Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Bàn về nguyên nhân của quan niệm coi thơ ca dân gian là "thơ ca tự nhiên", là "thơ ca có tính chất tự nhiên"

TS. Nguyễn Hằng Phương (ĐHSP, ĐH Thái Nguyên)

Thẩm định giá trị của văn hóa văn nghệ là một công việc hết sức khó khăn. Đối với văn học dân gian, điều đó c̣n khó hơn gấp bội. V́ vậy, đ̣i hỏi người nghiên cứu không phải chỉ có cái nh́n thiện chí, mà c̣n phải có cách làm thận trọng đối với vốn di sản truyền thống này.

Để làm rơ nguyên nhân của quan niệm coi thơ ca dân gian, là "thơ ca tự nhiên", là "thơ ca có tính chất tự nhiên”, chúng tôi thấy trước hết cần t́m hiểu khái niệm “thơ ca dân gian”, nhằm tạo nên ngôn ngữ đối thoại thống nhất trong phạm vi bài viết; đồng thời đặt đối tượng nghiên cứu của bài viết (thơ ca dân gian) vào một quỹ đạo nhất định để có điều kiện xem xét những ư kiến đánh giá về nó trên phương diện thẩm mỹ. Tiếp đó, vấn đề cần làm sáng tỏ là: nguyên nhân nào đă khiến các học giả có quan niệm hoặc là “duy lư” hoặc là “viển vông” (chữ dùng của giáo sư Đinh Gia Khánh) như vậy về thơ ca dân gian.

1. ở đây, chúng tôi không có điều kiện và thấy cũng không cần thiết phải tŕnh bày một cách có hệ thống khái niệm "thơ ca dân gian". Xác định khái niệm để đưa ra một cách hiểu cơ bản thống nhất là mục đích chính của chúng tôi trong phần này

1.1. Trước hết điểm qua vài nét về khái niệm dân ca dân gian của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

ở nước Nga trước Cách mạng, những tên gọi như “văn học dân gian”, “văn học dân gian truyền miệng”, “thơ ca dân gian” dùng để chỉ khái niệm “ Sáng tác thơ ca dân gian” [1.5]. Như vậy, các nhà folklore Nga đă từng dùng khái niệm thơ ca dân gian để chỉ toàn bộ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng của quần chúng lao động.

ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học có tên tuổi đă đề cập đến khái niệm “thơ ca dân gian” trong các chuyên luận, các giáo tŕnh về văn hóa, văn học dân gian. Chúng tôi xin nêu một vài thí dụ:

Trong giáo tŕnh Lịch sử văn học Việt Nam, phần văn học dân gian Tập II của hai tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, tác giả Chu Xuân Diên có nói đến khái niệm “thơ ca dân gian”, chú ư đến mối qua hệ vốn có tính nguyên hợp giữa thơ và nhạc trong thơ ca dân gian[2.303-304].

Trong chuyên luận nghiên cứu tiến tŕnh lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, giáo sư Đỗ B́nh Trị có nhấn mạnh vai tṛ chủ chốt của thơ ca dân gian trong quá tŕnh phát triển lâu dài của ngôn ngữ văn học, của thể loại thơ ca và văn hóa âm nhạc[3.159].

Giáo sư Hoàng Tiến Tựu trong một cuốn giáo tŕnh văn học dân gian cũng đưa ra nhận định “khái niệm “thơ ca dân gian” rất rộng, bao gồm phần lời thơ trong các h́nh thức sáng tác dân gian khác (như lời thơ trong câu đố, trong một số truyện kể dân gian, trong những h́nh thức dân gian truyền miệng có nguồn gốc văn học...)[4.139]”.

Trong chuyên luận: Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam á, giáo sư Đinh Gia Khánh có nhắc đến khái niệm thơ ca dân gian khi điểm qua các công tŕnh sưu tập, biên soạn của các thế hệ nho sĩ Việt Nam thời phong kiến tự chủ. Tác giả thể hiện quan niệm của ḿnh về thơ ca dân gian qua việc xếp vào mục thơ ca dân gian các tác phẩm thơ cổ như: Nam Phong giải trào, Nam Phong nữ ngạn thi (Trần Danh án và Ngô Đ́nh Thái), Quốc Phong thi hợp thái (Nguỵ Khắc Tuần), Nam thi quốc phong (Nguyễn Đăng Tuyển)[5.289]...

Đặc biệt trong chuyên luận gần đây: Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xă hội Việt Nam, giáo sư Đinh Gia Khánh đă dẫn ra và phân tích những quan niệm về giá trị của thơ ca dân gian của các học giả... Về vấn đề này, chúng tôi xin trở lại vào phần sau khi t́m hiểu nguyên nhân của các quan niệm trên.

1.2. Như vậy, các tác giả không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về thơ ca dân gian, nhưng đó là những định hướng rất cơ bản giúp ta hiểu khái niệm này. Chúng tôi cho rằng có thể giới thuyết như sau về khái niệm thơ ca dân gian: Thơ ca dân gian không chỉ toàn bộ sáng tác dân gian như quan niệm của các nhà folklore Nga. Thơ ca dân gian là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ lời thơ (bao gồm lời của các loại dân ca (tức ca dao) và lời thơ trong các h́nh thức sáng tác dân gian khác). V́ vậy, đối tượng quan tâm chủ yếu của bài viết này là lời thơ, kể cả lời thơ của những tác phẩm tự sự như sử thi, anh hùng ca cổ (v́ chúng ít nhiều cũng có nội dung trữ t́nh). Và mặc nhiên, ở đây là xem xét những quan điểm, những hiện tượng đă diễn ra trong quá khứ, v́ vậy, tất sẽ phải chấp nhận những khái niệm, những cách hiểu có thể không hoàn toàn trùng khít với những khái niệm, những cách hiểu hiện đại, kể cả nội hàm khái niệm “thơ ca dân gian” và một vài khía cạnh nào đó của quan niệm trong thẩm định văn học nghệ thuật mà chúng tôi tŕnh bày sau đây:

2. T́m căn nguyên của quan niệm coi thơ ca dân gian là "thơ ca tự nhiên" là "thơ ca có tính chất tự nhiên" phải bắt đầu từ việc xem xét bản thân quan niệm. Có thể quy các quan niệm đó về hai cấp độ:

- Coi thơ ca dân gian là thơ ca tự nhiên , thơ ca của sự hồn nhiên và chính v́ sự tự nhiên, hồn nhiên đó mà nó vĩ đại, bất tử.

- Đẩy quan niệm trên tới mức cực đoan, cho rằng thơ ca dân gian là thơ ca thần linh (có “bước đi của thần linh” hoặc có được là do “linh khí của núi sông”).

Những quan niệm trên đă được giáo sư Đinh Gia Khánh tŕnh bày kỹ lưỡng trong chuyên luận Văn học dân gian với sự phát triển của xă hội Việt Nam [6.124-138]. Bằng sự nh́n nhận sâu sắc và có cơ sở khoa học, giáo sư đă chỉ ra hạt nhân duy lư trong quan niệm về "thơ ca tự nhiên" cũng như sự viển vông của quan niệm về "thơ ca thần linh”. Từ những quan niệm của các học giả phương tây như: Thomas Gray, Césarôtti Cocchiara, Jacob Grimm, Wilhem Grimm... đến ư kiến của các nho sĩ Việt Nam như Phạm Đ́nh Toái, Vương Duy Trinh, Ngô Giáp Đậu, Nguyễn Can Mộng... đều cố gắng lư giải cái hay, cái đặc sắc đến mức khó giải thích của bản thân thơ ca dân gian cũng như sự xuất hiện bột phát, tự nhiên của nó từ trong môi trường sinh hoạt của dân chúng. Những học giả ấy có thể nhắc lại hoặc không nhắc đến khái niệm thơ ca tự nhiên nhưng trong quan niệm của họ, ta đều thấy sự giải thích mang đậm màu sắc tự nhiên, huyền bí. Vậy, nguyên nhân nào đă khiến họ nảy sinh quan niệm này? Theo chúng tôi có ba lư do cơ bản sau đây:

2.1. Choáng ngợp bởi giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân bản của thơ ca
dân gian.


Như tác giả chuyên luận Văn hóa dân gian với sự phát triển của xă hội Việt Nam đă tŕnh bày [6. ], những học giả đưa ra quan niệm này đều bị “choáng ngợp” bởi giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân bản mà thơ ca dân gian mang lại. Sésarôtti th́ viết “những bài thơ (...) giống như những khu rừng thiêng của các tộc người Xen tơ cổ xưa, những bài thơ ấy gây cho người ta sự kinh hăi... người ta cảm thấy như có một vị thần linh trong từng bước đi ở trong đó”. Trước đó, Thomas Gray (một học giả người Anh) đă từng ngợi ca cảm hứng hồn nhiên của thơ ca dân gian trong bài tụng ca nhan đề “ Người nghệ sĩ dân gian cổ”. Hay Nguyễn Can Mộng (một nho sĩ Việt Nam thế kỷ XIX) cho rằng “ngạn ngữ, phong dao là một áng văn vần thiên lăi (thiên lăi - ống sáo trời) và nghe “như hát, như ru, như đàn sáo rộn rịp”... Theo suy nghĩ của chúng tôi, vẻ đẹp hồn nhiên, hoang sơ và đặc sắc của thơ ca dân gian đă khiến các học giả choáng ngợp và t́m cách lư giải. Mà trong thời điểm lịch sử đó, người ta chưa đủ điều kiện hoặc chưa nghĩ đến cách giải thích khoa học về thơ ca dân gian. Chính đó là nguyên nhân đầu tiên dẫn họ đến quan niệm thơ ca dân gian là “thơ ca tự nhiên”, "thơ ca có tính chất tự nhiên”.

2.2. Sự "bùng nổ" tự nhiên của phong trào thơ ca dân gian

Cũng qua ư kiến cả các học giả, chúng ta như được chứng kiến sự xuất hiện tự nhiên, sự “bùng nổ” tự nhiên của phong trào thơ ca dân gian. Đó là một hiện tượng rất khó lư giải đối với các học giả, nho sĩ thời đó. Wilhem Grimm (Tức Grimm em, một trong hai người đứng đầu trường phái lăng mạn Đức) cho rằng: “ Thơ ca dân gian là sự biểu hiện một cách nhân loại của tính thần linh”. Ông c̣n viết: “Anh hùng ca thể hiện ra một cách trần trụi, bản nhiên và nó phản ánh bản thân h́nh tượng của Thượng đế”. C̣n Jacôb Grimm (tức Grimm anh) th́ cho rằng anh hùng ca của người Giecmanh cổ (người Đức cổ) có nguồn gốc siêu nhiên... v́ nó được sáng tác một cách bột phát.

Phạm Đ́nh Toái, một nho sĩ Việt Nam thế kỷ XIX lại đi sâu vào một thể thơ (thể lục bát) để chỉ ra cái”tự nhiên” trong sự xuất hiện, “tự nhiên” trong phương thức “bắt chước” của thể thơ lục bát ở Việt Nam. Trong bài tựa sách Quốc âm thi tập, ông viết như sau: ... “Thể này thông dụng khắp bờ cơi, không hẹn mà cùng như nhau, những bậc tao nhân mặc khách mở miệng thành vần, những kẻ khuê phụ, điền phu buông lời hợp điệu (...). Than ôi! trời đất c̣n dài, non sông vẫn thế, có cơi bờ nhân vật, phận thuộc sao Dực, sao Chẩn, tức là có phong tục, thanh âm của nước Viêm bang...” (Viêm bang: xứ nóng, chỉ nước ta). Đó là cách giải thích sự ra đời và phát triển của thể thơ lục bát bằng “linh khí núi sông” của Phạm Đ́nh Toái. Phạm Đ́nh Toái tuy không dùng đến thuật ngữ “thơ ca tự nhiên” nhưng qua cách giải thích đă cho thấy ông coi thơ ca dân gian là thơ ca tự nhiên và hơn thế c̣n đưa quan niệm đó đến chỗ thần bí.

Sau Phạm Đ́nh Toái, Ngô Giáp Đậu (một nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷXX) lại giải thích hiện tượng toàn dân, khắp nơi sử dụng thơ ca dân gian bằng quan niệm về “dóng thớ” tự nhiên. Tức ông so sánh việc nối vần trong sáng tác thơ ca dân gian với việc chẻ tre. Người đời chỉ việc lựa theo “dóng thớ” ấy mà đặt thơ.

Đặc biệt, Nguyễn Can Mộng (một nho sĩ đầu thế kỷ XX) cho rằng ngạn ngữ, phong dao không phải do văn sĩ tạo nên, “thôi xao” mà thành (Thôi xao ngụ ư chỉ khổ công trong sáng tác văn học), mà là thứ văn chương tự nhiên, bột phát. Và, v́ “thơ ca tự nhiên mà trở nên vĩnh hằng” v.v...

Như vậy, sự xuất hiện và “bùng nổ” của thơ ca dân gian là một hiện tượng mà các học giả thời đó rất khó lư giải. Đó là nguyên nhân thứ hai mà chúng tôi nghĩ đến khi giải thích quan niệm coi thơ ca dân gian là “thơ ca tự nhiên”. Và trên thực tế, họ chỉ c̣n biết giải thích bằng cảm nhận chủ quan, thiếu cơ sở khoa học: cho đó là sự “thể hiện một cách nhân loại của tính thần linh”, là “linh khí núi sông”, là “dóng thớ” có sẵn trong tự nhiên...

2.3. Chưa cộng cảm với sự chủ thể sáng tạo của thơ ca dân gian

Nguyên nhân thứ ba của quan niệm coi thơ ca dân gian là “thơ ca tự nhiên”, thơ ca có “tính chất tự nhiên”, theo chúng tôi là do những người đưa ra quan niệm trên chưa có được một mối quan hệ đồng cảm, cộng cảm với dân chúng - chủ thể tạo ra thơ ca dân gian nói riêng, văn hóa dân gian nói chung. Phải chăng, họ chưa thực sự sống trong môi trường văn hóa của dân chúng, chưa hiểu hết nhu cầu và khả năng sáng tạo văn học nghệ thuật của những con người “chân lấm tay bùn”. Điều đó có thể giải thích bằng vị trí trong xă hội của tầng lớp học giả, nho sĩ. Tuy nhiên, công bằng mà nói, dân chúng không hoàn toàn chỉ là những người thất học hoặc ít học mà có cả những người có học - những nho sĩ b́nh dân. Họ đă cùng người dân lao động sáng tạo ra những giá trị văn hóa nói trên.

3. Thay lời kết

Theo chúng tôi, ở trên là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những quan niệm lệch lạc. Tuy nhiên, những quan niệm của các học giả phương tây và Việt Nam ngẫu nhiên lại gặp gỡ nhau ở nhiều điểm: giải thích một cách thần bí về hiện tượng thơ ca dân gian, đề cao quá đáng thơ ca dân gian, coi thơ ca dân gian là khuôn thức mà mọi người tuân theo như tuân theo một vị thần linh. Điều đó khiến ngày nay, khi xem xét chúng ta phải đặt câu hỏi. Và những quan niệm ấy cũng “phản ánh một sự khúc xạ nhất định t́nh h́nh thực tế”[6.14]. Có điều, cách giải thích của các học giả là không có căn cứ, không theo tinh thần khoa học. Theo chúng tôi, vẫn có thể gọi thơ ca dân gian là “thơ ca tự nhiên” ở chỗ là hiện tượng văn hóa nảy sinh một cách tự nhiên từ cuộc sống. Nhưng qua hoạt động thực tiễn, tự nhiên đó đă được con người nhận thức, được con người cải tạo... trở thành “tự nhiên” mang tính sáng tạo.

Sáng tạo văn hóa nói chung là công lao của cả nhân loại, sáng tạo thơ ca dân gian nói riêng - công đầu thuộc về đại bộ phận người dân lao động. Coi thơ ca dân gian là “thơ ca tự nhiên” là "thơ ca có tính chất tự nhiên”, là “linh khí núi sông”, là nghệ thuật trong đó có “thần linh trong từng bước đi” thoạt nghe là quan niệm đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa thơ ca dân gian, song xem xét kỹ, lại là phủ nhận thơ ca dân gian, phủ nhận vai tṛ của những người sáng tạo ra nó.

Và quan niệm trên cho rằng “Văn chương tự nhiên mượn cửa miệng dân chúng mà thể hiện ra”. Như vậy, hóa ra là: những tác phẩm văn chương ấy dù có “bùi tai nghe lọt”, “văng vẳng măi ở bên tai chúng ta”... cũng nhờ cái tự nhiên mà thần linh điều khiển chứ không phải cái tự nhiên sáng tạo mà những kẻ “điền phu, dă lăo, hạng phụ tầm thường” “thôi xao” qua bao thế hệ mà thành. Như vậy, thử hỏi, có bất công quá chăng?!

===================


Tài liệu tham khảo

1. Nôvicôva A. M. (chủ biên) - Sáng tác thơ ca dân gian Nga Tập I. (Đỗ Hồng Chung và Chu Xuân Diên dịch). Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp. H., 1983.
2. Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên - Lịch sử văn học Việt Nam, phần văn học dân gian Tập II.
3. Đỗ B́nh Trị - Nghiên cứu tiến tŕnh lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I xuất bản năm 1978.
4. Hoàng Tiến Tựu - Văn học dân gian tập II. Nhà xuất bản Giáo dục, 1990.
5. Đinh Gia Khánh - Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam á. Nhà xuất bản Khoa học xă hội, H., 1993.
6. Đinh Gia Khánh - Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xă hội Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia H., 1995.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17