Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
ĐỊA DANH DU LỊCH BẮC NINH - ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH BẮC NINH

Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng và trung du bắc bộ. Phía bắc giáp bắc giang, phía đông và đông nam giáp hải dương, phía tây giáp hà nội, phái nam giáp hưng yên. Đây là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước 807,6 km² với dân số 941.389 người (1/4/1999). Tỉnh lỵ bắc ninh cách hà nội hơn 30 km, có quốc lộ 1a chạy qua, có nhiều sông lớn, v́ vậy hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông đều thuận lợi. Địa h́nh chủ yếu là đồng bằng, có một số ngọn núi đă đi vào thơ ca (núi Thiên Thai). Nhiệt độ trung b́nh năm khoảng 23,40C, rất thích hợp cho du lịch.
Kinh bắc là vùng đất đạo phật sớm thâm nhập ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên. Đến đời nhà lư, phật giáo đă đạt đến độ cực thịnh. Nhiều chùa, tháo đă được xây dựng ở đất kinh bắc và đă trở thành danh thắng, di tích lịch sử văn hoá, là nơi tham quan văn cảnh của khách thập phương.
Bắc ninh là một vùng đất cổ đồng thời là một trong những chiếc nôi của nền văn minh Việt Nam. Chính vùng đất này đă sinh ra những điệu hát dân ca quan họ đặc sắc, tiêu biểu cho loại h́nh dân ca trữ t́nh bắc bộ, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bắc ninh c̣n là một trong những địa phương có nhiều lễ hội. Mỗi lễ hội đều gắn với nét đẹp văn hoá truyền thống và những trang sử hào hùng của dân tộc. Mỗi độ xuân về, người kinh bắc lại rộn ràng trẩy hội.
Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh Bắc mà lịch sử đă để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xă Bắc Ninh, pḥng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lư chống lại các thế lực ngoại bang phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh - Thị Cầu, Dâu Keo ... và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đ́nh Bảng ...
- Từ năm 1822 xứ Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi thành tỉnh Bắc Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh, thuộc thị xă Bắc Ninh ngày nay, được xây dựng lại bằng đá ong và hiện diện vị thế của ḿnh bằng cột cờ cao 17m.
- Dưới thời Pháp thuộc vào năm 1931 thị trấn Bắc Ninh được đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Thị xă Bắc Ninh được tổ chức thành một cứ điểm trọng yếu về quân sự của Bắc Kỳ và là một trung tâm chính trị, kinh tế vùng.
- Năm 1938 thị xă Bắc Ninh được xếp vào thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ sau các đô thị: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Pḥng, thành phố Nam Định và thị xă Hải Dương.
- Sau hoà b́nh lập lại năm 1954, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xă Bắc Ninh nói riêng tiếp tục duy tŕ sự phát triển kinh tế suốt quá tŕnh xây dựng chính quyền nhân dân và chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc
- Vào năm 1963 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Mặc dù không c̣n vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xă Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xă hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.
- Đến năm 1996 tỉnh Hà Bắc lại được chia lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 - 11 - 1996). Từ đó thị xă Bắc Ninh lại trở thành thị xă của tỉnh Bắc Ninh mới.
Từ đó đến nay Bắc Ninh đă phát triển không ngừng bộ mặt đô thị hoá của tỉnh mà tiêu biểu là việc xây dựng mới:
Khu vực hành chính và các khu dân cư mới ở thị xă Bắc Ninh.
Cải tạo và phát triển mạnh bộ mặt trung tâm của các thị trấn huyện lỵ, nhất là thị trấn Từ Sơn.
Đang h́nh thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng như khu công nghiệp Từ Sơn, Quế Vơ.
Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là QL 1A, QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dải trên 350 km. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể.
Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa nhất loạt đă được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả thu hút khách du lịch thập phương.
Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho sự h́nh thành và phát triển nhiều thi tứ trên sông Dân, ở Đông Hồ, Đ́nh Bảng, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê, Nội Duệ...
Nơi sinh thành dân tộc và nên tảng văn hiến Việt Nam
Bắc Ninh ? Kinh Bắc xưa là vùng đất phía bắc của kinh thành Thăng Long ? Đông Đô ? Hà Nội ngày nay, là vùng đất trung tâm của châu thố sông Hồng. Bắc Ninh c̣n là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ tạo cho xứ Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá với một vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hoá Việt Nam.
Qua các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khảo cổ học ở Bắc Ninh cho thấy, đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là bộ phận cốt lơi của quốc gia Văn Lang ? Âu Lạc.
Từ mấy ngh́n năm trước người Việt cổ đă cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương,... sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, ŕu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp,... bằng đồng với những hoa văn độc đáo được t́m thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai,... mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đă chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm,...
Cũng trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ?ông Đùng, bà Đùng?, ?ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ?, về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa,... Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân ? Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du,...đều được lưu giữ trong ḷng đất ḷng người vùng quê xứ Bắc - Bắc Ninh. Đây chính là sự minh chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ đị a phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến.
Trung tâm chống xâm lược và chống đồng hoá, bảo tồn phát triển văn hoá dân tộc.
Khu di tích Luy Lâu rộng hàng trăm hécta với hệ thống các công tŕnh thành luỹ, đền chùa, phố xá, chợ, bến, kho tàng, dinh thự, các khu sản xuất gạch ngói, các làng nông nghiệp, làng thợ, làng buôn, khu môn địa,... c̣n là khu di tích thời Bắc thuộc lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Thủ phủ Luy Lâu (tức Long Biên) là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng chống quân xâm lược phương Bắc. Cho đến ngày nay, hệ thống các đền thờ tướng lĩnh ở đây và những lễ hội mừng chiến thắng mùa xuân vẫn được duy tŕ và tổ chức hàng năm ở trung tâm Luy Lâu càng khẳng định Bắc Ninh xưa là trung tâm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Không những thế, qua các tài liệu thư tịch và di khảo cổ c̣n cho thấy Luy Lâu đă từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại mang tính quốc tế: ?Trên đất Giao Chỉ, trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X, Luy Lâu không nhường vai tṛ đô thị lớn nhất cho bất cứ nơi nào?. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển mạnh mẽ. Luy Lâu là một đô thị mang tính buôn bán quốc tế, các hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá ở Luy Lâu thời Bắc thuộc rất nhộn nhịp và sầm uất.
Cùng với quá tŕnh giao lưu, hội nhập và trao đổi kinh tế là quá tŕnh tiếp xúc, hội nhập văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo giữa Việt Nam và các nước trong khu vực mà trung tâm cũng vẫn là Luy Lâu. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đă được truyền bá liên tục vào nước ta. Bắc Ninh với trung tân Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam.
Ngoài ra Luy Lâu c̣n là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp , bia kư, bản khắc ?Cổ Châu Pháp Vân vật bán hanh? và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước đă chứng tỏ Luy Lâu là tổ đ́nh của Phật giáo Việt Nam.
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đă nhận xét: ?Xứ Bắc với đô thị cổ Long Biên ? Luy Lâu là không gian điển h́nh đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lăo (Trung Hoa ? Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt.
Vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhân cách Việt Nam.
Bước vào kỷ nguyên Đại Việt, Bắc Ninh trở thành phên dậu phía Bắc của kinh thành Đông Đô ? Thăng Long ? Hà Nội. Nơi đây tiếp tục giữ vai tṛ quan trọng đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước và phát triển văn hoá Việt Nam.
Miền quê ?địa linh? này là đất phatsb tích nhà Lư - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịc sử - văn hoá kiệt xuất như: Lư Công Uẩn, Lư Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ ?Nam quốc sơn hà? - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra nơi đây cũng là vùng quê trù phú, kinh tế phát triển, là vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Ít nơi nào có nhiều làng nghề nổi tiếng như tỉnh Bắc Ninh: gốm sứ (Phù Lăng, Thổ Hà), g̣ đúc đồng (Đại Bái), rèn sắt (Đa Hội), chạm khắc (Phù Khê, Kim Thiều), sơn mài (Đ́nh Bảng), ?mộc Choă, ngoă Viềng?, cày bừa (Đông Xuất), giấy dó (Đống Cao), tranh điệp (Đông Hồ), dệt lụa (Tam Sơn, Cẩm Giàng),...
Người Bắc Ninh không chỉ giỏi làm ruộng mà c̣n khéo tay, tinh xảo, hoạt bát trong giao thương, buôn bán và nhất là lại thông minh hiếu học. Ngoa truyền dân gian về đất này quả là có cơ sở: ?Một giỏ sinh đồ, một bồ tiến sỹ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhăn?. Đây là quê hương của vị Trạng nguyên Lê Văn Thịnh - vị trạng nguyên khai khoa mở đầu cho lịch sử khoa cử Việt Nam. Có vùng như huyện Đông Ngàn thông minh hơn người (dốt Đông Ngàn hơn người ngoan thiên hạ), có làng như Tam Sơn - địa phương duy nhất cả nước có đủ tam khôi với 22 vị đại khoa (tiến sỹ) trong đó có hai trạng nguyên.
Nơi đây c̣n nổi tiếng với trung tâm phật giáo và những ngôi chùa có quy mô to lớn, cổ kính, kiến trusc tạo tác rất công phu, tài nghệ như chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bút Tháp, chùa Tiêu Sơn, Cổ Pháp,... Đây là những danh lam cổ tự nổi tiếng, ngày nay đă trở thành những di sản kiến trúc tiêu biểu của dân tộc ta.
Nơi đây c̣n được mệnh danh là vương quốc của lễ hội, chủ yếu là hội chùa, hội đền. Trong đó có những lễ hội lớn, nổi tiếng cả vùng và cả nước như hội Gióng (9-4), hội Dâu (8-4), hội đền Đô, hội Lim, hội Chùa Phật Tích...
Về ăn mặc dân Kinh Bắc ưa sang trọng nhưng nền nă: nam khăn xếp, áo the, ô lục soạn; nữ áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao. Xứ bắc có nhiều làng nghề nghệ thuật như làng tranh Đông Hồ, làng hát ca trù Thanh Tương, làng rối nước Đồng Kỵ, Bùi Xá, Đa Hội, Tam Lư, Tấn Bảo,...và đặc biệt hơn cả là hệ thống 49 làng chơi quan họ, một lối chơi, một sin hoạt văn hoá tinh tường, độc đáo, đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc mà chỉ người Bắc Ninh mới có.
Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu tranh v́ độc lập tự do và chủ nghĩa xă hội, những giá trị của nền văn hoá Kinh Bắc vẫn được giữ ǵn và phát huy. Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê sớm có phong trào cách mạng, nơi sớm ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng, mảnh đất sinh thành và nuôi dưỡng các vị tiền bối xuất sắc của Đảng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt. Nơi đây cũng là quê hương của nhiều bậc tài danh trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, nghệ thuật. V́ từ xưa đến nay Bắc Ninh vẫn luôn xứng danh là miền đất trù phú, kinh tế phát triển, là quê hương của thi ca, mảnh đất mà văn hoá nghệ thuật phát triển đến đỉnh cao của dân tộc Việt Nam.

 
--------------------------------------------------------------------------------

KINH BẮC BẮC NINH:
Về mặt văn hoá, có thể nói vùng kinh bắc là tượng trưng cả dân tộc. Cả vùng bên kia sông hồng ôm lấy sông Đuống, sông thương, sông cầu, sông tiêu thương, núi thiên thai, rừng báng che rợp tám ngôi mộ các đời vua nhà Lư, những cánh đồng xanh biếc ngô khoai. Hàng năm ngôi đ́nh, chùa, miếu, am rêu phong thấp thoáng. Ở vùng đất thiêng này, những địa chỉ như thổ hà, đồng ky, yên phong, tiên sơn, việt yên, bắc ninh, đ́nh bảng, phù lưu… cứ vang lên những nốt nhạc tuyệt vời qua nhiều thế kỷ. Gắn liền với những di tích văn hoá lịch sử là những hội làng, hội xuân , hội mùa, hội mùa, hội chợ, hội bắt chạch trong chum và những cuộc thi bắt chim, thi cờ tướng, thi hát chèo, thi nấu cơm, thi đánh đu, đánh vật, chọi gà…Ở đây, người ta ra một tuyên ngôn từ rất lâu “ có nam có nữ mới nên xuân”.
Kinh bắc là xuất xứ của nhiều huyền thoại, chuyện kể: Trương Chi – Mỵ Nương , tự uyên, bà chúa kè, bà chúa kho, bà Nguyễn Thị Huyền có hai con gái là Ngọc Hân và Ngọc B́nh, Ỷ Lan phu nhân , mẹ Hồ Xuân Hương, mẹ thi hào Nguyễn Du, hàn thuyên, nguyễn gia thiều, ca bá quát… là những người con của vùng đất này. Nơi đây cung cấp nhiều cung phi, mỹ nữ nhất cho vương triều phong kiến. Là mảnh đất văn học, kinh bắc chiếm nhiều bia tiến sĩ nhất so với bất ḱ nơi nào trong cả nước. Cũng là mảnh đất văn học, kinh bắc có 49 làng quan họ nổi tiếng, ôm ấp trong ḿnh hơn 200 lan điệu chính thức làm nguồn sống vô tận về tinh thần cho cảm hứng âm nhạc dân tộc qua những cánh hoa, hương bướm và dáng vẻ của ḿnh. Những bài ca Quan Họ đă và đang được hoan nghênh nhiệt nhiệt ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Người ta bảo làn gió ở Kinh Bắc ngọt ngào, đầy gợi cảm đă làm say ḷng người qua nhiều thế hệ. Ngay cả khi cuộc sống khó khăn, nó luôn luôn vút cao những nhịp điệu cao cả, yêu đời vẫn được đảm bảo trọn vẹn chất uy nghi và trang nhă. Nhiều lớp người ra đi, những nốt nhạc lại bám trụ và trú ngụ vào những lớp người kế tiếp để ngân nga và phát triển thành những điều vĩnh cửu ngay trong đời sống phù du. Chúng làm cho những hối ức xa xưa hàng thế kỷ và những nghi thức thấn điệu được thức dậy trong ḷng người. Nhạc ngân lên, ngực căng phồng tâm hồn đâm hồn kết trái như cây cối, làm cho thể xác và tâm hồn quyện vào nhau.
Nổi bật trong tranh khắc gỗ Việt Nam, kếp nạp đậm đặc màu sắc giá trị dân tộc, làm đại biểu cho tranh dân gian Việt Nam để tham gia kho tàng tranh thế giới là loại tranh Đông Hồ Kinh Bắc. Đông Hồ c̣n làm hàng mă, làm những đồ nghệ thuật bằng giấy, làm pháo. Đó là cả một làng nghệ thuật. Người làng Đông Hồ vẽ tranh có đề thơ kèm. Họ hiếu học, giao du rộng, lịch sự, rất sành về ẩm thực, tranh Đông Hồ có mặt khắp nước, lại c̣n ra nước ngoài, góp vào các sưu tập tranh quốc tế và có mặt trong nhiều bảo tàng quan trọng trên thế giới. Kinh Bắc, mảnh đất huy hoàng đầy văn hoá. Có nhà học giả đă nói “văn hoá Kinh Bắc được coi gần như một thứ tôn giáo, một thứ văn hoá của sinh tồn cao cấp…”Kinh Bắc là quê hương của tiếng hát Quan Họ, của tranh Đông Hồ, của trầu têm cánh phượng, của bánh phu thê… là cái nôi của nghệ thuật ẩm thực cổ truyền, của hội làng đ́nh, đám, của kiến trúc hoành tráng… v́ vậy cũng có những người nước ngoài đến khảo sát Kinh Bắc, vội vàng mua hương đốt lên để tỏ ḷng ngưỡng mộ quê hương của trai thanh gái lịch, của áo mớ ba mớ bảy, của nón quai thao, của khát vọng trai gái yêu nhau cởi áo trao nhau… mảnh đất Kinh Bắc là mảnh đất đời thường mà huyền thoại. Nó là lá Diêu Bông, t́m măi không thấy hết vẻ đẹp dạt dào vô tận của nó. Nó cũng là vẻ đẹp chỉ có trong lư tưởng mà người ta không nh́n thấy hết. Người Kinh Bắc có đi đầu non cuối biển th́ trong họ vẫn vang vọng măi câu:
“Quê hương vi vút gọi
Diêu Bông hời Diêu Bông”
Quê hương của 8 triều Vua Lư - Tỉnh Bắc Ninh
Đ́nh Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh - vùng kinh bắc (xưa là Hương Diên Uẩn- Châu Cổ Pháp) mới thực sự là vùng đất được coi là "địa linh nhân kiệt" đích thực. Lư Công Uẩn - một ông vua anh minh, văn vơ song toàn, đă dựng nghiệp nhà Lư, trị v́ đất nước qua 8 triều vua với gần 216 năm (1009- 1225), đặt tên nước là Đại Việt, lập nên kinh đô Thăng Long. Qua gần 100 năm Thăng Long xưa và Hà Nội hôm nay đă trở thành một thủ đô anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, "thành phố v́ hoà b́nh" duy nhất ở vùng Đông Nam châu á, do tổ chức UNESCO thế giới phong tặng.
Đ́nh Bảng - Tiên Sơn - Bắc Ninh, vùng văn hoá đă nổi tiếng là nơi có phong cảnh đẹp từ xưa, cách thủ đô Hà Nội và thị xă Bắc Ninh chừng gần 20km, trên đường quốc lộ 1A. Khu vực đền Đô được xây dựng từ thời Lư Công Uẩn (thế kỷ XI). Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lư. Ông vua đầu tiên là Lư Công Uẩn (tức Lư Thái Tổ 1009 - 1028). Sau đó là các triều vua tiếp theo: Lư Thái Tông (1028- 1054); Lư Thánh Tông (1054 - 1072); Lư Nhân Tông (1072 - 1128); Lư Thần Tông (1128 - 1138); Lư Anh Tông (1138 - 1175); Lư Cao Tông (1175 - 1210); Lư Huệ Tông (1210 - 1224).
Lư Thái Tổ lập ra triều Lư, quyết định rời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào mùa thu năm Tuất- 1010. Lư Thánh Tông (đời vua thứ ba của triều Lư) - đặt ra quốc hiệu Việt Nam là Đại Việt (có ư ngang hàng với nhà nước Đại Tống - Trung Quốc). Năm 1070 lập ra Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam, một trong số ít quốc gia có trường Đại học sớm nhất thế giới. Lư Nhân Tông (đời vua thứ tư) của nhà Lư, một vị vua xuất chúng. Đặc biệt là cả 8 triều vua đều mất và mai táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức, hương Cổ Pháp, cách đền Đô không xa.
Khu di tích đền Đô có diện tích 31.250 m2, với trên 20 hạng mục công tŕnh gồm: đền thờ, nhà tiền tế, phương đ́nh, nhà bia, nhà để kiệu, nhà để ngựa thờ, cửa rồng, thuỷ đ́nh, văn chỉ, vơ chỉ... Nhà thuỷ đ́nh đền Đô xưa đă được ngân hàng Đông Dương thời thuộc Pháp chọn làm h́nh ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng, nhưng cũng chính nhà thuỷ đinh ấy lại bị thực dân Pháp phá huỷ hoàn toàn cùng với quần thể kiến trúc đền Đô vào năm 1952 trong một trận càn quét "đốt sạch, phá sạch"!
Đến thăm quê hương nhà Lư ta c̣n được chiêm ngưỡng phong cảnh đồng quê tiêu biểu vùng kinh Bắc, thăm các di tích lịch sử- văn hoá như Chùa Cổ Pháp, chùa Kim Đài là một trung tâm Phật giáo cực thịnh vào thế kỷ VIII và đ́nh làng Đ́nh Bảng- một tác phẩm kiến trúc độc đáo được xây dựng đầu thế kỷ XVIII; tháp Lư Khánh Văn tưởng niệm người cha nuôi của vua Lư Thái Tổ; thăm Thọ lăng Thiên Đức, một khu lăng khiêm tốn giản dị- nơi yên nghỉ của các đời vua nhà Lư...
Lễ hội đền Đô được tổ chức rất trọng thể vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng ngày Lư Công Uẩn đăng quang (15/3) năm Tuất- 1010). Lễ hội đền Đô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục đẹp được nhân dân Đ́nh Bảng ǵn giữ. Lễ hội đền Đô được nhân dân cả nước hưởng ứng, nhiều khách nước ngoài cũng đến dự và để lại những ấn tượng tốt đẹp.
Đ́nh Bảng c̣n là quê hương của truyền thống Cách mạng. Hội nghị Trung ương, Hội nghị Thường vụ Ban chấp hành Trung ương cũng từng họp tại làng Đ́nh Bảng- một trong những nơi họp bí mật, cận kề với cơ quan đầu năo của thực dân Pháp để quyết định vận mệnh của đất nước vào năm 1945. Sau khi nhà nước Việt Nam độc lập (9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đă 4 lần về thăm quê hương nhà Lư.
Đ́nh Bảng- Tiên Sơn- Bắc Ninh, quê hương của các vị vua triều Lư lại là một vùng quê trù phú, có truyền thống cách mạng sẽ là một điểm đến lư tưởng cho du khách mỗi khi tới Thủ đô.


--------------------------------------------------------------------------------

HÁT QUAN HỌ BẮC NINH:
Hát Quan Họ trong dịp hội chùa Lim là nét độc đáo không riêng của Bắc Ninh. Đó là những tốp ca hát chuyên về làn điệu dân ca. Tốp nam kết nghĩa với tốp nữ, cư ngụ ở những địa phương gần hoặc xa. Đây là việc trao dồi tài năng, phát triển văn hoá. Muốn kết nghĩa họ dùng trầu cau, mời ăn trước để bàn bạc về phong cách hát. Sau đó tŕnh diện với vị trưởng lăo của làng, làm lễ kết nghĩa trước sân đ́nh, ăn uống rồi hát đối đáp.
Buổi hát giữa địa phương này với địa phương kia diễn ra ở quanh chùa đ́nh, có thể chọn bối cảnh thơ mộng của băi cỏ, sườn đồi, bờ ruộng, khu vực có cây cổ thụ…. Vào đầu tháng Giêng âm lịch, tiết trời thuận lợi, rănh việc đồng áng chào đón dịp tái sinh của vạn vật muôn loài, vận hội tốt cho năm mới.
Những đoạn kết nghĩa để thi tài về dân ca vẫn tuân hành quy tắc: Trước tiên, phần hát nghi lễ để hỏi thăm t́nh h́nh sinh kế, hoàn cảnh cha mẹ, chúc mừng họ hàng, làng xóm…. Kế đến là hát giao duyên, với nội dung trêu chọc thân mật nhưng không dung tục trong lời lẽ. Thêm nguyên tắc “ Nam ṭng nữ”, trai t́m nơi kết nghĩa trước nhưng khi bắt đầu hát, th́ bên gái cất tiếng trước để bên trai trả lời sau.


--------------------------------------------------------------------------------

HỘI LIM BẮC NINH:
Lim là tên một quả đồi ở xă Tân Tương, huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây khi xưa là một cánh rừng Lim. Rừng Lim bây giờ không c̣n nữa, nhưng tên Lim đă biến thành tên riêng th́ vẫn c̣n gắn liền với lời ca Quan họ, điệu hát dân gian. Nh́n từ xa, đồi Lim giống như một cái yên ngựa nằm dọc theo hướng Đông Bắc. Xa hơn về phương Nam là đỉnh núi chè cao ngất, những nương chè bát ngát xanh ngắt một màu. Sông Tiêu Thương — con sông đă lắng nghe tiếng sáo tuyệt vời của chàng Trương Chi năm xưa, nay đă bị lấp dần, chỉ c̣n như một cái hồ dài uốn ḿnh ôm lấy đồi ở phía Tây. Mặt sông như mặt gương soi bóng đồi Lim thơ mộng. Trên đỉnh đồi có một ngôi chùa cổ kính cũng mang tên gọi chùa Lim.
Từ xưa, cứ đến ngày 13 tháng giêng là người ta mở hội Quan họ của hơn 50 làng nằm rải rác trong các huyện Yên Phong, Tiên Sơn, Việt Yên, thị xă Bắc Ninh… đồi Lim là trung tâm của hội. Hội Lim có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người dân Kinh Bắc. Những ngày hội Lim mở thật vui, khách tứ phương với quần áo đầy đủ màu sắc đổ về như nước chảy. Đồi Lim chật ních người đi trẩy hội mùa xuân. Đủ mọi tṛ chơi vui tươi hấp dẫn như : đấu vật, chọi gà, đánh đu, rước kiệu…. Đặc biệt là những đám hát quan họ đối đáp nhau một cách rộn ră, nên thơ. Lim chính là quê hương của Quan Họ những bài hát “ Cây trúc xinh…”, “Trèo lên quán dốc…”. “ T́nh bằng có cái trống cơm…”, “ Người ơi, người ở đừng về…”…cho đến nay vẫn chiếm được cảm t́nh của mọi người bởi âm điệu du dương, đằm thắm của nó.


--------------------------------------------------------------------------------

TRẬN QUYẾT CHIẾN TRÊN SÔNG NHƯ NGUYỆT (3-1077) BẮC NINH:
Cánh thủy binh bị giam chân ở Vĩnh An, đại quân của Quách Quỳ và Triệu Tiết v́ thế mà không có phương tiện để vượt sông Cầu. Chúng chia quân ra làm hai khối, đóng ở hai vị trí khách nhau trên bờ Bắc sông. Quân Quách Quỳ đóng ở Việt Yên, đối diện với Thị Cầu, c̣n quân của Triệu Tiết đóng ở Hiệp Hoà. Tuy một mảng trong kế hoạch hợp đồng tác chiến giữa thủy binh và bộ binh đă bị bẻ găy, nhưng nh́n chung lực lượng giặc chưa bị tiêu hao và xét về tinh thần chiến đấu, chúng vẫn c̣n rất hung hăng. Quách Quỳ ra lệnh Vương Tiến bắc cầu phao và chỉ định Miêu Lư làm tướng tiên phong, dẫn khoảng vài ngàn quân tiến sang bờ Nam. Đây là đợt tấn công lần thứ nhất. Quân Miêu Lư không đông, nhưng đây là đội tiên phong và rất thiện chiến. Lực lượng tinh nhuệ ấy của Miêu Lư tấn công quyết liệt vào chiến tuyến sông Cầu, thậm chí đă vượt được chiến tuyến và t́m được đường đánh thẳng về Thăng Long. T́nh thế trở nên rất khó khăn và ác liệt. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy, Lư Thường Kiệt đă động viên quân sĩ một cách thiên tài bằng bài thơ “ Nam Quốc Sơn Hà” bất diệt, có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tai thiên thư
Như hà nghịch lỗ tai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư


Tương truyền, nhân đêm tối trời, Lư Thường Kiệt đă cho người vào đền thờ Trương Hát ở gần chiến tuyến để đọc to bài thơ ấy lên. Lời thơ hùng hồn lại được đọc lên dơng dạc ở chốn tôn nghiêm, khiến cho quân sĩ nghe cứ tưởng là lời thần linh của núi sông. Bài thơ tuyệt vời ấy đă có tác dụng động viên mạnh mẽ tinh thần của quân sĩ Đại Việt. Chớp lấy cơ hội đó, Lư Thường Kiệt liền chấn chỉnh đội ngũ và cho quân tiến công rất quyết liệt vào lực lượng của Miêu Lư. Miêu Lư bị đánh đại bại tại Yên Phụ, đội quân tiên phong do y chỉ huy bị tiêu diệt gần hết. Miêu Lư buộc phải dẫn tan quân chạy về nhưng đến bến Như Nguyệt th́ cầu phao đă bị quân ta chặt đứt. Cùng đường y liều chết bơi qua sông. Đám tàn binh ấy lại bị nước sông Cầu nhận ch́m thêm một ít nữa. Kế hoạch bắt cầu phao vượt sông bị thất bại thảm hại.
Quách Quỳ và Triệu Tiết t́m cách vượt sông lần thứ 2 để quyết chiến với đại binh Lư Thường Kiệt. Lần này chúng huy động lực lượng lớn hơn và vượt sông bằng bè. Mỗi chuyến bè chở được 500 quân. Quách Quỳ và Triệu Tiết hy vọng rằng, nếu dồn dập đưa nhiều chuyến bè sang th́ chúng có thể phá vỡ pḥng tuyến sông Như Nguyệt.
Bè không phải là một phương tiện chiến đấu tốt. Dùng bè để chở lính trong trường hợp này chẳng qua chỉ là biện pháp tạm thời, nhằm khắc phục khó khăn do các thủy quân không đến được như kế hoạch đă định mà thôi. Bè sang chậm đă thế mỗi chuyến chỉ chở được 500 quân, nên ở trận giáp chiến thứ 2 này, quân đội của Lư Thường Kiệt cứ thế lần lượt tiêu diệt địch một cách ung dung. Cuộc tấn công lần thứ 2 của quân tống bị đập tan. Chủ lực địch hoàn toàn bị bất lực trước chiến tuyến sông Như Nguyệt. Trong lúc đó, các cánh quân thuỷ bộ của Lư Thường Kiệt chẳng những được bảo toàn mà c̣n đang đứng rất vững ở vị trí chiến đấu của ḿnh. Hy vọng vượt sông cuối cùng của Quách Quỳ và Triệu Tiết là chờ đợi các thủy quân. Nhưng các thủy quân không thể nào đến được, thậm chí măi cho đến triều đ́nh nhà Tống gọi về chúng mới hay là quân Tống đă bị đại bại.
Quách Quỳ và Triệu Tiết nhận định rất đúng rằng, trong hoàn cảnh cụ thể đó, mọi cố gắng vượt sông để đánh phá pḥng tuyến sông Như Nguyệt đều chỉ là phiêu lưu. Và đă cho ra lệnh “ Ai bàn đến đánh sẽ bị chém đầu”.
Giặc từ thế công chuyển sang thế chủ, ư đồ đánh nhanh thắng nhanh bị phá sản hoàn toàn. Trong lúc đó nhân dân ta ở các vùng bị tạm chiếm lại nổi dậy tiêu hao dần sinh lực của chúng. Thời cơ đánh trận quyết định đă xuất hiện. Tuy trong t́nh thế túng quẫn, tiến thoái lưỡng nan nhưng Quách Quỳ và Triệu Tiết vẫn t́m cách nhử cho quân ta sang bờ bắc để dễ bề tiêu diệt. Lần thứ 2, Quách Quỳ và Triệu Tiết đă nhận định rất đúng rằng: thế nào quân đội Lư Thường Kiệt cũng sẽ tổ chức vượt sông để tấn công. Điều mà Quách Quỳ và Triệu Tiết không thể biết được chỉ là thời điểm, địa điểm và phương thức tổ chức vượt sông như thế nào mà thôi. Sau 2 tháng chờ đợi cuộc tấn công của quâ đội ta, giặc bị dồn vào một t́nh thế hết sức khốn quẫn và căng thẳng. Đánh th́ sẽ thất bại, rút th́ nhục, thủy binh không tới, bộ binh, kị binh và phu dịch th́ ră rời… Quách Quỳ và Triệu Tiết hoàn toàn ở vào thế bị động.
Vào một ngày cuối tháng 3/1077, cuộc tổng phản công chiến lược của Lư Thường Kiệt bắt đầu. Mở đầu, đạo quân thủy quân ở Vạn Xuân do 2 hoàng tử Hoàng Châu và Chiêu Văn chỉ huy đă bất ngờ vượt sông, đánh quyết liệt vào khu vực đóng quân của Quách Quỳ. Cuộc tấn công này nhằm hai mục đích. Một là góp phần tiêu diệt sinh lực địch. Hai là thu hút toàn bộ sự chú ư của địch tạo điều kiện dễ dàng cho đại binh của Lư Thường Kiệt vượt sông, đánh trận quyết định với quân Tống. Trong trận ác chiến này hai vị hoàng tử Hoàng Châu và Chiêu Văn đă anh dũng hy sinh, nhưng cả 2 mục tiêu đề ra cho trận đánh th́ đều đạt.
Trong đêm tối khi mà quân Tống tập trung lực lượng đối phó đạo thủy binh, Lư Thường Kiệt đă bí mật cho đại binh vượt sông Như Nguyệt và ồ ạt tấn công vào khu vực bến đ̣ Như Nguyệt. Nơi đây, lực lượng quân Tống rất hùng hậu, nhưng lại do đánh bất ngờ trong đêm nên đă bị đại bại. Quân Tống tháo chạy trong hoản loạn, nhưng đúng vào lúc đó Lư Thường Kiệt lại viết thư đề nghị giảng hoà! Ong nói: “dùng biện sĩ bàn hoà, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo tồn được tôn miếu”. Nếu trước đó chúng tiến sang hùng hổ bao nhiêu th́ lúc này chúng rút về trong lo sợ và hỗn loạn bấy nhiêu. Ngay đến sử của Trung Quốc đời nhà Tống cũng phải viết rằng “ Qùy muốn rút quân về, sợ giặc tập kích, bèn bắt quân khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, t́nh h́nh hỗn loạn, giẫm xéo lên nhau”.
Giặc rút tới đâu, Lư Thường Kiệt cho quân đuổi theo thu hồi đất đai đến đấy. Với trận Như Nguyệt, ư chí xâm lăng của quân Tống bị đè bẹp. Như Nguyệt là một trong những trận quyết chiến tuyệt vời của lịch sử dân tộc. Là vị tổng chỉ huy trong trận đánh lịch sử này, Lư Thường Kiệt xứng đáng được nhân dân cả nước ta đời đời ghi nhớ và kính trọng. Ong là một trong những vị anh hùng kiệt xuất nhất của dân tộc ta.


--------------------------------------------------------------------------------

TRANH ĐÔNG HỒ BẮC NINH:
Đây là một làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam ở làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Nghề vẽ tranh dân gian của làng Đông Hồ đă có từ rất lâu đời. Trước đây họ vẽ tranh phục vụ Tết Nguyên Đán. Ngày nay, họ vẽ tranh c̣n để bán cho khách hàng có nhu cầu bất cứ lúc nào. Nguyên liệu vẽ tranh là giấy dó (giấy được làm bằng cây dó giă nhỏ, lọc và cán mỏng), màu vẽ lấy từ chất liệu thiên nhiên như gạch non, lá cây, đốt thành than mài ra. Để tạo ra màu nền lấp lánh, họ phải dùng vỏ con ṣ, nghêu (c̣n gọi là điệp) nung lên thành vôi, giă nhỏ, trộn với nhựa cây, phết đều lên giấy dó để tạo ra màu nền. Hầu hết tranh Đông Hồ đều phản ánh ước nguyện hoà b́nh, hạnh phúc, ấm no. có một số tranh về động vật như ḅ, lợn, chó, mèo là những con vật gần gũi với người nông dân. Đặc biệt một số tranh với mảng đề tài “ hứng dửa”, “đám cưới chuột”, “ đánh ghen” rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước. Hiện nay, làng tranh Đông Hồ c̣n làm thêm đồ hàng mă để phục vụ cho việc tế, lễ.
Hàng năm, chợ tranh được họp vào dịp Tết Nguyên Đán tại đ́nh Đông Hồ. Khách ở quanh vùng và ở các tỉnh xa nô nức về chợ để mua tranh. Hội thi đồ mă cũng được tổ chức tại đ́nh từ chiều 14/3 đến 18/3 âm lịch hàng năm. Chợ tranh và hội thi đồ mă được tổ chức hàng năm phần nào phản ánh được nét đặc thù trong hoạt đông kinh tế — văn hoá của người dân làng Đông Hồ.


 Nguồn: saigontoserco

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17