Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Dân Tộc: (Chấm và tên của dân tộc để xem chi tiết)

1. Ba NaBố YBrâu Bru-Vân Kiều,

5. Chăm, Chơ RoChu RuChứtCoCơ Ho, Cờ Lao, Cơ Tu, Cống,

14. Dao,

15. Ê Đê,

16. Gia Rai, Giáy, Giẻ Triêng,

19. Hà Nh́, Hoa, Hrê, H'Mông (hay Mông)

22. Kháng, Khmer, Khơ Mú, Việt (Kinh),

25. La Chí, La Ha, La Hủ, Lào, Lô Lô, Lự,

31. Mạ, Mảng, Mông (H'Mông), M'Nông, Mường,

36. Ngái, Nùng,

38. Ơ Đu,

39. Pà Thẻn, Phù Lá, Pu Péo,

42. Ra Glai, Rơ Măm,

44. Sán Chay, Sán D́u, Si La,

47. Tà Ôi, Tày, Thái, Thổ,

25. Việt  (hay Kinh)

52. Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng

 


Dân cư

 

Giới thiệu các dân tộc Việt Nam

Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% c̣n lại là dân số của 53 dân tộc. 


Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% c̣n lại là dân số của 53 dân tộc


Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đă gắn bó với nhau trong suốt quá tŕnh lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cơi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng.

Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rơ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xă hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung. Đó là đức tính cần cù chịu khó, thông minh trong sản xuất; với thiên nhiên - gắn bó hoà đồng; với kẻ thù - không khoan nhượng; với con người - nhân hậu vị tha, khiêm nhường... Tất cả những đặc tính đó là phẩm chất của con người Việt Nam.

* 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam có thể chia thành 8 nhóm theo ngôn ngữ như sau:

- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Kinh (Việt), Chứt, Mường, Thổ.
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cờ Tu, Giẻ Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng,  M'Nông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn.
- Nhóm Kadai có 4 dân tộc là:  Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
- Nhóm Nam Đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai.
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán D́u. 
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà Nh́, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La.

Nghiên cứu cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung hay văn hoá các dân tộc nói riêng là những công việc không có giới hạn. Càng nghiên cứu, t́m hiểu ta càng thấy say mê, cuốn hút và ta càng thấy thêm yêu đất nước Việt Nam hơn.

Khai thác những nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống các dân tộc là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.

 

Dân tộc Ba Na

Tên dân tộc: Ba Na (Tơ Lô, Krem, Roh, Con Kde, ALa Công, Krăng).
Dân số: 174.456 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Kon Tum, B́nh Định, Phú Yên.

 

Phong tục tập quán:  Thờ nhiều thần linh, hôn nhân tự do, cưới xin theo nếp cổ truyền, sau khi sinh con đầu ḷng mới làm nhà riêng. Ở nhà sàn, mỗi làng có một nhà công cộng (nhà rông) to, đẹp ở giữa làng.

Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

Văn hoá: Nhạc cụ đa dạng: cồng, chiêng, đàn T'rưng, Klông pút, Kơni..., kèn tơ nốt, arơng,... nghệ thuật chạm khắc gỗ phát triển.

Trang phục: Nam đóng khố, nữ mặc váy.

Kinh tế: Làm rẫy và chăn nuôi. Mỗi làng có ḷ rèn, phụ nữ dệt vải tự lo đồ mặc cho gia đ́nh, đàn ông đan chiếu, dệt lưới, làm gùi, giỏ,... Mua bán theo chế độ đổi hàng.

Dân tộc Bố Y

Tên dân tộc: Bố Y (Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu D́n, Pu Nà).
Dân số:
 1.864 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.

 


Tôn giáo chính là thờ tổ tiên. Nhà ở thường là nền đất, có một sàn gác trên lưng quá giang - là nơi để lương thực và là chỗ ngủ của những người con trai chưa vợ. Lễ cưới của người Bố Y khá phức tạp. Chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mă để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng.

Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ và 120 ngày đối với tang cha.

Ngôn ngữ:
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

Văn hoá:
Vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, tục ngữ, dân ca khá phong phú.

Trang phục:
Nữ mặc váy xèo, áo năm thân và có xiêm che ngực. Một số mặc giống người Nùng, số khác mặc giống người Hán.

Kinh tế:
Sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy.

 
Dân tộc Brâu

Tên dân tộc: Brâu (Brạo).
Dân số: 313 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Làng Đăk Mế, xă Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. 


 
Phong tục tập quán: 
Tự do lấy vợ, lấy chồng, đám cưới tiến hành ở nhà gái, chàng rể phải ở lại nhà vợ khoảng 2 - 3 năm, rồi mới làm lễ đưa vợ về nhà ḿnh. Ngôi nhà truyền thống là nhà sàn.

Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ  Môn - Khmer.


Văn hoá: 
Người Brâu thích chơi cồng, chiêng. Đặc biệt có bộ chiêng tha rất có giá trị.

Trang phục:
Nam đóng khố, nữ quấn váy, đều ở trần. Người Brâu có tục xăm mặt, xăm ḿnh và cà răng.

Kinh tế: 
Sống du canh, du cư, chủ yếu đốt rừng làm rẫy, công cụ sản xuất thô sơ. 

 

 
Dân tộc Bru - Vân Kiều

Tên dân tộc: Bru - Vân Kiều (Tŕ, Khùa, Ma - Coong).
Dân số: 55.559 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Tập trung ở miền núi các tỉnh Quảng B́nh, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. 

 

Phong tục tập quán:

Thờ cúng tổ tiên và có tục thờ cúng vật thiêng như thanh kiếm, mảnh bát... Đặc biệt là tục thờ lửa và thờ bếp lửa. Người trưởng làng có vai tṛ quan trọng và có uy tín hơn đối với dân làng. Ở nhà sàn nhỏ, nếu gần bờ sông, suối th́ các nhà tập trung thành một khu trải dọc theo ḍng chảy, nếu ở chỗ bằng phẳng, rộng răi, các ngôi nhà xếp thành ṿng tṛn hay h́nh bầu dục, ở giữa là nhà công cộng. 

Nam nữ tự do yêu nhau. Trong họ hàng, ông cậu có quyền quyết định đối với việc hôn nhân, cúng lễ, làm nhà của các con cháu.

Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

Văn hoá:
Người Bru - Vân Kiều có vốn văn nghệ cổ truyền quư báu. Nhạc cụ có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn, đàn (achung, pơ-kua...). Có nhiều làn điệu dân ca: chà chấp là lối vừa hát vừa kể, sim (hát đối nam nữ), ca dao, tục ngữ... 

Trang phục:
Theo trang phục Tây Nguyên.

Kinh tế:
Làm rẫy, làm ruộng, chăn nuôi, hái lượm săn bắn và đánh cá. Nghề thủ công: đan chiếu lá, gùi...
 

Dân tộc Chăm

Tên dân tộc: Chăm (Chàm, Chiêm Thành, Hroi).
Dân số: 132.873 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Ninh Thuận và một phần nhỏ ở An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, tây nam B́nh Thuận và tây bắc Phú Yên...

 

Phong tục tập quán:
Theo đạo Hồi (nhóm Bà Ni và nhóm Ixlam) và đạo Bà La Môn (chiếm 3/5 dân số). Duy tŕ chế độ mẫu hệ, con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con, con trai ở rể. Con gái được thừa kế tài sản, con gái út phải nuôi dưỡng bố mẹ.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc hệ Mă Lai - Đa Đảo.

Văn hoá:
Nhà ở quay mặt về phía nam hoặc tây. Múa hát dân tộc Chăm rất nổi tiếng.
Các lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu của người Chăm đó là: lễ hội Katê (tưởng niệm đấng cha - lễ hội lớn nhất, vui nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn) ; lễ hội Ramưwan - lễ hội điển h́nh nhất về lễ nghi ở thánh đường của người Chăm theo đạo Hồi; lễ hội Tháp Bà (tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở) đến từ Nha Trang - Khánh Ḥa; lễ mừng sức khỏe, lễ múa tống ôn đầu năm, lễ cưới của người Chăm An Giang...

Trang phục:
Trang phục Chăm, v́ có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo h́nh áo (khá điển h́nh) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là dân tộc c̣n thấy nam giới mặc váy ở Việt Nam với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng.

Kinh tế:
Lúa là cây lương thực chính. Nghề phụ là buôn bán và dệt vải.

Di tích Chăm miền Trung:
- Di sản thế giới Mỹ Sơn
- Di tích Trà Kiệu.
- Di tích thành Chăm Quảng Ngăi.
- Di tích Chăm B́nh Định.
- Di tích Chăm Ninh Thuận. 
...

 

Dân tộc Chơ Ro

Tên dân tộc: Chơ Ro (Đơ Ro, Châu Ro).
Dân số: 22.567 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Phần lớn cư trú ở tỉnh Đồng Nai, một số ít ở tỉnh B́nh Thuận.

 

Phong tục tập quán:
Coi trọng chế độ mẫu hệ và phụ hệ như nhau. Người Chơ Ro tin mọi vật đều có "hồn" và các "thần linh" chi phối con người, khiến con người phải kiêng kỵ và cúng tế. Lễ cúng "thần rừng" và "thần lúa" là quan trọng. Trước đây sống ở nhà sàn, hiện nay họ đă ở nhà trệt.

Ngôn ngữ:
Thuộc ngôn ngữ Môn - Khmer, gần với tiếng Mạ, Xtiêng...

Văn hoá:
Nhạc cụ có bộ chiêng 7 chiếc, đàn ống tre, ống tiêu và hát đối đáp trong lễ hội.

Trang phục:
Mặc như người Kinh trong vùng. Nữ thích đeo các ṿng đồng, bạc, dây cườm...

Kinh tế:
Chủ yếu làm rẫy. Nay nhiều nơi phát triển làm lúa nước. Chăn nuôi, hái lượm, săn bắt, đánh cá. Nghề thủ công là đan lát, làm các đồ dùng bằng tre, gỗ.

 

Dân tộc Chu Ru

Tên dân tộc: Chu Ru (Cho Ru, Ru).
Dân số:14.978 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Phần lớn ở Đơn Dương (Lâm Đồng), số ít ở B́nh Thuận.

 

Phong tục tập quán:
Thờ cúng tổ tiên và chỉ cúng ngoài nghĩa địa. Thờ nhiều thần liên quan đến các nghi lễ nông nghiệp. Sống định canh định cư. Một gia đ́nh gồm 3-4 thế hệ. Hôn nhân một vợ, một chồng, con gái chủ động cưới, người chồng ở rể.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Nam Đảo.

Văn hoá:
Làng gồm nhiều ḍng họ hoặc khác tộc cư trú. Đứng đầu là trưởng làng (Pô plây), sau là thầy cúng. Có vốn dân ca, ca dao, tục ngữ phong phú.

Kinh tế:
Nghề làm ruộng lâu đời. Trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi. Nghề thủ công: đan lát, rèn và làm gốm. Nghề phụ: săn bắn, hái lượm.
 

 

Dân tộc Chứt

Tên dân tộc: Chứt (Rục, Sách, Mă Liềng, Tu Vang, Pa Leng, Xe Lang, Tơ Hung, Cha Cú, Tắc Cực, U Mo, Xá Lá Vàng).
Dân số: 3.829 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Sống ở huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng B́nh). 
 

 

Phong tục tập quán:
Định canh định cư, nhưng các làng Chứt thường tản mạn. Nhà cửa không bền vững.

Người Chứt thờ cúng tổ tiên. Thần nông bảo vệ mùa màng là vị thần cao nhất. Mỗi ḍng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn th́ được suy tôn làm trưởng làng.

Quan hệ vợ chồng của người Chứt bền vững, hiếm xảy ra bất hoà. Việc ma chay đơn giản

Ngôn ngữ:
Tiếng Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường.

Văn hoá:
Kho tàng văn nghệ dân gian phong phú. Làn điệu dân ca Kà tưm, Kà lềnh được nhiều người ưa thích. Vốn truyện cổ dồi dào. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ...

Kinh tế:
Làm ruộng, làm rẫy, săn bắn, hái lượm, đánh cá, chăn nuôi. Nghề mộc và đan lát là phổ biến. 

 

Dân tộc Co

Tên dân tộc: Co (Cor, Col, Cùa, Trầu).
Dân số: 27.766 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Huyện Bắc Trà My, Nam Trà My (Quảng Nam), huyện Trà Bồng (Quảng Ngăi).

Phong tục tập quán:
Tin vào thần linh, tiêu biểu là thần lúa. Trước đây, ở nhà sàn dài, nay đă chuyển sang nhà trệt, nhà ngắn. Trưởng làng là người hiểu biết phong tục, giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử xă hội, được dân làng tín nhiệm cao. 

Người Co xưa kia không có tên gọi của mỗi ḍng họ, về sau nhất loạt mang họ Đinh, nay lấy họ Hồ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

Văn hoá:
Người Co thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng, trống. Các điệu dân ca phổ biến: Xru, Klu và Agiới.

Trang phục:
Nam giới ở trần, đóng khố, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay, yếm. Trời lạnh mỗi người khoác tấm vải dài, rộng. Phụ nữ quấn nhiều ṿng cườm các màu quanh eo lưng.

Kinh tế:
Làm rẫy là chính, trồng lúa, ngô, sắn... Đặc biệt là cây quế Quảng.

 

Nguồn: vietnamtourism

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17