Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Nghe Nhạc English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Diêu Dụng
 
Dẫn Giải
Cảm Nghĩ
Chợ Quê
Chữ Nôm
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Liên Mạng Thành Viên
Trang Chủ
Hồng Vũ Lan Nhi 1 & 2 Phong Thủy HKH
 

T́m Bài Trong Toàn Trang Ca Dao Tục Ngữ bằng

 

Nguồn gốc tiền An Pháp Nguyên Bảo

Lục Đức Thuận

Copyrights by the Author and VietAntique.com

 

 
 


 
            " Mạc thị sở chú tiểu gián hữu Thái B́nh An Pháp đẳng tự lưu nhập Thuận Hoá ",  ( Họ Mạc đúc tiền gián nhỏ có chữ Thái B́nh An Pháp được lưu hành vào hạt Thuận Hóa) , lời ghi chú duy nhất về tiền An Pháp của Lê Qúy Đôn trong sách Phủ Biên Tạp Lục đă gây ra nhiều tranh luận về nguồn gốc của đồng tiền. Có ư kiến cho rằng tiền An Pháp do Mạc Thiên Tứ đúc, ư khác lại cho người đúc là con cháu của Mạc Đăng Dung và c̣n có giả thuyết muốn gán ghép nguồn gốc của đồng tiền vào thời vua Lê Lợi kháng chiến chống giặc Minh. Tóm lại chúng ta có thể phiền trách người xưa sao quá keo kiệt, không ghi thêm vài chữ họ tên cho con cháu ngày nay ít hao tốn công sức tranh luận với nhau.

             Từ xưa, sự kiện lịch sử không có sử liệu minh bạch có thể được giải thích theo cách nào cũng được, nhưng phải có những luận cứ kèm theo để hổ trợ cho đường hướng đó. Công luận sẽ dựa trên những luận cứ mà suy xét sự hữu lư của đường lối giăi thích. Có thể một quan điễm xưa sẽ bị đánh đổ bởi một quan điễm mới một khi người ta dựa vào những khám phá cận đại hơn. Người ta đă chẳng từng cho trái đất h́nh vuông là ǵ? Nhân dịp gần đây, vài di vật khảo cổ được t́m thấy trong khi đào móng xây dựng cửa hàng Bách Hóa của phố Tràng Tiền ở Hà Nội, tôi mạn phép đề cập lại nguồn gốc của đồng tiền An Pháp, tóm luận những giăi thích từ ngày xưa đến nay và chia xẻ cùng độc giả vài nhận xét thô thiển về vấn đề này.

 VUA lê lợI đúc trong thờI gian kháng chiến giặc minh

             Trước hết tiền An Pháp được một số cổ tiền gia xếp loại vào khoảng thời gian cuối triều Trần và trước triều Hậu Lê. Đó là khoảng thời gian mà vua Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh sau mười năm kháng chiến gian truân. Luận cứ này đă được phần lớn các cổ tiền gia Tây Phương ủng hộ. Vào cuối thế kỷ 19, Edward Toda đă cho rằng tiền An Pháp do vua Lê Lợi đúc, cùng với những đồng Chính Pháp nguyên bảo, Trị Thánh nguyên bảo, Trị Thánh b́nh bảo, Thái Pháp b́nh bảo và Thánh Quan thông bảo. (1) Toda không cung cấp luận cứ nào cho cách xếp loại của ông. Năm 1900, cùng ư kiến với Toda, Lacroix Désiré c̣n đưa thêm đồng Trị Pháp b́nh bảo vào thời gian này. Luận cứ của ông cho rằng, tiền đúc trong những giai đoạn kháng chiến thường nhỏ và  có những chữ B̀NH, chữ PHÁP trong giai đoạn khởi nghĩa và chữ THÁNH khi sắp thành công. (2) Luận cứ này khá phong phú, nhưng không thấy Lacroix giăi thích v́ sao về những loại tiền nhỏ khác cũng có chữ B́nh, Pháp, Thánh như Tường Thánh, Tường Pháp, Thiên Thánh....lại không được ông xếp loại như trên.

 Francois Thierry, cổ tiền gia đương thời, dè dặt hơn cho rằng có nhiều loại tiền An Pháp và vài dạng có thể được xếp loại vào thời gian sau Trần trước Hậu Lê nhưng không xác định là do ai đúc. Luận cứ của ông ta rằng,

-          chữ Nguyên viết triện trong tiền cổ Việt Nam xuất hiện đầu tiên từ tiền Nguyên Phong, Thiệu Phong đời Trần. (3) Do đó, An Pháp không thể được đúc trước những tiền này.

-          Theo lời Đinh Phúc Bảo, dẫn theo Đại Việt Sử Kư, Nguyễn Bổ làm loạn vào cuối Trần (1391-1392) xưng vương với niên hiệu Hi Nguyên. Francois Thierry cung cấp chi tiết Nguyễn Bổ xưng vương được ba năm từ 1379 đến 1382 (4) . Tiền Hi Nguyên được Đinh Phúc Bảo, Toda, Lacroix Desire, Miura Gosen và Thierry xếp vào cuối Trần 1392 do Nguyễn Bổ đúc.

Toda, Miura  và Lacroix chỉ nói về Nguyễn Bổ nhưng không dẫn chứng tài liệu từ đâu. Đinh Phúc Bảo, theo Thierry, dẫn chứng từ Đại Việt Sử Kư về Nguyễn Bổ với niên hiệu Hi Nguyên.

      Từ suy luận tiền Hi Nguyên do Nguyễn Bổ với niên hiệu Hi Nguyên, các tác giả có lư do xếp một loạt những đồng có chữ Nguyên viết triện theo kiểu tiền Hi Nguyên vào cuối thời Trần trước Hậu Lê như Thiên Thánh nguyên bảo do Phạm Sư Ôn đúc (?), Thiên Phù nguyên bảo, Tường Nguyên thông bảo, rồi những loại tiền có chữ Thánh, B́nh, Pháp vào thời gian kháng chiến để giải phóng tổ quốc (5). Chỉ có họ Đinh xếp tiền An Pháp vào thời Mạc Thiên Tứ. Lư do xếp đặt này có đứng vững hay không, tôi xin đào sâu thêm để t́m hiểu.

       Đối với cách xếp loại này, tôi xin đưa ra một vài nhận xét mà tôi đă thu thập được.

1.       Ba bộ chính sử của Việt Nam là Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Đại Việt Sử Kư Tiền Biên, cũng như Việt sử Tiêu Án hoàn toàn không nói đến Nguyễn Bổ có niên hiệu Hi Nguyên. Chính sử chỉ ghi rằng Nguyễn Bổ làm loạn, bị giết chết vào tháng 8 năm 1379. Không biết Đại Việt Sử Kư nào đă nói đến niên hiệu Hi Nguyên của Nguyễn Bổ, cũng như Nguyễn Bổ xưng vương trong ba năm ? (6)

2.       Các tiền Thiệu Phong, Đại Trị , Đại Định chính thống của nhà Trần chỉ trước đó một thời gian ngắn, cũng như những đồng Thiên Khánh, Thuận Thiên nguyên bảo sau đó vài năm th́ ngày nay lại tương đối ít thấy. Trong khi các thứ tiền Thiên Thánh, An Pháp, Tường Phù, Hi Nguyên...do phản loạn đúc trong vài năm hay vua Lê Lợi đúc th́ hằng ngày có thể t́m thấy trên thị trường tiền cổ. Ở Việt Nam, nắm một nắm tiền cổ trong tay từ những nơi mua bán, tôi chắc chắn sẽ t́m thấy một đồng An Pháp, Thiên Thánh hoặc Tường Phù.

3.       Đọc lại trang sử mười năm kháng chiến gian khổ của vua Lê Lợi, ' tháng 2, 1418, vua hết lương, không c̣n ǵ nổi lửa ...  tháng 12, 1422, quân lính hết lương, hơn 2 tháng, chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi, vua giết 4 con voi và cả ngựa của ḿnh cưỡi để nuôi quân sĩ ... tháng 1,1425 vua mang quân đến Nghệ An...bấy giờ quân lính đă ba ngày chưa được ăn ', (7) tôi thắc mắc với cuộc chiến nguy hiễm và khó nhọc, làm sao vua Lê Lợi có thể đúc qúa nhiều thứ tiền với số lượng lớn c̣n lưu lại đến ngày nay như thế ?

4.       T́nh trạng thiếu đồng, thiếu tiền ngay sau khi vua Lê LợI lên ngôi đă được Phan huy Chú nói rơ trong Lịch triều hiến chương loại chí " Năm thứ 2 sai các quan trong ngoài hội bàn phép tiền. Tờ chiếu nói: Tiền là huyết mạch của dân, không thể không có. Nước ta vốn có mỏ đồng, nhưng đă bị rợ Hồ tiêu hủy, trăm phần chỉ c̣n có một. Nay dùng vào việc quân việc nước thường bị thiếu thốn; thế mà muốn cho có đủ tiền để tiêu dùng lưu thông, thuận tiện cho dân th́ chẳng khó lắm sao? ". (8). Ông c̣n bàn rộng: " Xét hồi đầu nhà Lê mới khai sáng, khi bị quân Minh chiếm cứ, sản vật dưới đất bị mất cả, đồ dùng của dân đều thiếu thốn, nên bây giờ lo làm sao cho có đủ dùng, mới bàn đến việc tiền, muốn đúc thêm ra th́ khổ nỗi không có đồng, muốn dùng tiền giấy th́ lại sợ khó tiêu.." (9)

5.       So sánh các đồng tiền mà Toda và Lacroix cho rằng vua Lê Lợi đúc với những đồng Thiên Khánh và Thuận Thiên nguyên bảo mà sử sách đă ghi vua đúc chỉ trong ṿng 5 năm sau đó, tôi không thấy thư pháp, kim loại của những tiền này tương tự các đồng An Pháp, Thiên Thánh.. ǵ cả.  

6.       V́ sao Lê Qúy Đôn không nói đến thứ tiền An Pháp của vua khai tổ nhà Hậu Lê là triều đại  ông đang phục vụ, mà lại viết về tiền An Pháp của Mạc thị, nếu vua Lê Lợi thật sự đă đúc tiền An Pháp ?

                                           Nhà mạc ở cao bằng đú

             Kế đó là tiền An Pháp c̣n được Thierry xếp loại vào thời con cháu nhà Mạc ở Cao Bằng đúc trong thời gian chiến tranh với nhà Trịnh. Thierry đă có một mẫu tiền An Pháp với nét chấm cuối của bộ Thủy của chữ Pháp đá lên không cao và cho rằng mẫu tiền này có thể do nhà Mạc ở Cao Bằng đúc (10) . Hầu hết các đồng An Pháp t́m thấy đều có đặc tính nét chấm cuối đá lên thật cao. Li Tana cũng cho rằng có thể một số tiền An Pháp của nhà Mạc ở Cao Bằng đúc được lưu hành ở Đàng Trong trong những ngày đầu thời chúa Nguyễn. (11)

              Luận cứ cho cách xếp loại này dựa vào sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn dẫn bởi câu đầu tiên trong bài viết này. Sách Phủ Biên Tạp Lục thuật chuyện chúa Trịnh, chúa Nguyễn trong triều Hậu Lê nên bàn đến chuyện con cháu Mạc Đăng Dung cũng như nói đến chuyện Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn cho dung thân ở đất Hà Tiên. Nếu chú ư đến nguyên bản chữ Hán th́ độc giả nhận rơ Lê Qúy Đôn viết hai chữ Mạc khác nhau để phân biệt hai ḍng họ trên. Chữ Mạc, khi viết về Mạc Đăng Dung, Lê Qúy Đôn dùng chữ Mạc thông dụng; trong khi chữ Mạc viết về Mạc Cữu được viết với dạng đặc biệt. Theo giáo sư Trần Kính Ḥa trong bài Họ Mạc và chúa Nguyễn ở Hà Tiên đăng trong tạp chí Văn Hóa Á Châu, họ Mạc chỉ có một chữ viết, nhưng v́ để phân biệt họ Mạc chiếm ngôi vua, Lê Qúy Đôn đă thêm bộ Ấp vào bên phải của chữ Mạc mà dùng cho Mạc Cữu, để tránh lầm lẩn và phân biệt họ Mạc tốt với họ Mạc làm chuyện soán nghịch. Lê Qúy Đôn đă dùng chữ Mạc theo lối Mạc Cữu trong câu Mạc thị.... 

Một vài nhận xét của tôi về cách xếp loại An Pháp vào nhà Mạc ở Cao Bằng:

1.       Tiền An Pháp với bộ Thủy của chữ Pháp có nét đá thật cao xuất hiện qúa nhiều,nhất là ở  Nam Bắc. Chắc hẳn độc giả đều đồng ư rằng không thể nào nhà Mạc đúc tiền này với số lượng lớn như thế, trong thời gian dung thân trên mảnh đất nhỏ bé ở Cao Bằng.

2.       Tiền An Pháp của nhà Mạc ở Cao Bằng có thể lưu lạc vào xứ Đàng Trong khi con cháu họ Mạc chạy vào Thuận Hóa xin chúa Nguyễn cho chỗ dung thân, khi Cao Bằng thất thủ vào tay chúa Trịnh trong năm 1625. Và chắc hẳn tiền này không có nhiều, bởi nhà Mạc chỉ dung thân trong vùng đất Cao Bằng hạn hẹp. 

                                   Mạc thiên tứ ở hà tiên đúc 

            Phải hỏi rằng Đinh Phúc Bảo đă không chú ư đến hai dạng chữ Mạc khác nhau hay sao, nên tác giả đă xếp loại tiền An Pháp vào thời Mạc Thiên Tứ, con của Mạc Cửu, Đô đốc trấn Hà Tiên. Đinh Phúc Bảo cũng không tŕnh bày luận cứ cho cách xếp loại của ông. 

Một số người nghiên cứu về tiền cổ đương thời như Tạ Chí Đại Trường trong bài Tiền đúc ở Đàng Trong: phương diện, loại h́nh và tương quan lịch sử  nhiều lần nhắc đến tiền An Pháp và mặc nhiên xem như Mạc Thiên Tứ đă đúc tiền này. Nguyên văn của tác giả viết " Lê Qúy Đôn nói Mạc Thiên Tứ đúc Thái B́nh, An Pháp" (12) , hoặc " Tiền An Pháp được các nhà cổ tiền học viện dẫn tiêu biểu cho thứ "An Nam đúc" chứng tỏ số lượng tiền đúc ra rất lớn. Nói cách khác, sự phồn thịnh, tầm mức giao thương rộng răi của Hà Tiên chứng tỏ nơi đồng An Pháp. Lê Qúy Đôn đă chứng kiến việc tiền An Pháp theo thuyền buôn chạy cả vào Thuận Hóa. Tiền An Pháp thấy rộng răi ở Miền Bắc hẳn cũng có lư do v́ số lượng lớn. An Pháp nguyên bảo là tiền của Hà Tiên"(13) . Theo tôi hiểu, ư của tác giả nói rằng Hà Tiên phát triển mạnh, Thiên Tứ đúc An Pháp rất nhiều, đến nổi khi nói đến tiền An Pháp  th́ cổ tiền gia phải ghi "An Nam đúc" (14) , số lượng An Pháp quá nhiều nên tiền chạy ngược lên miền Bắc để rồi lại chạy xuôi vào Thuận Hoá. 

            Cũng theo kiểu luận cứ "mặc nhiên công nhận", Nguyễn Anh Huy trong bài Những phát hiện mới về Họ Mạc đúc tiền  nhận là đă truy lục từ nhiều thư tịch cổ và cho rằng "Sau rất nhiều năm t́m hiểu, chúng tôi đă có đủ các chứng cứ để khẳng định tiền An Pháp nguyên bảo là do Mạc Thiên Tứ đúc tại Hà Tiên"(15) . Tuy nhiên suốt trong bài, tôi không thấy tác giả tŕnh bày những chứng cứ nào cả. Tác giả c̣n ghép 42 thứ tiền khác vào danh sách tiền do Mạc Thiên Tứ đúc.

            Không hiểu nguyên nhân chính của việc xếp loại tiền An Pháp vào đời Mạc Thiên Tứ là do sự hiểu lầm câu viết của Lê Qúy Đôn hay chăng, khi không có bản nguyên văn chữ Hán của Phủ Biên Tạp Lục ? Gần đây sách của Li Tana được dịch sang tiếng Việt với tên Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xă hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18 do nhà xuất bản Trẻ vào năm 1999, nhưng không hiểu v́ lư do ǵ mà các tiểu chú ở cuối trang sách trong chương Tiền Tệ và Thương Măi lại không đầy đủ như trong nguyên bản Anh ngữ của Đại Học Cornell xuất bản năm 1998, cho nên tiểu chú về cách viết hai chữ Mạc khác nhau đă không được in trong bản dịch tiếng Việt, khiến vấn đề Mạc thị .. vẫn chưa được sáng tỏ với một số nhà khảo cứu tiền cổ Việt Nam? 

            Tôi xin tŕnh bày vài nhận xét về cách phân loại tiền An Pháp vào thời Mạc Thiên Tứ:

1.       Chắc chắn rằng câu viết của Lê Qúy Đôn đă nói về nhà Mạc ở Cao Bằng dựa trên sự khác biệt của hai chữ Mạc viết bằng Hán Văn.

2.       Trong những  di chỉ khảo cổ t́m thấy ở miền Bắc ngày nay vẫn thường xuyên có thứ tiền An Pháp "đá lên cao" này. Và tiền An Pháp được t́m thấy nhiều ở miền Bắc hơn miền Nam.

3.       So với Đàng Ngoài và Đàng Trong vào thế kỷ 17, Hà Tiên là một nơi phụ thứ đang khai phá trong miền Nam. Do đó tôi vẫn không t́m được câu giăi đáp v́ sao An Pháp do Mạc Cữu đúc lại nhiều đến nổi lan tràn ở miền Bắc để rồi xuôi ḍng xuống Thuận Hóa ? 

k

             Nhân dịp đọc bản tin về việc đào nền móng cũ tại phố Tràng Tiền ở Hà NộI để xây dựng cửa hàng Bách Hoá Tổng Hợp vào đầu tháng 5 năm 2000 trong báo Giáo Dục và Thời Đại và t́m thấy di chỉ khảo cổ cùng các đồng tiền An Pháp dưới ḷng đất; tôi xin tổng hợp những ǵ về tiền An Pháp, xưa và nay, cổ tiền nói riêng và khảo cổ nói chung để tŕnh bày một trong những khúc mắc trong ngành cổ tiền học Việt Nam với độc giả, hầu chúng ta t́m được một giăi đáp thích hợp. 

            Bản tin cho biết ngành Văn Hóa Hà Nội cho ngừng công tŕnh xây dựng và cho đào một hố lớn với diện tích 115 mét vuông gần góc ngă tư Tràng Tiền và phố hàng Bài vào ngày 19-5 và sau đó thêm hai hố nhỏ nâng diện tích khai quật lên 175 mét vuông. Hố một có tầng văn hóa thứ nhất sau mặt đất 0.5m chứa di vật thời Nguyễn và hiện đại.  Tầng thứ hai ở độ sâu 0,5m - 1,3 m có di vật gốm men Trung Quốc và Việt Nam (Bát Tràng, Phố Hiến) chủ yếu là thế kỷ 17-19, c̣n có sứ Nhật Bản và 3 mảnh bát vẽ lam của nhà Mạc. Tầng thứ ba với độ sâu 1,3m -3,6 m cũng có đồ gốm Việt, Trung Quốc, Nhật vào thế kỷ 17 cùng mấy đồng tiền An Pháp của nhà Mạc từ thế kỷ 15... 

            Tuy nhiên sau khi tiếp xúc với giáo sư Đỗ văn Ninh, Viện Nghiên Cứu Sử Học, Hà Nội, người đă giúp định danh những đồng tiền cổ rỉ sét ở hố số một là tiền An Pháp, tôi được giáo sư cho biết đó là những đồng An Pháp loại bộ Thủy có nét đá lên cao. Ông Ninh cũng cho biết những tầng văn hóa trên không phân biệt rơ ràng và các di vật có thời đại lẩn lộn, không thứ tự. Tuy những tiền An Pháp t́m được không có đặc điểm ǵ, nhưng đă nói lên một hiện tượng thường thấy ở miền Bắc là tiền An Pháp lưu hành rộng răi ở đất Bắc Hà xưa kia. Giáo sư Ninh cũng xác nhận rằng tiền An Pháp rất thường được t́m thấy trên đất Bắc. 

            Ngày nay, hai miền Nam Bắc thống nhất, chúng ta biết rơ hơn về thực trạng của tiền An Pháp qua nhiều cuộc khai quật trên cả hai miền. Tiền An Pháp có nguồn gốc từ đâu ? Giả thuyết vua Lê Lợi đúc không có chứng cớ nào, lại dựa vào một giả thuyết gán ghép khác từ nguồn gốc tiền Hi Ninh và chữ Nguyên giống nhau khiến cho giả thuyết vua Lê LợI không có luận cứ vững vàng. Giả thuyết về họ Mạc vững chắc hơn nhờ vào sách Phủ Biên Tạp Lục. Vả lại, hai họ Mạc, Cao Bằng và Hà Tiên, thời gian họ sống cũng không xa nhau lắm và chỉ trong ṿng một thế kỷ. Ngoài ra hai họ Mạc c̣n có những liên hệ qua chúa Nguyễn như nhà Mạc Cao Bằng về sau chạy vào Đàng Trong t́m chỗ dung thân và chúa Nguyễn cho phép Mạc Thiên Tứ đúc tiền trên lảnh thổ của ḿnh. Tuy nhiên, nói rằng chỉ có Mạc Thiên Tứ đúc tiền An Pháp th́ không đúng với lư lẻ ở trên. Và kết luận rằng chỉ có nhà Mạc ở Cao Bằng đúc th́ cũng không đúng v́ số lượng tràn ngập của tiền. Ngoài ra, vào khoảng thời gian này của thế kỷ 17, dân chúng xứ Đàng Trong cũng được phép đúc tiền riêng đến nổi gây ra loạn tiền kẽm. Phải chăng đây là một nguồn đúc khác của tiền An Pháp ? Có thể hay không tiền An Pháp được con cháu nhà Mạc ở Cao Bằng đúc trước, rồi sau này Mạc Thiên Tứ đúc theo mẫu tiền nhà Mạc ? Thêm vào đó, dân Đàng Trong có thể tự đúc lấy ? Điều khó nhất là làm sao giải thích được hiện tượng tiền An Pháp có nhiều trên miền Bắc ? Tuy nhiên dù có cùng đặc điểm chấm cuối bộ Thủy đá cao, nhưng tiền An Pháp cũng có nhiều mẫu với chi tiết và trọng lượng rất khác nhau. Đây có phải là điễm quan yếu mà chúng ta cần nghĩ về tiền An Pháp có thể do nhiều nguồn đúc khác nhau, từ thời Lê Trung Hưng trở lại ? 

 

Tài liệu trích đăng: 

(1) Edward Toda. Annam  and its minor currency in lại trong The East Asia Journal 6, 1983, tr. 42, 43.

(2) Lacroix Desire. Numismatique Annamite.-  Publications de l'Ecole Francaise d'Extreme Orient, Saigon 1900, tr. 77- 78.

(3) Francois Thierry. Catalogue des monnaies vietnamiennes. Bibliothèque Nationale xuất bản, Paris 1987, trang 41.

(4) Francois Thierry. Catalogue des monnaies vietnamiennes. Bibliothèque Nationale xuất bản, Paris 1987, trang 36.

(5) Lacroix Desire. Numismatique Annamite.-  Publications de l'Ecole Francaise d'Extreme Orient, Saigon 1900, tr. 77.

(6) Nguyên văn trong Catalogue des Monnaies Vietnamiennes, Francois Thierry: (DVSK, cité dans Ting 1940 : 191). Với thư mục liệt kê: Ku chi'en hsueh kang yao, Ting Fu Pao, Sanghai 1940. Reprint Taipei, 1975.

DVSK : Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Toyo bunka kenkyujo, Tokyo 1986, 3 vol. Tôi nghĩ DVSK đây là bản của Thierry sử dụng, không phải bản của Ting dùng. Không hiểu sách của Ting có cho biết bản DVSK nào đă được sử dụng ?

(7) Đại Việt Sử Kư Toàn Thư,  Khoa Học Xă HộI xuất bản, Hà NộI 1993, tập 3, các trang 241, 248 và 254.

(8) Phan huy Chú. Lịch triều Hiến chương Loại chí.  Bản dịch của Cao Năi Quang, Đại học Luật Khoa Sài g̣n xuất bản 1957, tr 411.

(9) Phan huy Chú. Lịch triều Hiến chương Loại chí.  Bản dịch của Cao Năi Quang, Đại học Luật Khoa Sài g̣n xuất bản 1957, tr 413.

(10) Francois Thierry. Catalogue des monnaies vietnamiennes. Bibliothèque Nationale xuất bản, Paris 1987, Planche 2, h́nh 200 và 261.

(11) Li Tana. Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth centuries, Cornell University xuất bản, NewYork 1998, tr. 93.

(12) Tạ Chí Đại Trường. Những bài dă sử Việt. Thanh Van xuất bản, California 1996, tr. 295.

(13) Tạ Chí Đại Trường. Những bài dă sử Việt. Thanh Van xuất bản, California 1996, tr. 296.

(14) Các đồng Đại Định (Dương Nhật Lệ), Thiên Thuận (vô khảo phẫm) đều được ghi chú "An Nam đúc" bởI Đinh Phúc Bảo trong Cổ Tiền Đại Tự Điển. Có lẻ họ Đinh không có ư rằng tiền Thiên Thuận, Đại Định cũng lưu hành rộng rải như An Pháp.

(15) Nguyễn Anh Huy trong bài Những phát hiện mới về Họ Mạc đúc tiền (Tạp Chí Xưa Nay, số chuyên đề Tiền tệ 300 năm Sài G̣n TP. Hồ Chí Minh)

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  Trang Chủ về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/27/09