Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Núi Phú Thọ và Cổ Lũy Cô thôn
(QNĐT)- Núi Phú Thọ (c̣n có tên núi Đá, núi Thạch Sơn) tọa lạc tại xă Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, cao chừng 60m so với mực nước biển. Nằm cạnh cửa Đại,  Cổ Lũy, núi Phú Thọ như một đồn lũy thiên nhiên án ngữ cửa biển quan trọng bậc nhất tỉnh Quảng Ngăi.
 
Sở dĩ gọi là núi Đá v́ trên núi có nhiều khối đá granit xám có kích cỡ và h́nh dạng khác nhau. “Nhất bộ dị trạng” (mỗi bước một đổi thay h́nh dạng) là cách nói diễn tả vẻ đẹp độc đáo của núi đá Phú Thọ ở mỗi góc nh́n, mỗi khoảnh khắc thời gian.

Đây là cấm Bầm Buông, với những khối đá chồng hoặc xếp dọc bên nhau như có bàn tay sắp đặt của tạo hóa để thành đá Trống, đá Chuông, khi gơ vào phát ra chuỗi âm thanh trầm bổng diệu kỳ.
 
Đá Ḥn Chồng
Đá Ḥn Chồng

C̣n kia là g̣ Đá Trận, lô nhô đá nhỏ, đá to bên sườn đồi, ẩn hiện bóng cây, bóng lá. Kỳ thú là chùa Hang thiên tạo với hai khối đá dựng lên làm trụ, đỡ một tảng đá lớn nhô ra phía trước trông tựa mái hiên. Rêu phong phủ đầy vách đá tạo nên vẻ u tịch hoang sơ.

Giữa ngày hè nóng bức, hang đá mát rượi.  Rễ cây đa cổ thụ lách qua kẽ đá dẫn từng giọt nước trong veo rơi tí tách xuống ḷng hang. Tương truyền, ngày trước ở hang đá nầy, cứ đến rằm tháng 7 âm lịch có một con hổ to, lông đủ màu sắc, lặng lẽ xuất hiện trước sân chùa, chẳng mảy may làm kinh động đến người và muôn thú, dân làng mến mộ gọi là “ông hổ đi tu”. Sách Quảng Ngăi nhất thống chí của tiến sỹ nho học Lê Ngăi viết về ngọn núi này như sau:

“Núi Phú Thọ, ở phía đông, cách huyện trị [Tư Nghĩa] 11 dặm, đông giáp cửa bể Cổ Lũy, tây liền với núi Bàn Cờ, nam giáp Vũng Tàu, bắc giáp sông Trà, Núi có những đá to mọc vút lên và nhọn trông như ngón tay chỏ lên. Đời Tự Đức đặt pháo đài ở đỉnh núi nầy để pḥng giặc bể. Thiệt là một ṭa núi đứng trấn cửa bể to.” (Quảng Ngăi nhất thống chí – bản Quốc ngữ, chép tay).

Năm 1914, trong cuốn sách có tựa đề Guide de L’Annam, Ph. Eberhardt đă giới thiệu về núi Phú Thọ như là một thắng cảnh đặc sắc và có vị trí quan trọng ở mạn biển tỉnh Quảng Ngăi:

 “..., vị trí này ngày xưa về phương diện chiến lược xem rất là vững chắc, cho ta một tầm nh́n rất thoáng ra ngoài biển và vùng thôn dă xung quanh rải rác với những cụm đá nằm giữa những g̣ đất màu đỏ, chắc phải là vùng đất chiếm giữ của người Chàm ngày trước.” (Bản dịch Nguyễn Đức Cung)

Quả thật, đứng trên đỉnh núi Phú Thọ, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát một vùng thiên nhiên rộng lớn. Vào những buổi b́nh minh, khi mặt trời ửng hồng từ từ nhô lên trên mặt biển bao la cũng là lúc những con thuyền nan cửa Đại sau một đêm ngủ mơ trong giấc sóng bỗng khe khẽ cựa ḿnh, chầm chậm nối nhau ra biển đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong d́u dịu sương mai. Xa xa, hơi chếch về phía bắc là mũi Ba Làng An. Xa hơn nữa, ghé về đông, nhấp nhô trên sóng là cù lao Ré. Sông Trà Khúc bên kia, sông Vệ bên này ùa nước vào nhau để thênh thang cửa Đại.

Chiều rơi khe khẽ, mặt trời đậu trên những rặng núi xa tít trời tây, ánh hồi quang cuối ngày chấp chới trên những ḥn Chuông, ḥn Trống, ḥn Chồng. Bức tranh sơn thủy hữu t́nh “Cổ Lũy cô thôn” từng làm say ḷng ông quan - thi sỹ Nguyễn Cư Trinh và bao lớp tao nhân mặc khách miền sông Trà núi Ấn chầm chậm hiện dần trong băng lăng nước mây. Làng Cổ Lũy u tịch với những ngôi nhà lẫn khuất dưới bóng dừa xanh như mơ, như thực trong khói sóng chơi vơi. Dăi cát ven bờ chầm chậm chuyển từ màu vàng nhạt sang màu xám sẫm như muốn lẫn vào bóng chiều, gió biển.

Cửa Đại và thôn côi Cổ Lũy được Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép khá cụ thể trong sách Đại nam nhất thống chí:

“Tấn Đại Cổ Lũy: ở cách huyện Chương Nghĩa 17 dặm về phía đông bắc, cửa biển rộng 230 trượng thủy triều lên sâu 14 thước, thủy triều xuống sâu 10 thước, phái nam là của biển lớn, nước sâu, cạn, tàu thuyền ra vào đều do đấy; phía bắc là cửa biển nhỏ, tàu thuyền không thông. Có đặt thủ ngự và hiệp thủ lại lấy dân phụ lũy sung việc trú pḥng. Lại thôn Cổ Lũy, phía đông bắc dựa ven bờ biển, phía tây nam giáp là chỗ là chỗ giao lưu của sông Vệ và sông trà, cách xa làng xóm, trông như trong khói nước lờ mờ, là một trong “mười cảnh Quảng Ngăi” đề là “Cổ Lũy cô thôn”. Dân địa phương làm nghề dệt chiếu và đánh cá.” (Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí; Quyển VII: tỉnh Quảng Ngăi – mục: Cửa quan và Tấn sở).

Vị trí “Trấn Hải khẩu” của núi Phú Thọ đă được lưu ư từ thời vương quốc Chăm. Bằng chứng là hiện nay trên núi vẫn c̣n dấu vết thành quách do người Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ IX –X , mà rơ nhất là phế tích thành Bàn Cờ. Theo hồ sơ của Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngăi, thành nầy có h́nh thang cân, cạnh trên 52m, đáy 60m, cao 25m, diện tích mặt thành khoảng 500m2. Bờ thành Bàn Cờ vốn được xây bằng gạch. Trên mặt thành có tháp Chăm, nhưng nay đă bị phá, chỉ c̣n ngổn ngang gạch vỡ. Thành Bàn Cờ hợp với thành ḥn Yàng và lũy Cổ Lũy thành hệ thống pḥng thành, bảo vệ thành Châu Sa (phía tả ngạn sông Trà Khúc), nên thường được các nhà chuyên môn gọi chung là hệ thống pḥng thành Cổ Lũy.

Cũng tại khu vực Cổ Lũy – Phú Thọ, các nhà khảo cổ học đă phát hiện nhiều di tích thời tiền Champa, có niên đại từ thế kỷ III đến thế kỷ VII. Năm 2004, một cuộc khai quật đă được tiến hành. Trong hố khai quật hiện rơ các chân móng cột nhà lớn, có gia hạ bằng gạch vỡ và đá cuội. Hiện vật t́m thấy gồm các vật liệu kiến trúc (ngói ḷng máng, gạch, chóp nóc...) và đồ gia dụng (nồi, hũ kendi, chân đèn, bát...) . Các nhà nghiên cứu cho rằng, vật liệu kiến trúc ở đây (ngói ḷng máng, đầu ngói ống trang trí mặt hề, chóp búp sen..) khá giống với các vật liệu tương tự ở Trà Kiệu, Thành Hồ...

Núi Phú Thọ, thành Bàn Cờ, thành Ḥn Yàng c̣n gắn với nhiều giai thoại kỳ thú. Chuyện rằng, vào những đêm trăng thanh vắng, các nàng tiên trên thượng giới thường bay xuống thành Bàn Cờ mà ngắm cảnh, đùa trăng. C̣n ở thành ḥn Yàng thi thoảng lại thấy “vàng Hời” chấp chới trong đêm như thể ma trơi.

Năm 1903, sau chuyến đi chầu hầu sang Pháp, Nguyễn Thân (1853 – 1914) xin về trí sỹ, bỏ quê cũ ở Thạch Trụ (Mộ Đức), chiếm cứ cả núi Phú Thọ và nhiều đất đai quanh vùng, xây dựng dinh cơ, đ́nh tạ, đưa cả gia đ́nh đến đây sinh sống, thỏa ḷng dạ ham muốn công danh của một kẻ bán nước cầu vinh. Năm 1908, phong trào kháng thuế cự sưu của những người dân cùng khổ bùng lên dữ dội ở Quảng Nam, Quảng Ngăi.
 
Ngày 31 tháng 3 năm đó, hàng ngàn nông dân từ khắp 6 phủ, huyện kéo về tỉnh thành, rồi tràn xuống Phú Thọ mạt sát và phá nhà Nguyễn Thân. Trần Gia Phụng trong cuốn Trung kỳ dân biến 1908 (Toronto, Canada, 1996) thuật lại: “Dân chúng làm đơn kể tội Nguyễn Thân tức là Quận công Thạch Tŕ” và rồi “Ngày 14/7, cuộc biểu t́nh đẫm máu ác liệt diễn ra do việc phá nhà Nguyễn Thân. Lúc ấy, tuy đă hưu trí nhưng uy danh Thân vẫn c̣n, thế mà cử nhân Lê Đ́nh Cẩn không kiêng nể ǵ, công khai đả kích ông ta. Đoàn biểu t́nh bắt trói một toán lính khố xanh, hai viên đội lính dơng, một viên lư trưởng khi nhóm nầy định đến bảo vệ gia đ́nh Nguyễn Thân”. Trần Gia Phụng cũng cho biết, chính tại dinh cơ Phú Thọ, Nguyễn Thân đă siểm tấu với viên công sứ Pháp bắt giam và sau đó giết hại các nhà yêu nước Nguyễn Bá Loan, Lê Tựu Khiết.

Năm 1908, Nguyễn Thân và quan thầy với súng ống, gông cùm đă giành phần thắng trước những người nghèo khổ không một tấc sắt trong tay. Nhưng sự thể của gần 40 năm sau th́ khác. Cuộc vùng dậy dữ dội và quyết liệt tháng 8 năm 1945 đă quật nhào bộ máy thống trị thực dân - phong kiến ở Quảng Ngăi và khắp cả nước. Trong cơn phẫn uất, người dân quanh vùng đă đập phá toàn bộ dinh cơ của Nguyễn Thân trên núi Phú Thọ. Kể cũng đáng tiếc cho một lâu đài, mà theo nhiều tài liệu c̣n để lại, là khá đẹp. Nhưng cuộc cách mạng nào mà chẳng có những cơn giận giữ bộc phát của người dân. Hơn thế nữa, khi cái lâu đài kia lại gắn với một kẻ gian hùng tột bật, bàn tay đẫm bao nhiêu là máu của các nhà yêu nước và nghĩa sỹ cần vương.

Năm tháng đi qua, mặc cho những đổi thay nhân thế, núi Phú Thọ vẫn sừng sững trấn giữ một vùng hải khẩu; thôn Cổ Lũy vẫn c̣n đó dáng vẻ tịch mịch, u trầm của một làng quê trước biển sau sông đă đi vào tâm khảm bao thế hệ người Quảng Ngăi.

Núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn đă được Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, tại Quyết định số 43- QĐ/VH ngày 7/1/1993.

                                                           Mỹ Yên Đông, 30/7/2012
                            
    Lê Hồng Khánh

Nguồn: quangngai.com.vn

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17