cạnh văn hóa.

Thơ hay về gà

Nằm trên biên giới giữa văn học viết và truyền khẩu là câu thơ "gà" này

Phất phơ ngọn trúc, trăng tà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ xương

Nguyên là sáng tác của Dương Khuê (1839-1902), tả cảnh Hà Nội. Thọ Xương là tên huyện, khu thương măi, kết hợp với huyện Vĩnh Thuận, phía Hồ Tây lập thành phủ Phụng Thiên, sau đổi là Hoài Đức, là tên cũ của thành phố Hà Nội. Trấn Vũ là tên đền, c̣n gọi là Trấn Quốc hay Trấn Bắc, nằm trên một bán đảo nhỏ ven Hồ Tây.

Câu thơ có âm vang dân dă nên được phổ biến, nhiều người nhầm với ca dao, và lan truyền đi, theo những ngọn gió la đà, vào tận Thiên Mụ, Thủ Thiêm.

Nền văn chương quốc ngữ, nhất là phong trào Thơ Mới 1932-1945, h́nh thành song song với sự phát triển các đô thị. Thời ấy, những thành phố lớn vẫn c̣n vọng âm thôn dă. Mà tiếng gà gáy là âm vang biên giới giữa nông thôn và thành thị - quá khứ và hiện tại. Do đó mà văn thơ eo óc tiếng gà, từ Lưu trọng Lư đến lời nhạc Trịnh Công Sơn sau này.

Xao xác gà trưa gáy năo nùng

Nhiều người thuộc câu thơ thật hay này của Lưu trọng Lư. Chữ trưa đứng giữa câu như mặt trời đứng bóng, giữa hai âm g (gà - gáy) cân phân giữa hai cặp nguyên âm luyến láy khác: xao xác, năo nùng ; tất cả loang xa trong không gian bằng phụ âm a. Tế Hanh cũng đă tạo được tiếng gà năo nùng như thế :

Sang bờ tư tưởng ta ĺa ta
Một tiếng gà lên tiễn nguyệt tà

Nguyên âm t luyến láy 7 lần trên 14, như tiếng gà xé rách nội tâm.

Nhưng nhà thơ thân thiết nhất với loài gà có lẽ là Huy Cận, tác giả ngơ ngác tựa gà trống. Phải yêu tiếng gà sâu sắc mới làm được bài thơ này, trích trọn bài :

Gà gáy đầu thôn, gáy giữa thôn,
Mưa tinh sương mát tận tâm hồn.
Đêm qua tắt gió cây không ngủ,
Mưa sớm hàng cây đứng ngủ ngon.

Gà gáy trong mưa tiếng vẫn trong,
Giọng kim giọng thổ rộn vang đồng.
Được mùa giống mới, gà no bữa,
Tiếng gáy tṛn như lúa nặng bông.

Núi Tản như con gà cổ đại
Khổng lồ, mào đỏ thắp b́nh minh.
Mênh mông gọi nắng cho mùa chín,
Từ buổi Sơn Tinh thắng Thủy Tinh.

Bài thơ làm năm 1972, tác giả tự giải thích bằng một tựa đề dài: Gà gáy trên cánh đồng Ba V́ được mùa, dài ḍng một cách không cần thiết, nó lại hiện thực hóa bài thơ, giới hạn khả năng truyền cảm của tiếng gà.

Năm 1962, Huy Cận có bài Sớm mai gà gáy tả cảnh nông thôn, thơ súc tích, rạo rực, sâu lắng, riêng tư

Tiếng gà gáy ơi! gà gáy ơi!
Nghe sao ấm áp tựa nghe đời.
Tuổi thơ gà gáy ran đầu bếp,
Trâu dâïy trong ràn, em cựa nôi.

Cha dậy đi cày trau kịp vụ,
Hút vang điếu thuốc khói mù bay.
Nhút cà, cơm ủ trong bồ trấu,
Chút cá kho tương mẹ vội bày.

Gà gáy nhà ta, gáy láng giềng,
Ta nghe thuộc mỗi tiếng gà quen
Cha ơi con chửa nghe gà chú!
Nó cũng như mày hay ngủ quên.

Hàng cau mở ngọn đón ngày vào,
Xóm nhỏ nép bên triền núi cao.
Gà lại gáy dồn thêm đợt nữa,
Nắng lên x̣e quạt đỏ như mào.

Gà gáy ơi ! tiếng gà gáy ơi !
Nghe sao rạo rực buổi mai đời !
Thương cha lủi thủi không c̣n nữa,
Chẳng sống bây giờ thôn xóm vui.

(gáy ran = gáy vang ; ràn = chuồng trâu, ḅ (chính xác là phần trên của chuồng, nơi gác nông cụ) ; cày trau = cày vỡ, lật đất phơi cho ải, dễ tơi ; nhút = dưa muối làm bằng xơ mít)

Đời thực, cảnh thực, nhưng hiện thực đă nhập tâm, nhập thần, trở thành ma lực truyền cảm, yếu tính của nghệ thuật. Triền núi cao, đỏ như mào là cảnh thật, một rặng núi tên là Mồng Gà gần làng Ân Phú, quê hương của Huy Cận, một vùng cận sơn Hà Tĩnh.

Huy Cận đă trải qua thời thơ ấu, lang thang, đùa chơi, chăn trâu, thả diều dưới chân núi, và có thể cái tên núi Mồng Gà, kết hợp với tiếng gà gáy, đă suốt đời ám ảnh nhà thơ.

Khi anh tả núi Tản Viên "mào đỏ thắp b́nh minh" th́ đă di chuyển tâm cảnh Mồng Gà từ ấu thời sang hiện thực, và từ hiện thực gợi lên huyền thoại.

Thậm chí khi ra biển khơi, anh vẫn lắng nghe Tiếng Gà trên Biển :

Tiếng gà trên biển hạ cung trầm,
Tiếng sóng ḥa theo chẳng tạp âm.
Tiếng sóng làm nền cho tiếng gáy,
Trầm bao nhiêu, lại bấy xa xăm.

Câu cuối súc tích, yêu cầu được hiểu theo nhiều giai tầng khác nhau trong địa chất của thi pháp Huy Cận.

Năm 1967, Mỹ ném bom bắn phá dữ dội khu Tư. Huy Cận về sống tại vùng Thanh Hóa ba tháng dưới bom đạn, giữa những ầm vang long trời lở đất th́ nhà thơ lắng tai nghe :

Đây là giờ trưa. Những con gà cục tác.

Bài Giờ Trưa làm tại Hàm Rồng bắt đầu như vậy. Và kết thúc :

Buổi trưa ấm lại bốn bề tiếp tục,
Con gà mái lại đâu đây cục tác.

Dụng ư nhà thơ là chọn một h́nh ảnh tầm thường để nói lên niềm tin b́nh tĩnh của người dân, ở cuộc sống, trước thảm họa chiến tranh.

Nhưng biểu tượng cho chính luận được "năm châu chân lư đứng nh́n theo", sao lại là "con gà cục tác"?

Xuân Diệu và Võ Phiến viết về Gà

Biết rơ vị trí con gà trong tâm thức Huy Cận th́ sẽ thân thiết hơn với câu thơ tả cảnh gánh xiếc thời thơ ấu, trong tập Lửa Thiêng, 1940

Có chàng ngơ ngác tựa gà trống
E đến trăm năm c̣n trẻ thơ

Câu thơ không mấy duy lư : gà trống sao lại ngơ ngác, trẻ thơ ? h́nh ảnh ngớ ngẩn, nhưng vẫn hay, thậm chí hay hơn nhiều câu duy lư khác về sau của Huy Cận, được nhiều người ca tụng.

Trong Lửa Thiêng, Huy Cận có bài Em Về Nhà rười rượi, man mác

Tới ngă ba sông nước bốn bề,
Nửa chiều gà lạ gáy bên đê
Làng xa lặng lẽ sau tre trúc;
Bến cũ thuyền em sắp ghé về.

Âm vang "gà lạ" ngân lên thê thiết. Xuân Diệu đă phê là "tŕu mến, chứa cảnh, chứa hồn, chứa cả những ǵ không thể nói được, đây là Ngă Ba Tam Sa, trên sông Phố, tại Linh Cảm, ở quê Hà Tĩnh của Huy Cận, đă thấm vào chú học sinh từ mấy mươi năm trước"

Địa danh Xuân Diệu đưa ra, đă gây xúc động nơi Vơ Phiến, trong một buổi "Đàm Thoại" với Nguyễn Xuân Hoàng, năm 1993 (không can dự ǵ đến tiểu sử Huy Cận).

Linh Cảm là một làng nhỏ, cách Vinh 30 km về phía Tây Nam. Vơ Phiến kể

Địa danh ấy làm tôi liên tưởng đến mối t́nh đau đớn của người bạn lớn hơn tôi ba bốn tuổi...Người nữ sinh anh yêu chính ở Linh Cảm.
Bấy giờ nào tôi biết Linh Cảm là đâu, nhưng cái cách anh nói đến hai tiếng Linh Cảm trong những đêm tâm sự truyền cho nó bao nhiêu là thắm thiết, bi thương, quằn quại (...) Đang dạy học ở Huế, anh bạn bỏ dạy, hỏi đi đâu, bảo nghe mách có chỗ dạy ngoài Hà Tĩnh, muốn ra xem thử. Lại lần khác gặp biến cố lớn, gia đ́nh chờ măi bặt tin anh. Về sau anh về, bảo rằng, lúc ấy bị kẹt ở Linh Cảm, v.v. . Tôi lén lút nh́n anh, thương xót

Từ đó tiếng gà lạ gáy bên đê lại gợi lên trong trí tôi những liên hệ u uẩn, khổ đau, gợi một nét mặt đẹp dịu dàng, và buồn bă ; cái ngă ba sông nước bốn bề tự dưng liên hệ với nỗi đau âm thầm một đời...

Dĩ nhiên, đây là cả một câu chuyện đầy t́nh tiết, t́nh cảm, t́nh bạn, t́nh yêu. Nhưng nhà văn cảm nhận cả khối "u uẩn" đó, v́ câu thơ hay và anh đă yêu thích từ trước, thời anh chưa có kinh nghiệm văn học để "ḿnh càng gần gũi lâu một ngôn ngữ, càng thấy nó chất chứa trong mỗi lời, mỗi tiếng lắm điều ngổn ngang. Hăy thư thả, thư thả. Để cho mỗi tiếng từ từ nhả ra hết cái chứa đựng t́nh cảm của nó" (sđd).

Góc bể chân trời, tuổi xế bảy mươi. Vơ Phiến viết như vậy là đă tận t́nh với văn chương và tận nghĩa với cuộc đời. Nhưng tôi vẫn muốn đi xa hơn nữa với anh. Sở dĩ Vơ Phiến "linh cảm" được với tiếng gà Ngă Ba Tam Sa trên sông Phố, là v́ bản thân anh, cũng như Huy Cận đă bị tiếng gà ám chướng.

Trong tập tùy bút Thư Nhà, 1962, Vơ Phiến kể chuyện làng quê B́nh Định trong chiến tranh. Năm Thiều, dân vệ xă, bị hạ sát ; người cha là Thập Tam làm phó thôn trưởng nhận thư cảnh cáo, phải lánh vào Sài G̣n, sống nhờ người con gái, "tính ở đây luôn, v́ ngán ngoài đó lắm". Chỉ được vài tháng, vào ngày áp Tết, lại bỏ về quê, v́ một tiếng gà trái chứng.

Người con gái kể lời cha, vào khoảng 9 giờ tối

Hai ba đêm nay tao nghe con gà ṇi nhà phía cuối đường cứ gáy vào giờ này. Sung sức quá rồi đó nghe. Gà của ai đó, phải nói với họ cho "xổ" đi. Xổ là cho gà nó đá nhau qua loa cho bớt sung sức. Nhà tôi cười: ai hơi sức đâu đi t́m chủ gà, ở thành phố này hơi nào để ư... Vậy mà rồi bữa sau, cậu tôi t́m tới ông cụ ở cuối đường làm quen, nói chuyện gà đó!

Vậy là ông cụ "nhớ làng xóm quá rồi...ở chốn thị tứ xe cộ ồn như vầy mà để lỗ tai lắng đón không sót một tiếng gà gáy..."

Thôi, thế là cuối năm, một người nữa lại quay về, gắn liền vận mệnh ḿnh với số phận làng mạc.

Trên đời, không có Thập Tam nào trong thực tế, mà chỉ có tác giả mới là người để lỗ tai lắng đón không sót một tiếng gà gáy. Tuy nhiên, không giống nhân vật Thập Tam ḿnh đă hư cấu, Vơ Phiến dường như đă lỗi hẹn với một buổi cuối năm nào đó.

Thôi th́ chuyện cà kê gà ngóe Tết Ất Dậu năm nay nên ngưng lại ở đây, nơi tiếng gà lạc loài, eo óc, năo nùng này.

Thay lời kết

Con gà thường trực trong phong cảnh nông thôn, từ vườn rộng rào thưa, đến ngă ba sông nước bốn bề, sớm trưa, chiều tối ; con gà thân thiết trong tâm cảnh Việt Nam, từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cục tác lá chanh, đến bàn thờ ông bà ngày giỗ tết, vào đến văn thơ, tranh pháo ngày Xuân.

Chuyện gà ngày Tết, nói bao nhiêu cũng không hết những ư những t́nh mà Bàng Bá Lân đă gợi lên trong một câu thơ ngắn gọn :

Tết về nhớ bánh chưng xanh
Nhớ tràng pháo chuột, nhớ tranh Lợn-Gà

Nguồn: BBC.UK

 


 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17