Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

QUẢNG ĐIỀN – HOÀI NIỆM VÀ ƯỚC MƠ
 

 

 
Ngô Thời Đôn
1. Ngày xưa ấy...
Cách Huế chừng 15 km đường chim bay về hướng Đông Bắc, là Sịa. Sịa là vùng trung tâm, trái tim của huyện Quảng Điền ngày nay. Lịch sử hàng trăm năm của vùng này mới sinh được một thị tứ, đúng hơn là một dăy phố chợ, đầy triển vọng trở thành một thị trấn, nhưng lại bị ức chế bởi một lịch sử huy hoàng thời lấn biển. Sịa là nỗi niềm lịch sử của một thị tứ- có thời được nằm trên câu nói cửa miệng của người dân đầy nỗi tự hào “Nhất Huế, nh́ Sịa”. Có lẽ, khi các xe hàng xuất hiện (tên gọi các xe khách chạy từ huyện lên Huế) th́ cái tên Sịa đă nằm trên biển xe mà ra quốc lộ, văng du và làm quen rộng răi với Huế và lại quay về, tự hào làm cái tên chung cho một vùng ruộng đồng rộng lớn của huyện Quảng Điền.
         Sịa không phải là vùng đất bí hiểm, song v́ cái tên khó hiểu của ḿnh mà Sịa bị lăng quên- như lịch sử của nó. H́nh như chưa có ai bằng ḷng với cách giải thích nào đối với cái tên Sịa. Đă có người ngờ Sịa là tên Chàm, hoặc tên đọc tắt một tiếng Tây nào đó. Tôi nhớ một lần, khi xe chạy qua An Lỗ, bạn tôi hồi ấy đă nói vui "xe ḿnh từ Anlosia  đi Huế!" (An-lô-xi-a; nghe cứ như tiếng Tây!). Ấy vậy mà Sịa là tên Nôm, nghĩa là tên tiếng Việt. Trước năm 1811, khi vua Gia Long truyền đo đạc và lập địa bạ cả nước Việt Nam th́ lịch sử các xă vùng Sịa đă có ghi vào các văn bản chữ Hán của ḿnh một cái tên “Vịnh Sịa”. Lúc người Pháp chưa đặt chân đến, Vịnh Sịa đă là tên gọi nôm na, quen thuộc của một cái đầm nước lợ ở phá Tam Giang mạn Đông Bắc, giáp chân ruộng các xă An Gia, Mạc Da, Thạch B́nh, Tráng Lực, Pḥ Lê và Thủ Lễ. Đầm này đă khô cạn nhiều lần, nhưng đến năm 1814 th́ nông dân 6 xă nói trên đă xin nhà vua cho đắp đập ngăn mặn, khẩn trị trong ba năm làm thành ruộng mùa thu. Thế là từ năm 1817, cách nay tṛn 190 năm, một cánh đồng rộng trên vài trăm mẫu được chia thành 6 tấm lớn, ngoài là đê, trong là các đường thủy đạo chằng chịt, dùng làm giới hạn và đường vận chuyển lúa má; các bờ giường, bờ cháng được đắp, các loại cây trầm thủy thích bùn như năn, lát, pháo được vén làm bờ. Cát pha bùn, năn lát pháo thối rữa làm cho các thửa ruộng có màu đen xám. Ruộng đầm Vịnh Sịa được gọi tên là Ruộng Ô. (Ruộng được chia thành ô? Hay đó là cái dót sát đầm của dải cát Ô Sa? (Cát pha bùn đen?). Người dân Sịa cũng thường nói ruộng đó là “Ngoài Ô, ngoài Ôống” chỉ ruộng mới khẩn xong, có nhiều cỏ ống, nước đen và nằm ngoài làng ḿnh. Các văn bản chữ Hán xưa đều viết chữ Ô với nghĩa là “con quạ”, “màu đen”. Nay ở vùng Đông Bắc của Hợp tác xă Đông Phước vẫn c̣n có Vũng Miệu, Vũng Quạ- nước thông ra tới ruộng Ô. Ruộng Ô là ruộng có màu đen, được chia Ô theo các bờ giường, bờ cháng bằng đất cát bùn và năn, lát pháo, hay là ruộng có nhiều cá mà các loài diều quạ hay về kiếm ăn?
Nhưng chắc chắn nhất th́  Sịa là cái tên được ghi bằng chữ Nôm. Trong di sản Hán Nôm làng Thủ Lễ c̣n nhiều văn bản cho thấy chữ Sịa được ghi hai cách: Hoặc viết bộ “Thủy” (chỉ nghĩa) với chữ “Sĩ” (chỉ âm) và đọc là “Sịa” hoặc “Sỉa” (như “sàng sỉa”, “sàng sảy”, “sỉa chân”, “sảy chân”); hoặc viết chữ “Sĩ” (chỉ âm) với chữ “Điểu” (chỉ nghĩa) và đọc Nôm là “Sẻ”. Qua chữ nghĩa, có thể nói “Sịa” là vùng trũng, vùng sỉa, lầy; “Sịa” là vùng có nhiều lúa, chim sẻ thường về.
Vịnh Sịa có tên từ thời các chúa Nguyễn (1690), Quảng Điền cũng là tên gọi có từ năm 1690 trở đi, hoặc sớm hơn nữa. Điều này góp phần chứng minh cái tên Quảng Điền không phải mới ra đời từ thời Nguyễn, đặc biệt là sau năm 1835 (thời vua Minh Mệnh) như các sách sử thường ghi! Cái tên Quảng Điền sau năm 1817 sẽ có ư nghĩa hơn khi có thêm ruộng Ô, ruộng đầm Vịnh Sịa, rồi sau này lại có thêm ruộng đầm An Gia, diện tích rộng thêm hàng trăm mẫu.
Sịa là vùng trũng, vùng sông nước đầm phá cho nên từ rất xưa, ngay việc kén lính th́ chính quyền phong kiến vẫn không tuyển lính vũ tượng v́ ở đây đă sẵn các thuyền lính. “Tráng Lực” là tên gọi chung các đội thủy quân, thuyền lính thời các chúa Nguyễn được lập ra với danh nghĩa “pḥ Lê”. ("Tráng Lực" ra đời để "Pḥ Lê" là có ư nghĩa thật sự sâu xa!) Tuy là đất chúa Nguyễn, nhưng Đàng Trong hồi ấy vẫn coi vua Lê là niên hiệu chính thống. Tổng Pḥ Lê (tên gọi chung các xă vùng Sịa) ra đời v́ ư nghĩa ấy. Theo một văn bản do ông Tham Thạc ở làng Thủ Lễ sao chép từ Tổng Pḥ Lê vào năm 1704, th́ từ năm 1690 (niên hiệu Chính Ḥa năm thứ 14 đời vua Lê Hi Tông (1676-1705), Tiết chế các xứ Thủy Bộ chư doanh đă tuyển lính thủy ở sáu xă vùng Sịa. Nhân dân vùng Sịa đă có tập quán đi lính thuyền Tráng Lực từ đó. Và  xă “Tráng Lực” là tên gọi chỉ địa danh tuyển mộ cũng như điểm xuất phát của binh thuyền thời ấy. Chính điều này đă giúp ta hiểu thêm v́ sao nhân dân vùng Sịa, Quảng Điền có truyền thống ham thích đua ghe, bơi thuyền, vật vơ...
Từ xa xưa, Sịa, Quảng Điền đă có nhiều truyền thống đẹp: khai hoang lấn biển, xin vua mở đất tạo ruộng; quen nghề sông nước, đua bơi, thích đi lính thủy, đánh cá giỏi, tinh thần đoàn kết làm ăn v́ quê hương làng xóm...
Tôi biết tên một vài làng của quê tôi từ năm lên sáu. Chợ Sịa, An Gia, Thạch B́nh, Tráng Lực, Khuông Pḥ, Thủ Lễ, Uất Mậu, Vân Căn, Đồng Bào, Đức Trọng... Xa chút nữa, tôi chỉ nghe đến rú Bạch Sa (Ô Sa (?), vịnh Sịa, Bàu Ô, Trằm... Những cái tên ấy, những năm 1960, nghe im ĺm, êm ả, có khi rất mơ hồ, xa xôi.
Trong cuộc sống lao động của ḿnh, hầu như người dân quê tôi xưa ở chỗ có nhiều kênh, hói có thật nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất và sinh sống trong mùa mưa băo. Kinh nghiệm đó qua các đời đă giúp họ sống yên tâm khi mùa mưa lũ đến. Từ vốn sống thường nhật và kinh nghiệm bao đời qua ca dao tục ngữ, người dân quê tôi biết cách sản xuất và sinh sống an toàn trong lũ lụt.
Tháng bảy nước nhảy lên bờ. Từ tháng bảy âm lịch, thời tiết ở Việt Nam cho thấy ở khu vực đồng bằng Miền Trung mùa hè đă qua và mùa mưa lụt đă đến. Khi c̣n làm hai vụ th́ vụ hè thu cũng đă gặt xong trong tháng 7 âm lịch. Đồng trơ gốc rạ, có nơi cũng đă cày xáo qua, dân quê tôi lợi dụng cái nắng đầu thu phơi qua, chờ mưa thu và lụt ngâm hầu như gần suốt mùa thu làm cho đất thêm tốt. Cuối tháng 10 âm lịch, ở khu vực miền Trung đă hết lụt. Nếu c̣n th́ chỉ là lụt bấc (do gió bấc mang mưa phùn đến), mưa rây rây làm ngập một số chân ruộng thấp. Mưa bấc ở quê tôi vào tháng 11 hạt nhỏ, se lạnh nhưng khá dầm dề. Có người bảo Tháng mười một làm mưa không ướt mặt người.  Mưa nhỏ, nước lụt trong, sông hói vùng quê, nếu chưa có nước ruộng cầy bừa xả xuống th́ vẫn c̣n trong. Các chân ruộng cạn về đêm cá đi ăn nhiều. Người dân quê tôi quen soi đèn bắt cá. Mùa lụt đối với nông dân tuy là vất vả, khổ sở v́ chỗ ở, chỗ cất nông sản phẩm và chuồng trại gia súc, nhưng lại được thêm phù sa, bùn non phủ tẩm cho các chân ruộng nghèo và nhất là mang cá các nơi đến ruộng, ao, đầm, đ́a của họ. Năm nào lụt sơ sài, nước kém cỏi, phù sa ít th́ cá cũng ít. Trong tháng 7, có nơi lụt sớm, mưa vài ngày nước nguồn sông đổ về tràn ngập dần các chân ruộng mới gặt xong. Nước tràn, cá nhảy lên bờ. Dân quê tôi được mấy ngày liền bắt cá và soi cá. Những năm từ thập niên 1950- đến thập niên 1960, đồng bằng miền Trung lắm cá sông, lụt đến là tràn lên các chân ruộng. Người viết cũng từng thấy nước từ các kênh tràn vào chân ruộng là tràn theo cơ man nào các loại cá giếc, cá trôi, cá lúi, cá rô, cá mại, cá cấn, cá mương tràn vào ruộng. Một quang cảnh sung túc chưa từng có đă xuất hiện ở nông thôn. Đêm về, khi nước đă láng lênh các chân ruộng, nước lụt trong veo, cá đêm đi từng đàn, người dân dùng đèn và chơm, cần đọc là có thể đánh bắt dễ dàng...
2.Nh́n về... tương lai
Hồi bé, nhiều lần mưa ngập, nước cạn, tôi đi trên những lối lầy, bùn ngập mắt cá hoặc ống chân. Nghe mát rượi và thật êm ái. Có những trưa hè nắng không nóng lắm và nghe ngan ngát mùi thơm rơm rạ và mùi bùn non kênh hói người dân phơi bên vệ đường đợi khô để đắp nền nhà và sân phơi lúa. Tôi nh́n con hói quê tôi, nước chảy lũng lờ. Nỗi buồn như giăng mắc, chẳng biết v́ đâu. Bốn mùa mưa nắng cứ theo nhau. Tuổi thơ tôi lớn lên như vạt lát dưới kênh, êm đềm và lặng lẽ. Sịa cũng êm đềm và lặng lẽ
Tôi nhớ những cơn mưa đầu tháng bảy kèm theo chớp sét, nước nguồn Bồ cộng nước nguồn Hương như thách thức một cơn lũ lớn. Lúa ngoài đồng đă chín, bà con đang vội vă gặt chạy lụt. Ghe xuồng bơi theo con nước mong chở về cho nhanh.
Lớn lên, đọc chữ trong đ́nh chùa miếu vũ, trong di sản chữ Hán quê tôi, tôi biết rằng, h́nh như trong ṿng quay của thời gian và mưa nắng, vào cái thuở rất xa xưa nào đấy, độ bốn trăm năm, cỏ cây lấn trùm cả ruộng đồng làng mạc. Sóng nước phá Tam giang và kênh hói quê tôi đă dậy lên mùi hăng đậm của đất đai, cây cỏ, cá tôm. Tôi tưởng tượng như thuở ấy những vị tướng thần xă trưởng đă cùng người dân quê tôi đắp đê lấn phá, làm nên ruộng ô phía đông của huyện lỵ bây giờ. Những loài cây thân mềm quen sống dưới nước như năng, lát, pháo, cỏ lùng... có đầy trên các thửa ruộng, nuôi độ đậm cho đất và làm chỗ rủ cá về ẩn núp nhiều thêm. Hồi ấy, nghe nói có Tướng công họ Nguyễn đi ngang vùng đất quê tôi, thương quê tôi, Ngài ở lại quê tôi, chiến đấu chống thú dữ và trộm cướp để giữ yên cho vùng đất và nuôi lớn mơ ước về sự trù phú cho vùng quê này...
Nhớ chuyện xưa, gẫm chuyện xưa, t́m trong khát vọng vươn lên của huyện nhà, tôi đă chứng kiến bao nhiêu là chuyện lạ. Ai hỏi bây giờ quê tôi thế nào và sau này vài chục năm nữa sẽ ra sao, tôi nghĩ người ấy đă có cách trả lời nếu biết lịch sử Sịa và thấy gương mặt Sịa ngày nay. Tôi nghĩ đến một thị trấn Sịa phát triển to lớn mang dáng dấp của một thị xă. Nh́n về một tiền thị xă tương lai, Sịa chắc sẽ có thêm một hệ thống giao thông mới rộng răi và thuận tiện, chạy bao các làng xă trọng điểm làm nên các mạch nối Sịa với quốc lộ và các vùng sát biển làm cho Sịa chạy ngả nào lên Huế cũng rất gần! Hệ thống các xí nghiệp, trại sản xuất, các trung tâm phục vụ, các xă trọng điểm kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi, các làng nghề thủ công truyền thống rộn ràng sản phẩm ra huyện lộ để tỏa đi khắp tỉnh và lan tới các tỉnh bạn. Những trung tâm nghiên cứu sản phẩm vùng trũng, các trường nghề cũng ra đời tăng độ nhộn nhịp của sự phát triển.
Chừng hơn nửa thế kỷ nữa thôi là quê tôi đă phát triển không kém bất kỳ thị trấn nào trên cả nước. Có mơ mộng lắm không? 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17