Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 Thắng Cảnh Châu Đốc

Chùa Hang (Trích từ: http://www.thixachaudoc.com/)
Chùa Hang là tên gọi dân gian của Phước Điền tự, một trong bốn di tích văn hóa lịch sử của núi Sam, cách cụm di tích Tây An tự, miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng một cây số, nhưng vốn là nơi cảnh quang thanh tịnh, ở trên độ cao vừa phải, có hang sâu với truyền thuyết thanh xà bạch xà hấp dẫn, chùa Hang vẫn được du khách, người hành hương tấp nập đến viếng. Từ chân núi đến chùa Hang là con đường nấc thang vừa để dễ đi vừa tạo thêm nét đẹp giữa những khối đá chập chùng. Đoạn đường đủ để người ta đi một hơi rồi đứng lại hít thở không khí trong lành, ngước nh́n cảnh chùa cao vời vợi hay ngắm cảnh đồng bằng bao la bát ngát. Trước chùa có hai ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài ḥa, chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên sườn núi. Phía dưới là bảo tháp của Ḥa thượng Thích Huệ Thiện, vị sư trụ tŕ đời thứ hai viên tịch 1990, thọ 86 tuổi. Phía trên là bảo tháp của bà Thợ, người sáng lập Phước Điền tự. Ngôi bảo tháp này được xây dựng năm 1899. Đă nhuốm màu rêu phong nay được tu sửa lại. Bà Thợ tên thật là Lê Thị Thơ, sinh năm Mậu Dần (1818), quê quán Chợ Lớn, làm nghề thợ may nên thường gọi là bà Thợ. Sau khi có chồng gặp cảnh đời ngang trái, bà từ bỏ cuộc sống đời thường t́m đến núi Sam vào chùa Tây An xin qui y với pháp danh Diệu thiện. Tu được một thời gian, nhận thấy Tây An tự đông người lui tới và bị chính quyền bấy giờ theo dơi nên bà đi lần về hướng tây gặp cái hang sâu yên tĩnh, vắng người, rậm rạp cây cối nên ở lại dựng am tu hành. Sau đó ít lâu, dân sùng đạo địa phương mến mộ công đức của bà nên góp công góp của xây dựng thành ngôi chùa, dù cũng bằng tre la đơn sơ nhưng lớn rộng hơn và từ đó trở thành Phước Điền tự, nhưng người ta vẫn gọi là chùa Hang. Tương truyền trong hang sâu có cặp rắn rất lớn. Con xanh tên Thanh xà, con trắng tên Bạch xà. Nghe tiếng kinh kệ, hai con rắn ḅ lên và sau đó được bà Thợ thuần phục. Chúng không hại người mà đêm đêm c̣n đến nằm khoanh tṛn sau lưng bà nghe kinh, ăn đồ chay cúng Phật và trông chừng thú dữ, kẻ gian, bảo vệ yên tĩnh chốn tu hành. Hiện nay, để tránh nguy hiểm, hang được lấp kín chỉ c̣n lối đi vào cửa sâu khoảng 10 mét, trông rất âm u, huyền bí. Bà Thợ viên tịch năm Kỷ Hợi (1899), hưởng thọ 81 tuổi. Di ảnh bà c̣n lưu lại trong chùa với gương mặt phúc hậu, nhân từ. Trước bảo tháp của bà Thợ là mộ thầy Thông Phán, tức ông Nguyễn Ngọc Cang, người đóng góp rất nhiều cho đợt trùng tu lần đầu tiên. Đến năm 1937, Ḥa thượng Thích Huệ Thiện trùng tu lần thức hai và ngày nay, vào đời trụ tŕ thứ ba, Ḥa thương Thích Thiện Chơn đang tiếp tục trùng tu. Mặt tiền chùa và chánh điện được xây dựng lại khang trang, mỹ thuật hơn xưa. Chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca cùng với các vị Quan Âm, A Di Đà, Đại Thế Chí ở hai bên. Đặc biệt, phía trước là cây cột phướng đồ sộ cao hơn 20 mét. Dưới thềm chùa là hai tượng sư tử bằng xi-măng khá sinh động. Bên trái chùa là Tây lang, vừa được tu sửa và bên phải là ngôi Đông lang cũng vừa được xây dựng mới. Kinh phí sửa chữa một phần do khách thập phương đóng góp, c̣n lại là do tích lũy từ quỹ sản xuất nông nghiệp của chùa.

 

Lăng Thoại Ngọc Hầu
Nếu chùa Tây An sặc sỡ, nguy nga, Miếu Bà đồ sộ, hoành tráng, chùa Hang tao nhă, phiêu diêu th́ lăng Thoại Ngọc Hầu ung dung, đường bệ với những đặc điểm: Mặt nh́n ra con đường nằm bên chân núi, lưng quay về vách đá, tọa lạc trên thềm cao với 9 bậc thang xây bằng đá ong. Một loại đá phải vận chuyển bằng ghe chèo từ Biên Ḥa qua nhiều sông rạch rồi rẽ vào kinh Vĩnh Tế về núi Sam. Chỗ ghe neo lại để lên đá c̣n mang địa danh Bến Vựa, Nhà Neo đến bây giờ. Lăng xây bằng hồ ô đước (thời đó chưa có xi-măng). Bao bọc quanh khu mộ là bức tường dày cả mét, cao hơn đầu người, đă nhuốm rêu phong. Phía trước có hai cửa lớn theo kiểu kiến trúc của các lăng tẩm xưa, hai bên có hai hàng liễn đối. Phía sau là bậc thang đi lên đền thờ được xây trên nền cao. Trong đền thờ có bài vị của Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân, có áo măo cân đai của ông được phục chế và nhiều nghi thờ với các bộ lư đồng. Mặt tiền lăng là khoảng sân rộng nổi bật cái long đ́nh trong có bản sao bia Thoại Sơn. Trước long đ́nh là khẩu súng thần công, bảng xếp hạng di tích và hai con nai bằng xi-măng, tôn thêm vẻ đẹp cho lăng. Trong lăng, chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh năm Tân Tỵ (1761) tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thời kỳ loạn lạc theo gia đ́nh vào Nam cư trú tại cù lao Dài trên sông Cổ Chiên, nay là tỉnh Vĩnh Long. Dưới triều Nguyễn ông được cử làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (gồm các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Vĩnh Long và một phần Kiên Giang). Ông đă có công lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh lắp đường phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Các công tŕnh lớn của ông để lại cho đời sau là: - Đắp lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5 cây số trong năm 1826 – 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Đoạn nằm trong nội ô thị xă Châu Đốc hiện nay vẫn c̣n mang tên ông: Nguyễn Văn Thoại. - Đào kinh Thoại Hà dài hơn 30.000 mét ở núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818 với khoảng gần 1.500 nhân công (Thoại là tên ông được triều đ́nh lấy đặt cho tên núi, tên sông). - Đào kinh Vĩnh Tế dài theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc – Hà Tiên nối lưu thông sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan, dài hơn 90 cây số, huy động trên 80.000 nhân công thực hiện từ 1819 đến 1824. Tên phu nhân Thoại Ngọc Hầu được đặt cho con kinh chiến lược này: Vĩnh Tế (bà tên thật là Châu Thị Tế nhưng thuộc ḍng Châu Vĩnh, cha là Châu Vĩnh Huy). Bên phải mộ ông là mộ bà vợ chính Nhất phẩm phu nhân Châu Thị Tế, mất năm Bính Tuất (1826). Bên trái có ngôi mộ khiêm nhường hơn là của bà vợ thứ Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt, mất năm Tân Tỵ (1821). Trước mỗi đầu mộ đều có bức b́nh phong, chân mộ là bi kư. Ở bức tường phía trước mộ đặt bia đá Vĩnh Tế Sơn. Thoại Ngọc Hầu mất năm Kỷ Sửu (1829), hưởng thọ 68 tuổi. Qua vị trí các ngôi mộ và năm mất của ông và hai bà vợ, ta có thể biết chắc rằng khu lăng mộ này được xây dựng theo ư ông, bởi ông mất sau hai bà. Trong nộ lăng c̣n có 14 ngôi mộ và ngoại vi lăng cũng có khoảng 50 ngôi mộ xây với nhiều h́nh thức khác nhau: voi phục, trái đào, cái nón… đây là những ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc và những người có công đă chết trong cuộc đào kinh Vĩnh Tế gọi là Nghĩa trủng (đến nay c̣n lưu truyền bài tế Nghĩa trủng văn đọc rất lâm li, bi tráng). Tương truyền hai ngôi mộ có h́nh trái đào và cái nón là của cặp đào kép chánh trong đoàn hát bộ theo biểu diễn cho ông xem khi c̣n sống. Ngoài những sắc phong của triều đ́nh nhà Nguyễn và các văn bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn, c̣n có bia “Châu Đốc tân lộ kiều lương” dựng tại núi Sam năm 1828 nhằm kỉ niệm ngày hoàn thành con lộ Châu Đốc – núi Sam, ngày nay không c̣n nữa nhưng văn bia vẫn c̣n ghi trong sử sách.

 

Đồi Bạch Vân
 
Bạch Vân, một ngọn đồi của núi Sam, cao gần 100 mét. Nếu núi Sam có h́nh con Sam, th́ đồi Bạch Vân là cái đầu, hướng về phía Bắc. Bạch Vân có nghĩa là mây trắng, nhưng ngọn đồi không cao, làm sao có mây trắng? Khoảng năm 1942, có một cư sĩ lên đây cất am tu thân, đặt tên là Bạch Vân am, từ đó ngọn đồi có tên Bạch Vân, chứ thực ra tên cũ của ngọn đồi này là núi nhỏ. Lên Bạch Vân có hai đường chính. Một đi theo ghềnh đá ở phía sau lăng Thoại Ngọc Hầu, thay v́ đi thẳng lên pháo đài, đến lưng chừng núi rẻ qua cầu Ḥa B́nh sang Bạch Vân. Hoặc đi ṿng chân núi theo hướng tây tới khu nghĩa địa, có đường nấc thang 240 bậc đi lên Bạch Vân khá dễ dàng. Trên Bạch Vân có nhiều tảng đá lớn, cheo leo, chồng lên nhau thành những mái che, hang động thiên nhiên đẹp mắt, thú vị. Có nhiều chùa chiền, am cốc, có tượng Phật bà Quan Âm (ở chùa Phạm Hương), tượng Phật và con rắn hóa long bảy đầu. Hằng năm, vào mùa xuân, dân ở các vùng lân cận thường lên đây hóng gió, tổ chức ăn uống vui chơi. Với độ cao vừa phải, có nhiều mặt phẳng lư tưởng tựa vào các khe đá lồng lộng gió. Bạch Vân thu hút nhiều khách du lịch.

 

Vườn Tao Ngộ và nhà nghỉ mát bác sĩ Nu
Lên khoảng nửa đường là khu du lịch Vườn Tao Ngộ. nằm trên triền nui cheo leo nh́n xuống đồng bằng mênh mông và dăy Thất Sơn hùng vĩ, Vườn Tao Ngộ đă trở thành nơi du ngọan , ngắm cảnh từ lâu đời,. năm 1987, tận dụng ưu thế này Ủy ban nhân dân thị xă Châu Đốc đă cải tạo, xây dựng thành khu du lịch, đồng thời tu sửa, tráng nhựa đường Tháp để người xe dễ dàng lui tới giữa khung cảnh nên thơ, con khủng long cao gần 8 mét được xây dựng vào năm 1993 để tăng thêm vẻ đẹp và sự hoành tráng của khu vực này. Cuối năm 1993, Công ty du lịch cổ phần Hàng Châu đă đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số công t́nh như nhà hàng , nhà trọ, tạo cảnh hoa viên, hồ nước… cùng với hàng chục tượng con thú để thu hút khách du lịch. Hiện nay, khu vực này đang được tái thiết với sự đầu tư của nước ng̣ai. Phía trên Vườn Tao Ngộ một đoạn đường là nhà nghỉ mát Bác sĩ Nu. Ngày xưa bác sĩ Nu xây dựng ngôi biệt thự này để dùng làm nơi nghỉ mát, an dưỡng bệnh nhân trên một vị trí khá độc đáo, vừa đón gió bốn mùa vừa được ngắm phong cảnh hữu t́nh của miền quê sông nước. Theo thời gian ngôi nhà bị ḥng và sụp đổ. Gần đây được chính quyền địa phương xây dựng lại dựa theo kiến trúc cũ, làm nhà nghỉ mát, nhà trọ.

 

Pháo Đài
 
Đỉnh núi Sam gọi là Pháo Đài, cách mặt đất khoảng 230 mét. Vào khoảng năm 1896, tên Chánh tham biện Pháp xây dựng ngôi biệt thự kiên cố có nhiều pḥng để làm nơi nghỉ mát, vui chơi. Tầng trên là ngôi tháp cao h́nh trôn ốc để lên hóng gió. Từ đó, đỉnh núi Sam có tên gọi Pháo Đài. Trong thời kỳ chiến tranh, giặc sử dụng Pháo Đài làm căn cứ pháo binh bắn ra các vùng chung quanh. Năm 1969, anh hùng Hoàng Đạo Cật đánh sập Pháo Đài. Ngày nay, Pháo Đài vẫn là căn cứ quân sự nhưng ngôi biệt thư không c̣n nữa. Muốn lên Pháo Đài có hai con đường chính. Đường ở sau lăng Thoại Ngọc Hầu gần hơn, nhưng dốc đứng phải đi theo gộp đá hoặc nấc thang nên chỉ dành cho người đi bộ. Dọc hai bên đường có rất nhiều chùa chiền, am cốc, quán ăn, hàng nước… Vào mùa hè, hàng phượng bên đường trổ bông đỏ rực , thắp theo ḍng người lên núi một màu hoa lửa thật đẹp. Ngày xưa, con đường này khó đi v́ phải leo trèo theo lối ṃn, ghềnh đá. Bây giờ đă tu sửa, đoạn nào dốc đứng được xây nấc thang, chỗ nào cheo leo có lan can bảo vệ, người già vẫn lên xuống dễ dàng. Gần tới Pháo Đài là ngôi chùa cổ Giác Hương có hậu cảnh rộng, là điểm nghỉ ngơi, ngắm cảnh khá thú vị. Ngă thứ hai lên đỉnh núi là con đường tráng nhựa dài hơn hai cây số, gọi là đường Tháp, sử dụng được các lọai xe hơi và xe gắn máy. Từ Châu Đốc đến ngă ba Đầu Bờ rẻ trái theo đường ṿng chân núi vừa qua khu trường học và nghĩa trang là đường lên núi với hai trụ cổng có 1ối kiến trúc cổ. Dọc con đường này ít chùa chiền, nhưng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng.

 

Làng Bè
Nếu chưa tận mắt chứng kiến, khó mà h́nh dung được ngôi nhà ở trên sông dài gần 30 mét, ngang trên 10 mét, gỗ sơn nhạt, trần lợp simili hoa văn tuyệt đẹp, pḥng khách thoáng rộng với bộ salon trang nhă, các gian buồn tiện nghi như pḥng nghỉ của khách sạn hạng sang, nhà bếp nhà ăn sạch sẽ, trong nhà có đủ ti-vi, tủ lạnh, vidéo, karaoké, xe dream, điện thoại… Ngôi nhà khang trang, sang trọng trị giá gần một tỉ đồng ấy có đáy sâu gần 5 mét bằng loại gỗ sao, bọc lưới inox để nuôi cá ba sa và một số loại các khác. Đó là một trong số hàng trăm bè cá trên sông Châu Đốc và Hậu giang, h́nh thành những làng nổi trù phú, thơ mộng, tạo nên một nét sinh hoạt độc đáo về văn hóa, đặc thù về kinh tế, hấp dẫn du khách và những nhà kinh doanh đến tham quan, nghiên cứu

 

Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa xứ là một di tích nổi tiếng ở Núi Sam, hàng năm thu hút gần 2 triệu lược người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà c̣n từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung… tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.

Miếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính xác. Trong dân gian tương truyền rằng: Cách đây gần 200 năm, núi Sam c̣n hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu.

Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động ḷng tham, chúng xeo nại, t́m cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận đập phá làm găy cánh tay trái pho tượng.

Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa xứ thánh mẫu, nói với các bô lăo: “T ượng bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hăy đ ưa Bà xuống”. Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật t ượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm nhau khiêng t ượng xuống làng nhằm mục đích để ǵn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền đ ược huy động, các lăo làng tính kế để đ ưa t ượng đi, nh ưng không làm sao nhấc lên đ ược dù pho t ượng không phải là quá lớn, quá nặng.

Các cụ bàn nhau chắc là ch ưa trúng ư Bà nên cử ng ười cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại đ ược Bà đạp đồng mách bảo: “Hăy chọn chín cô gái đồng trinh để đem Bà xuống núi”.

Dân làng mừng rỡ tuyển chọn chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng bà đi một cách nhẹ nhàng.

Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi đây nên tổ chức xin keo, được Bà chấp thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.

Lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nh́n ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu, miếu Bà khang trang hơn. Năm 1870, miếu được xây lại bằng đá miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng.

Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính phương Đông. Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng, thoáng khí, vừ uy nghi vừa ấm cúng. Công tŕnh là một quần thể hoành tráng trên mặt bằng rộng với dăy đông lang, tây lang, nhà khách…bao bọc xung quanh cũng với kiến trúc mái cong, lợp ngói xanh, theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Măng, nhưng xây dựng dở dang. Măi đến năm 1995, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần c̣n lại. Trường học được cải tạo thành nhà trưng bày đồ sộ, hài ḥa với miếu.

Tượng Bà đặt giữa chánh điện, đội măo sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh. Khách hành hương đă dâng cúng cho Bà hàng ngàn áo măo, không sử dụng hết, có cái được may từ nước ngoài trị giá vài cây vàng.

Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6. Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu, có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia. Trước kia có nhiều h́nh thức cúng bái mê tín như xin xăm, xin bùa, uống nước tắm Bà để trị bệnh… Ngày nay, những hủ tục đó không c̣n nữa. Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện ḷng tạ ơn Bà bằng nhiều h́nh thức: Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu niệm hoặc các tiện nghi phục vụ cho miếu. Các vật lưu niệm ngày nay quá nhiều, Ban Quản trị đưa vào khu nhà lưu niệm để trưng bày. Tiền hỉ cúng hàng năm lên tới vài tỉ đồng (trong đó có vàng, đô-la). Nguồn tài chánh này ngoài việc trùng tu, xây dựng lăng, miếu c̣n góp phần vào nhiều công tŕnh thủy lợi xă hội địa phương như làm đường, xây trường học, bệnh xá, đóng góp quỹ từ thiện, khuyến học…

Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy tŕ theo nghi thức cổ truyền. Vào lúc nửa đêm 23 rạng 24 tháng tư âm lịch, lễ tắm Bà được tiến hành khoảng hơn một giờ đồng hồ nhằm lau sạch bụi bặm sau một năm dài. Lễ được chuẩn bị từ lúc 23 giờ 30 và bắt đầu lúc 0 giờ. Các vị bô lăo trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượng, dâng trà… Xong phần nghi thức, khoảng 4 đến 5 phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm Bà. Sau khi cởi áo măo, các vị dùng nước sạch có ngâm hoa lài tỏa mùi thơm ngào ngạt để lau cốt tượng. Xong, xịt nước hoa rồi mặc áo măo mới cho Bà. Mặc dù công việc được thực hiện sau bức màn che nhưng có hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài ṿng rào chánh điện.

Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, đây là cuộc lễ chính trong lễ hội vía Bà. Từ đầu hôm, hàng chục ngàn người đă tụ về miếu Bà để được tham dự cuộc hành lễ này. Trước đó, hồi 15giờ cuộc lễ thỉnh sắc thần được tiến hành trọng thể trong tiếng trống lân rộn ră. Các bô lăo và thanh niên trong lễ phục, xếp hai hàng dưới bóng cờ, lộng sặc sỡ, hộ tống long đ́nh rước bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân từ lăng về miếu.

Đúng 0 giờ, cuộc lễ túc yết bái bắt đầu với sự điều khiển của chánh bái và bốn đào thầy. Lễ vật dâng cúng là một con heo trắng đă cạo mổ xong và một dĩa mao huyết tượng trưng cho con heo sống cùng với các mâm xôi, ngũ quả… trong tiếng nhạc lễ và chiêng trống trỗi lên từng hồi, ông chánh bái và các đào thày dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, dâng trà. Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông chánh bái cầm nhành dương văi nước và đọc: “Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa ninh, tam xái nhơn đường, tứ xái quỉ diệt h́nh” (có nghĩa là thứ nhất văi lên trên trời xanh mong điều cao đẹp, thứ hai văi xuống đất cho được màu mỡ, trúng mùa, thứ ba văi loài người được trường thọ, thứ tư văi diệt loài quỉ dữ). Xong, chánh bái ca công nổi trống ba hồi. Đoàn hát bộ trên sân khấu trong vơ ca trước chánh điện đă chuẩn bị sẵn, nổi trống theo và kéo màn tŕnh diễn.

Đến 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lich, lễ chánh tế được tiến hành như lễ túc yết nhưng đơn giản hơn. Và 15 giờ cùng ngày đoàn thỉnh sắc làm lễ hồi sắc, đưa bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân trở về lăng, kết thúc một mùa vía.

Tây An Cổ Tự

Từ Châu Đốc đi vào núi Sam đến ngă ba Đầu Bờ ta thấy một ngôi chùa sừng sững hiện ra bên chân núi, đó là Tây An tự. Ngôi chùa nguy nga với ba ngôi lầu nóc tṛn h́nh củ hành theo kiểu kiến trúc Ấn Hồi, màu sắc sặc sỡ nhưng hài ḥa, đẹp mắt, nổi bật trên vách núi xanh thẫm. Ngôi giữa là chánh điện thờ Phật, hai bên là lầu chuông và lầu trống. Chùa tọa lạc trên thềm cao thoáng rộng. Đi qua một công viên nhỏ, bước lên bậc thềm ta gặp ngay tượng người mẹ bồng con miêu tả tích xưa Quan âm Thị Kính. Trước sân chùa có hai con voi bằng xi-măng lớn như voi thật, con trắng sáu ngà, con đen hai ngà. Đông lang ở phía phải là chùa Địa Tạng thờ Địa Tạng Vương bồ tát theo kinh Địa Tạng. Tây lang là nhà khói rộng răi trên nền đất cao, phía trước đặt hai tượng Quan âm. Bước lên bậc thềm cao vào chùa, các tượng Phật, Bồ tát, thánh tiên… được sơn thếp mỹ thuật, mỗi người mỗi vẻ, thờ kính trang nghiêm. Không khí yên tĩnh, khói hương nghi ngút. Ở chánh điện thờ Phật theo ḍng thiền Lâm tế, ngoài tượng Phật Thích Ca rất lớn ở giữa, c̣n có các tượng: Di Đà, Quan Âm, Tam Thế Phật, Đại Thế Chí… và các vị Bồ tát. Hai bên về phía trước là các vị La hán, Bát bộ kim cang, Tam hoàng ngũ đế… Phía sau thờ các vị sư trụ tŕ chùa Tây An, tượng tạc bằng gỗ uy nghiêm, hiền triết. Đặc biệt, tượng Ḥa thượng Thích Bửu Thọ, người có công lớn trong việc trùng tu chùa, được tạc sinh động như người thật, tay cầm gậy, ngồi bên bàn viết, cốt cách siêu phàm. Riêng Pháp Tạng thiền sư, người khai sáng giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, được dân trong vùng tôn xưng là Phật thầy Tây An, không để lại h́nh ảnh. Ông tên thật là Đoàn Minh Huyên, sinh năm Đinh Măo (1807), quê quán làng Ṭng Sơn, Sa Đéc, xưa thuộc trấn Vĩnh Thanh, nay là tỉnh Đồng Tháp. Là một chí sĩ yêu nước, có tinh thần cách mạng, bất măn triều đ́nh phong kiến, thường ra tay cứu độ dân lành nên bị quân lính nghi là gian đạo sĩ. Ông đến chùa Tây An trong thời kỳ Thiền sư Hải Tịnh Nguyễn Văn Giác trụ tŕ (đời thứ nhất) và được ngài Hải Tịnh thu nhận. Mặc dù mất sớm, nhưng đức Phật thầy Tây An đă làm được rất nhiều việc như chu du vùng Bảy Núi thành lập nhiều trại ruộng để khẩn hoang sản xuất và trở thành căn cứ chống quân Pháp xâm lược. Quản cơ Trần Văn Thành, một đại đệ tử của ông đă khởi nghĩa ở Láng Linh, hùng cứ Bảy Thưa một thời làm giặc Pháp khiếp sợ. Ngoài ra, ông c̣n nhiều đệ tử nổi tiếng khác như: Ông Tăng Chủ, ông Đ́nh Tây, Đạo Xuyến, Đạo Ngoạn, Đạo Lập… Phật thầy Tây An viên tịch ngày 12 tháng 8 năm 1856, thọ 50 tuổi. Ông đến chùa Tây An sau ngày Hải Tịnh (1788 – 1875) và viên tích trước nhưng đă có công hoằng hóa rất lớn. Ông đă dặn ḍ đệ tử là sau khi mất chôn xác không được đắp nấm. Nhưng để ǵn giữ ngôi mộ và để người đời sau dễ dàng chiêm bái, các đệ tử xây ṿng rào và lập một miếu thờ khang trang. Ngôi mộ nằm phía sau chùa, chếch lên triền núi, dưới tàn cây râm mát. Bên hông chùa là dăy bảo tháp của các vị sư trụ tŕ được xây dựng tôn nghiêm, cổ kính. Theo tài liệu truyền lại, các vị sư trụ tŕ chùa Tây An theo thứ tự là: Hải Tịnh (Nguyễn Văn Giác), Hoàng Ân (Nguyễn Nhứt Thừa), Huệ Quang (Nguyễn Trang Nghiêm), Thuần Hậu (Huỳnh Văn Đắc), Thiện Pháp (Ngô Văn Ḥa), Thích Bửu Thọ (Nguyễn Thế Mật), Huệ Châu (Hồ Thạch Hùng), Định Long (Phạm Văn Trực), Huệ Kỉnh (Trần Văn Cung). Các vị trụ tŕ đời sau cũng noi theo truyền thống yêu nước của Phật thầy Tây An nuôi chứa, giúp đỡ nhiều cán bộ Cách mạng hoạt động trong thời kỳ chống Mỹ. Ḥa thượng Thích Bửu Thọ được nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất. Chùa Tây An do Tổng đốc An Hà Doăn Uẩn (tên thật là Doăn Ôn) xây dựng năm 1847. Qua nhiều đợt trùng tu, chùa trở thành một kiến trúc độc đáo của khu vực núi Sam, đă được Bộ Văn Hóa xếp hạng.

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17