Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

H̉A THƯỢNG
TRÀ AM - THÍCH VIÊN THÀNH
1879 – 1928

Ḥa thượng Thích Viên Thành, pháp húy Trừng Thông, thế danh là Công Tôn Hoài Trấp ( ) sinh ngày ngày 17 tháng 11 năm Kỷ Măo (1879) nhằm năm Tự Đức thứ 32 ( ) tại Kinh đô Huế. Thân phụ là Tĩnh Quy, vốn công  tử thứ 38 con của Hoàng tử Nguyễn Phúc Bính (1797 – 1863) ( ), thân mẫu là bà Vũ Thị Dần, con gái ông Vũ Văn Lợi. Như vậy quê nội của Ngài ở huyện Duy Xuyên, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam c̣n quê ngoại ở xă Xuân Mỵ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Là người con trai thứ ba trong một gia đ́nh danh gia vọng tộc và là cháu con của một vị vua đă khai sáng nên cơ nghiệp triều Nguyễn, nhưng tuổi thơ của Ngài không phải theo định kiến tất nhiên như người đời thường nghĩ. Ngược lại, thực tế của cuộc đời đă làm tan tác bao hoài băo tốt đẹp, cuốn phăng sự b́nh an sinh sống của một gia đ́nh dẫu là thứ dân cũng có được. Ngay từ lúc Ngài chào đời, những sự kiện cuối trào Tự Đức đủ đun nóng t́nh thế nội triều và đất nước ở thế lửa bỏng dầu sôi, đến nỗi chưa đầy một năm sau đó (ngày 25 tháng Chạp 1880) triều đ́nh đă chính thức sang cầu viện nhà Thanh. Cái nghèo khó là chuyện riêng mang cam chịu, nhưng t́nh thế đất nước như vậy dù là hàng ḍng dơi vua chúa, song thân Ngài cũng không thể dửng dưng, ít nhất là chọn riêng một thái độ rẽ hướng nào đó cho phải đạo.

Năm Quư Mùi (1883) – năm Tự Đức cuối cùng, thân mẫu Ngài qua đời trong cảnh thiếu hụt, để lại nguyên trạng nỗi lo toan vào cội nguồn duy nhất c̣n lại là phụ thân. Năm ấy Ngài chỉ mới hơn bốn tuổi đầu, hăy c̣n nhiều ngơ ngác, vô tư. Có lẽ như thế sẽ tốt hơn để Ngài sớm nhận ra v́ sao cuối năm ấy vua Dục Đức (1853 – 1883) chỉ lên ngôi được ba ngày đă phải chết tức tưởi.

Năm Kỷ Sửu (1889), chỉ sáu năm thôi mà bao biến thiên dồn dập với những đời vua nối tiếp nhau : Hiệp Ḥa – Kiến Phúc – Hàm Nghi – Đồng Khánh đi vào ngơ tối tăm, tủi nhục, chưa đầy một năm mà ba vua bị giết, trong bốn tháng mà triều đ́nh đổi chủ ba lần. Đâu đâu cũng nghe những lời ví von đầy ẩn ư “Nhất gian lưỡng quốc nan phân thuyết, tứ nguyệt tam vương triệu bất tường” ( ). Đặc biệt quan tâm là sự kiện kinh thành Huế thất thủ ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu 1885 và việc vua Hàm Nghi xuất bôn một giờ sáng hôm ấy, đă khiến phụ thân Ngài không khỏi nao ḷng, từ đó trí năo và sức lực xuôi dần trong tiếng thở dài, và phụ thân Ngài đă ra đi vĩnh viễn – 10 tuổi đầu Ngài đă khóc và tiếc thương cho tất cả.

Là hoàng tộc lại đa thê, cho nên sau khi cha mất, cảnh mạnh ai nấy lo thân là chuyện không có ǵ tắc trách. V́ thế Ngài đă thật sự bơ vơ ly tán, tạm về núp bóng người d́ ruột và cũng là người d́ ghẻ ( ), chấp nhận cảnh sống “cô ai tử” với tâm ư thản nhiên của nghiệp dĩ. Ngay từ lúc ấy, Ngài đă bất đầu ghi khắc vào tâm tư lời trối trăn của thân phụ rằng “thà làm một chúng dân b́nh thường mà đỡ tủi hổ và quay lưng được với tất cả khổ đau”. Đó là thứ hành trang duy nhất được đặt vào tâm khảm trong trắng tuổi thiếu thời, nuôi sống được Ngài thay cơm gạo.

Năm Canh Dần (1890) lúc 11 tuổi, lần đầu tiên Ngài được đi học, điều đó với Ngài là một bước ngoặt sáng không kém một niềm vui ấu thơ nào. Với người hiểu chuyện th́ đó lại là một sự miễn cưỡng c̣n sót lại nơi người d́ ruột dành cho Ngài chứ không là của một ǵ ghẻ, dù có muộn màng nhưng vẫn là một t́nh cảm đáng trân trọng.

Đời Ngài lại thêm những nghiệp quả đầy nghịch duyên trái ư, bởi sự phân biệt con em hoàng tộc với đẳng cấp bần hàn luôn được thầy dạy học quan tâm. Bị liệt vào đẳng cấp thứ hai qua lớp áo, cùng tuổi học muộn đă khiến Ngài cảm thấy bị xúc phạm. Để rồi không lâu sau đó, Ngài phải buộc ḷng rời bỏ nơi mà những ngỡ rằng cuộc đời sẽ đổi khác, mà t́m đến với những cuộc vui của những đứa trẻ cùng đinh, để vùi lấp bớt nỗi cô đơn, lây lất của ḿnh.

Năm Bính Thân (1896) trong ḍng chảy cô đơn lây lất ấy đă dẫn bước chân Ngài đến chùa Ba La Mật, nơi có người anh rể con chú bác là Thanh – Chân – Viên Giác trụ tŕ ( ). Đây mới chính là nơi an ổn, cắt đứt được nghiệp trần nghiệt ngă và là nơi thực sự thấm đượm t́nh yêu thương, mở bước sang trang sau này. Ngài được Sư Viên Giác cho thế độ xuất gia.

Năm Canh Tư (1900) trước khi viên tịch, Sư Viên Giác đă phú pháp cho Ngài bài kệ như sau :

Tào khê nhất phái thủy đông lưu
B́nh bát chân truyền bất kư thu;
Giáo ngoại bản lai vô biệt sự;
Viên thành tâm pháp ấn tiền tu.

Năm Canh Tư (1900) Thành Thái thứ 12, Ngài chính thức được thọ giới với pháp danh Viên Thành, húy Trừng Thông thuộc đời thứ 42 ḍng Lâm Tế. Và là thế hệ thứ 8 thuộc ḍng Thiền Liễu Quán, đủ thuận duyên kế thế trụ tŕ chùa Ba La Mật theo di huấn của Bổn sư.

Năm Tân Sửu (190 Thành Thái thứ 13, Ngài thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn ở Phú Yên và đậu thủ Sa di. Ngài được thưởng bộ kinh Lăng Già Tâm Ấn, một b́nh bát được làm tại Trung Quốc và một bộ Sô y.

Từ đó Ngài chuyên tâm tu hành phát tấn, vốn bản tính thích gần gũi thiên nhiên, thiền hành phóng khoáng lại chuộng thơ văn nên Ngài đă tạo riêng cho ḿnh một thế giới bao la đạo hạnh rất thư thái và an nhiên.

Năm Quư Hợi (1923), tức 23 năm sau, những tưởng cuộc đời Ngài đă an bày nơi thiền tự giải thoát, nào ngờ các con cháu của Sư Viên Giác (lúc c̣n là Bố Chánh) giờ đây thấy chùa Ba La Mật rạng rỡ hơn xưa, tranh giành chủ quyền, lấy chính những lối hành thiền, đạo phong của Ngài ra làm nguyên nhân để t́m cách thủ đắc. Với bản chất phóng khoáng, Ngài không khó khăn chi lắm khi ra đi, trả lại chùa cho con cháu ḍng họ Nguyễn Khoa.

Ngài t́m đến núi Ngũ Phong, dựng một thảo am nhỏ bên cạnh tháp mộ Bổn sư Viên Giác để tiện việc chăm nom. Đây là vùng đất bằng phẳng với phong thủy hữu t́nh, phía xa phương Nam có núi Thiên Thai cao ngất, phía Bắc có núi Ngự B́nh và phía Đông chính là ngọn núi Ngũ Phong. Năm ấy là năm Khải Định thứ 8, chùa Tra Am đă có mặt từ duyên khởi đầu tiên ấy ( ).

Năm Giáp Tư (1924) năm Khải Định thứ 9, Ngài được cung thỉnh vào hàng Đệ nhị Tôn chứng ở Giới đàn chùa Từ Hiếu.

Chùa Tra Am ngày một tấn phát, được nhiều người t́m đến tu học và thỉnh giảng. Ngoài ra chùa c̣n là nơi danh lam được các hàng thức giả, nhà văn thơ trong hai triều Khải Định và Bảo Đại t́m đến ứng vịnh thi pháp, trao đổi đạo t́nh. Đặc biệt từng đón các cao Tăng như Ngài Tâm Tịnh ở chùa Tây Thiên; Giác Tiên ở chùa Trúc Lâm; Huệ Pháp ở chùa Thiên Hưng; Phổ Huệ ở chùa Tịnh Lâm, Từ Nhẫn ở miền Nam... t́m đến thăm nom và thư đạo. Đáng lưu ư hơn hết về giá trị của chùa Tra Am qua bài “Tra Am Kư” do Mai Tu – Nguyễn Cao Tiêu viết, càng làm tăng thêm danh tiếng lẫn phong cảnh đạo vị nơi này.

Năm Mậu Th́n (1928) năm Bảo Đại thứ 3, Ngài đă an nhiên thị tịch tại chùa Tra Am, thọ 49 tuổi đời, 32 năm xuất gia tu tập, với 27 Hạ lạp.

Tháp bảy tầng của nhục thân Ngài được các đệ tử xây dựng bên phải chùa Tra Am, mặt hướng về phía Tây, nh́n ra ḍng Tẩy Bát Lưu.


Chùa Trà Am
Hồ Đắc Duy

 

 
  • Chùa Trà Am hay Tra Am
  • Tổ khai sơn là một vị công tử
  • Lược Ước Tùng Sao tập thơ của chủ nhân chùa Trà Am
  • Trà Am hôm nay

Mùa hè cách đây 46 năm khi tôi vừa học xong lớp nhất trường tiểu học An Cựu lúc đó chúng tôi chỉ mới 12 tuổi , tôi , Lê Ngọc Dinh và Vũ ba đứa rủ nhau đi chơi chùa Trà Am , chỉ nghe tiếng chứ chưa biết đường nhưng ba đứa nhỏ chúng tôi vẫn quyết định khởi hành , từ sáng tinh mơ mẹ tôi đă làm sẵn cho một vắt cơm bới và một chai nước cho thêm ba đồng bạc cây dừa chúng tôi qua đ̣ ở cống Phát Lát , đi ra ngă lăng Vạn Vạn gần nhà cụ Phạm Quỳnh , lên Trường Bia rồi đến ngă ba Ngự B́nh , tù đó chúng tôi hỏi đường để vào chùa Trà Am , con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo chạy theo chân núi Ngự B́nh , hai bên đường toàn là cây bứa , cả một rừng bứa rợp bóng cây với các trái bứa trỉu vàng với những tàng lá che kín ánh sáng mặt trời làm mát rượi con đường đi , lên Trà Am th́ tha hồ mà ăn bứa , trái bứa chua ngọt và chát mũ dính miêng nhưng đúa nào cũng muốn ăn , dó là kỷ niệm đầu tiên trong đời tôi về chùa Trà Am , về sau này tôi mới biết chùa Trà Am nằm gọn ở giữa ba ḥn núi nỗi tiếng ở Huế là Núi Ngự B́nh , núi Thiên Thai và núi Ngũ Phong , thuộc thôn Tứ Tây , An Cựu huyện Hương Thủy 

Đi từ Huế lên Trà Am non 10 cây số , con đường ṿng vèo qua chân núi Ngự B́nh , vừa qua một con suối nhỏ là đă tới Trà Am

Chung quanh Trà Am c̣n có nhiều ngôi chùa cổ như Viên Thông , Tây Thiên , Trúc Lâm . Hồng Ân...

Muốn đến Viên Thông th́ đi chừng cây số rưỡi , muốn qua Hồng Ân , Trúc Lâm th́ đi ṿng qua chân núi Ngự B́nh ra Nam Giao qua Tây Thiên hay đi xuống Cầu Lim mới vào được Trúc Lâm , nhưng đi đường tắt th́ nhanh hơn chỉ đi ṿng qua mấy quả đồi , mấy quả núi đá nhỏ dưới dăy núi Thiên Thai là có thể tới Hồng Ân rồi lội qua một con suối nhỏ ṿng qua một giếng đá , nước trong veo ngọt lịm mát rượi là đến địa phận chùa Trúc Lâm

Trà Am hay là Tra Am ?

Cách đây 80 năm khi lập chùa , tổ khai sơn lấy biệt hiệu của ḿnh đặt tên cho chùa là Tra Am , Tra Am là do điễn tích của Trung Hoa , theo Nam Sử , Trương Phu thuở nhỏ tên là Tra, cha ông là Trương Thiệu tên tục là Lê . Vua Tống Văn Đế thường gọi đùa rằng :" Tra sao bằng Lê được !" Trương phu cười mà tâu rằng: " Lê là cây trăm quả, Tra đâu dám sánh bằng !" Đời sau dùng điển tích này chỉ người sau không bằng người xưa , ngụ ư khiêm nhường , Tổ khai sơn lấy biệt hiệu Tra Am này tự cho ḿnh không bằng được sư phụ .Trong di chúc để lại vị tổ khai sơn này nói câu; Tự hậnTra bất như Lê dă " để tỏ ḷng tôn kính sư phụ ḿnh

Người dân Huế đọc không quen được chữ Tra Am họ đọc trại ra thành chữ Trà Am lâu ngày người ta quen gọi tên chùa là Trà Am mà quên mất nó là Tra Am với cái điển tích cái ư nghĩa mà vị tổ khai sơn đă đặt cho nó 

Chùa Trà Am khởi công xây dựng vào năm 1923 , chủ nhân cùng mấy đệ tử là Trí Uyên , Trí Hiển, Trí Giải và vài ba người giúp việc xắn tay đốn cây , chặt lá ,cuốc đất làm nền dựng chùa ,giữa một mảnh đất c̣n hoang sơ chưa vết chân người lui tới , lúc đầu chỉ là một mái am tranh sơ sài , phên tre được trét bằng đất sét vàng , gian trước để thờ Phật , bên tả là nhà trai và bếp , bên hữu làm pḥng khách phía sau là thư pḥng và chổ nghĩ ngơi của chủ nhân

Cảnh trí chung quanh chùa là một bài thơ , một tác phẩm nghệ thuật hiếm có , tất cả cây cỏ , khe suối , núi đồi , đá tảng được sắp xếp tạo dáng để khi ai đó bước chân đến ngôi chùa này cũng cảm thấy phảng phất chung quanh một sự nhẹ nhàng bay bổng , để tâm hồn ḿnh trở nên thanh thản , siêu thoát trước cảnh sắc phong quang thoát tục , ở đó con người dễ ḥa ḿnh trong sự trầm mặt của triết lư Phật Giáo . Cái khung cảnh tuyệt vời đó cũng nói lên cái sâu sắc , cái ư nghĩa của con đường đă chọn và cái ngộ của chủ nhân ngôi chùa 

Để đi vào chùa Trà Am phải đi ngang qua một cái cầu làm bằng thân một cây thông to ,có tay vịn chiếc cầu này vắt ngang một gịng khe nhỏ mang tên là Tẩy Bát Lưu , Tẩy Bát Lưu có nghĩa là là gịng khe để rữa b́nh bát 

Và chiếc cầu mang tên một chữ trong câu cổ thi " Lược ước hoành thu thủy" hay một câu thơ của Lục Du" tiên tiên nhất cứ thủy, văng lai nhất lược ước " ( bên bờ nước chảy trong veo , qua về trên chiếc cầu treo hững hờ ) chiếc cầu chỉ dùng cho người đi qua , xe ngựa không qua được

Lược Ước Kiều là tên của chiếc cầu nói lên cái phương tiện đi đến với đạo , cái thâm ư của chủ nhân ngôi chùa là ; "Ta chỉ đưa người chứ không đưa xe ngựa" hăy vứt bỏ cái ngă tướng , cái chấp nê khi bước chân vào chốn thiền môn này

Vị chủ nhân chùa Tra Am là ai ?

Đó là công tử Công Tôn Hoài Trấp là cháu nội của Định Viễn Quận Vương con vua Gia Long , công tử sinh năm 1879 , xuất gia năm 1895 lúc vừa tṛn 17 tuồi , thọ giáo với Viên Giác Đại Sư tại chùa Ba La Mật , đạo hiệu là Viên Thành , pháp húy Trừng Thông , để chấp nhận công tử xuất gia làm đệ tử Viên Giác Đaiï Sư đă bảo : " ...thử nghĩ vài câu ,nếu có cơ duyên , tôi sẽ giúp mệ xuất gia " sau khi lạy Phật công tử Hoài Trấp viết hai câu tŕnh Viên Giác Đại sư như sau :

Nép bóng rèm thưa trông bóng thỏ
Thấy trăng tṛn ,tay vỗ ca xang

Sư Viên Thành đậu thủ khoa Sa Di năm 1901 tại Phú Yên , trú tŕ chùa Ba La Mật từ năm 1901 cho đến năm 1923 và cũng trong năm này sư Viên Thành đă dựng lên chùa Tra Am , 5 năm sau sư viên tịch ở Tra Am lúc đó vừa 49 tuổi .Trước khi trở về với cát bụi sư đề lại mấy câu thơ

Lăo khứ , vân hà nhất tháp tân
Tha niên b́ đăi tự tương thân
Nhàn lai ỷ trương khê biên lập
Hà xứ thanh sơn bất đăi nhàn

(Già rồi xây tháp giữa non mây , Gửi gắm mai sau nắm xác gầy .Chống gậy , lúc nhàn , bên suối đứng .Núi xanh nào chẳng đón người đây)

Sư Viên Thành một người uyên bác về giáo lư đạo Phật , dưới sự dẫn dắt của sư Viên Thành chùa Trà Am đă trở nên một Giảng Đường có uy tín, học tăng từ nhiều nơi gởi đến xin thọ giáo , các khóa học thường được tổ chức vào mùa xuân hay mùa hạ , sư Viên Thành c̣n tổ chức nhiều pháp vụ giảng giải Phật pháp cho các tín đồ , kiến giải vài chổ sai lầm về nội điển trong các tăng ni... ngoài ra sư Viên Thành cũng c̣n là một thi nhân , thơ văn chân thật , thâm thúy và thoát tục và đôi bài cũng có tính cách hài hước của một người đă thoát ṿng tục lụy

Kim điện bất thắng thu
Nguyệt tà trúc hộ lảnh
Chỉ hữu tâm hạ phong
Khiên duy điếu sấu ảnh

(Điện vàng hiu hắt hơi thu, Lạnh run cửa trúc mịt mù gương nga ,Bên rừng gió thổi la đà Vén màn thương bóng sao mà xác xơ ) hay là bài

Xao băi tàn chung , hiểu vị nhân
Đằng sàng phá nạp ủng lô huân
Gia phong bất dụng phiền quân vấn
Mao ốc tam giam, nhất ổ vân

(Thỉnh trọn hồi chuông sáng vẫn mờ , Ôm ḷ nằm sưởi áo gai xơ , Cửa nhà đâu dám phiền ḷng hỏi , Mây trắng lều tranh phủ mịt mờ )

hoặc là bài Lạc Diệp mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương đă dịch thơ như sau :

Ŕ rào cây vẳng tiếng đêm qua
Nghe lạnh đồi thông chiếc hạc già
Vu giáp chiều buông mưa lất phất
Động Đ́nh thu gợn sóng bao la
Tùng khô chỉ sót đôi phần lá
Bàng rợp đâu t́m một tán hoa
Lạ nỗi đau ḷng chi Tống Ngọc
C̣n hay mất, hăy mặt trời xa

Thơ văn của Sư Viên Thành được hợp lại làm thành một tập gọi là Lược Ước Tùng Sao , trước khi mất sư Viên Thành đă trao lại tập thơ này cho đệ tử Thích Trí Thủ, 46 năm sau khi sư viên tịch Ḥa thượng Thích trí Thủ mới cho ấn hành tập thơ này với công phu biên soạn của ông Nguyễn văn Thoa và phần hiệu đính b́nh luận , nhuận sắc của các ông Nguyễn hữu Chương , Bửu Cầm và thi sĩ Vũ hoàng Chương

Trong lời tựa Thượng tọa Trí Quang viết : ".. sách nhỏ như cái cầu nhỏ .Nhưng chỉ nhỏ đối với người đi xe ngựa...không thể qua cầu Lược Ước mà vào Trà Am . Dẫu rằng cái cầu ấy chỉ chân không là qua được liền. Vào Trà Am dễ mà khó đến thế đó , huống chi vào Trà Am trong sách "

45 năm sau tôi trở lại thăm Trà Am

H́nh ảnh và phong cảnh Trà Am không c̣n như trong kỷ niệm của ḿnh , rừng bứa ngày xưa chỉ c̣n lác đác cây, Bây giờ người ta có thể đi thẳng vào chùa bằng xe honda xe hơi , chiếc cầu Lược Ước đă không c̣n ai nhớ đến nữa

Diễm phúc thay cho ai đă một lần đi chân không qua cầu để vào Trà Am

"Ta chỉ đưa người chứ không đưa xe ngựa" câu nói của vị thiền sư vẫn c̣n thấp thoáng đâu đây như một ngậm ngùi thiên cổ 

Hồ Đắc Duy

 

Xem thêm Ba Vua Nhà Nguyễn Từ Hiệp Ḥa

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17