Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Quế thanh, Quế quỳ

Vietsciences- Vơ Quang Yến       01/06/2006
 

Những bài cùng tác giả

V́ nghĩa giao bang, hiếu trung đôi đàng ;
Thân ngọc vàng đem vùi cát bụi,
Cho rảnh nợ Ô Ly, ngậm ngùi kẻ ở người đi .


Hàn Phương (Bài ca Nam ai)

 

Tháng 6 năm Bính Ngọ 1306, nàng công chúa Huyền Trân, con vua Trần Nhân Tông, em vua Trần Anh Tông, rời Thăng Long lên đường đi Champa kết duyên với vua Chế Mân. Nàng được phong làm Hoàng hậu Paramesvari. Sính lễ của vua Chăm dâng vua Trần là vùng đất Uli, tức Ô Lư hay Ô Rí, c̣n gọi Việt Lư (sách Tàu chép Niao Li), đổi thành hai châu Thuận và Hóa, làm bàn đạp cho cuộc Nam Tiến, đă sát nhập vào lănh thổ Đại Việt mà không mất một mũi tên, không tốn một viên đạn.

Huyền thoại kể tiếp khi vua Chế Mân qua đời hơn một năm sau, triều thần Đại Việt sợ công chúa phải bị thiêu với chồng, liền phái quan Hành khiển Trần Khắc Chung và quan An phủ sứ Đặng Văn đưa thuyền vào lập mưu cứu vớt. Sự kiện nầy chưa thấy có cơ sở chính xác, cần phải được t́m hiểu sâu rộng hơn : Hoàng hậu Pamavesvari là bà vợ thứ ba, có đủ điều kiện lên hỏa đàn không ? Nếu bà phải bị thiêu th́ liệu phái bộ Đại Việt có đủ th́ giờ vào kịp để cứu không ? Ai tin được mưu mô đưa bà ra biển cầu khấn linh hồn vua chồng trước khi lên hỏa đàn để dễ thoát chạy ? Đáng tin hơn là, sau khi gởi phái bộ thái tử Chế dà da (Sri Jaya) ra Thăng Long báo tin, triều đ́nh Champa đă quyết định đưa trả công chúa Huyền Trân về lại kinh đô Đại Việt với một đoàn 300 thủy binh hộ tống, sau nầy được cho quay về quê quán, trong mục đích xin hoàn lại vùng đất Uli (một ư chí gây tranh chấp trong nhiều năm giữa Đại Việt và Champa, để lại trong lịch sử trên tuổi Chế Bồng Nga). Dù sao, sau thời gian dài đăng dẳng một năm, nàng (và một đứa con ?) mới về đến kinh đô Đại Việt làm người đời thêu dệt một mối t́nh tuyệt diệu giữa viên quan và bà hoàng hậu góa chồng trẻ tuổi. Quan hệ t́nh cảm giữa quan hành khiển và nàng công chúa phải chăng đă thắm thía trước khi nàng đi lấy chồng ? Nếu vậy th́ đôi uyên ương đă biết hy sinh đời ḿnh cho lợi ích đất nước và bây giờ chỉ nối lại cuộc t́nh duyên sớm tạm bị ngừng. Nhưng đứng về phía người Chăm làm sao không khỏi oán hờn một viên quan ngoại quốc dám tư thông với bà hoàng hậu nước họ, xúc phạm đến danh dự một vương triều (2) ! Dù sao, cuộc ái ân nầy, nếu đă xảy ra,  như tuồng cũng không đi đến một kết thúc thỏa măn v́ sau nầy một đằng Trần Khắc Chung bị lăng nhục (Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng đă mắng : họ tên không tốt, có lẽ nhà Trần mất v́ người nầy chăng ? - khắc là thắng, chung là tàn, khắc chung là thắng xong th́ tàn lụi - ) phải ẩn nấu (1), đằng kia dấu vết Huyền Trân đă được t́m ra ở chùa Nộn Sơn, xă Hồ Sơn, Huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

 

Thời ấy, sinh ra làm công chúa là chuẩn bị một cuộc sống vàng son trong cung cấm. Nàng Huyền Trân đă chịu từ giă lâu đài điện ngọc để dấn thân vào một gia đ́nh xa lạ, một xứ sở không cùng phong tục, tập quán, một chốn được xem như là rừng sâu nước độc. Không nói đến mối t́nh riêng tư của nàng, không cần biết nàng t́nh nguyện hay bắt buộc ra đi và cuối đời của nàng diễn biến ra sao, cử chỉ can đảm của nàng đáng được tôn trọng. Bài ca Nam b́nh (tác giả là Vơ Chuẩn hay Tôn Thất Quế ?) nói lên sự hy sinh cao cả, định mệnh đắng cay của nàng công chúa và ḷng biết ơn của dân tộc :

 

Nước non ngàn dặm ra đi, cái t́nh chi ?
Mượn màu son phấn đền nợ Ô Ly.
Đắng cay v́ đương độ xuân th́, độ xuân th́ !
Cái lương duyên, hay là cái nợ duyên ǵ ?
Má hồng da tuyết, quyết liều như hoa tàn trăng khuyết.
Vàng lộn theo ch́ !
Khúc ly ca, sao c̣n mường tượng nghe ǵ !
Thấy chim hồng nhạn bay đi, t́nh lai láng như hoa quỳ …
Dặn một lời Mân Quân, nay chuyện mà như nguyện,
Đặng vài phân, v́ lợi cho dân,
T́nh đem lại mà cân, đắng cay muôn phần !
 

Ở Huế c̣n thấy có nhiều đền miếu tưởng để thờ cúng nàng Huyền Trân nhưng có người t́m ra những đền miếu nầy thật ra thờ phụng bà chúa Ngọc, hiện thân của thần Uma, vợ thần Siva, tức là Thiên Y Ana, trừ phi người ta muốn đồng hóa hai bà với nhau. Nhân dân một phần nào đă trách nàng công chúa họ Trần không biết sống đúng tam cương ngũ thường là hệ thống Nho giáo một thời chế ngự phong tục nước ta ? Ngày nay hệ thống đạo đức nầy hết c̣n được đề cao và không thể quên ơn nàng nên những người yêu Huế mới xướng lên một phong trào xây dựng tượng đài kỷ niệm nàng công chúa họ Trần. Riêng trong tờ Nhớ Huế xuất bản ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ 2001 đến nay, đặc biệt số 12, đă có trên dưới 10 bài đề cập đến vấn đề nầy. Thật ra, vào thời nhà Trần, việc công chúa Huyền Trân đẹp duyên với vua Chăm đă được bàn tán xôn xao, mặc dù vị vua ấy không phải là một người tầm thường. Từ năm 1283, trước cuộc tấn công Champa của Toa Đô với 5 ngàn quân, 250 chiến thuyền và 100 thuyền biển, sau c̣n thêm 15 ngàn quân nữa, thái tử Bổ Đích tức Sri Harijit Po Devada Svor (hay Po Devitathor), sách Tàu chép Pou Ti, con vua Indravarman V và hoàng hậu Gaurendraksmi, là người có tài thao lược, được cử ra chỉ huy quân đội kháng chiến. Điều khiển 2 vạn quân Champa, được Đại Việt yểm trợ ngăn chặn đường bộ quân Nguyên, chàng chống cự lại được quân xâm lăng trong nhiều năm liền và sau đó quân Nguyên bỏ mộng xâm lược Champa.

 

Thái tử trở thành anh hùng dân tộc và năm 1288 lên ngôi nối nghiệp cha, lấy hiệu Jaya Sinhavarman III, từ đấy ta gọi Chế Mân (thay v́ Chế Man, Chế phiên âm chữ Sri ra tiếng Việt, Man là vần cuối tên vua). Năm 1301, trong chuyến vào thăm hữu nghị đất Champa, sau 9 tháng được đón tiếp nồng hậu, Thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả cho vua Chăm một cô con gái của ḿnh. Mặc dầu đă có một vợ cả con một đại vương Java là Vương phi Bhaskaradevi, một thứ phi con gái một tiểu vương Yavadvipa ở Mă Lai là "Nữ vương Tapasi", Chế Mân luôn nuôi dưỡng tinh thần thông gia với các nước láng diềng nên trong 5 năm liền kiên nhẫn đàm phán. Năm 1306, vua Chăm phái Chế Bồ Đày điều khiển một sứ bộ đem ra Đại Việt sính lễ gồm có vàng, bạc, bảo vật, hương liệu, thú quư và cốt yếu nhất, ngay ngày cưới, vùng đất Uli. Đặt tinh thần đất nước lên trên t́nh cảm gia đ́nh, anh em ruột thịt, vượt qua những lời dị nghị chống đối cuộc hôn nhân dị chủng, vua Trần Anh Tông nhận lời gả em ḿnh là công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân (1).

 

Mặc dầu giao hảo thân thiện bảo đảm một nền ḥa b́nh lâu dài giữa hai nước láng giềng, mặc dầu uy thế của Chế Mân, nhiều người trong triều đ́nh nhà Trần cũng như trong đám sĩ phu phản đối cuộc kết giao chính trị nầy. Vàng thau lẫn lộn ! Vàng lộn theo ch́ ! Từ đấy được truyền tụng một câu hát chế nhạo cả Trần Khắc Chung lẫn Chế Mân v́ cho "lửa rơm" cũng chẳng hơn ǵ "nước đục".

 

      Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Đă ṿ nước đục lại vần lửa rơm.

 

Có những người nặng óc kỳ thị chủng tộc, cho người Chăm là dân man di không khác ǵ những người mọi rợ sống trong rừng và với lời lẽ khiếm nhă than văn thân phận nàng công chúa.

Tiếc thay cây quế giữa rừng
Mặc cho thằng Mán thằng Mường nó leo.

Dù sao, người được đề cao trong những câu hát nầy là công chúa Huyền Trân. Nàng được ví với hột gạo trắng ngần hay với cây quế là một cây thuốc quư, hương xạ đậm đà không kém ǵ mùi trầm.

Cây quế Thiên Thai mọc nơi khe đá
Trầm hương Vạn Giả hương tỏa sơn lâm
Đôi lứa ḿnh đây như quế với trầm
Trời xui gặp gỡ sắt cầm trăm năm.

 

Quế có nhiều loại mang tên La Tinh chung Cinnamomum, thuộc họ Long năo Lauraceae. Trên thế giới, loại quế đứng đầu thị trường nhờ chất lượng của nó là C. zeylanicum Nees hay Blume mà ta thường gọi là quế quan, được trồng nhiều ở nước Sri Lanka (tên cũ Ceylan). Nó cũng c̣n mang tên C. verum Presl. Ở Việt Nam cũng có nhưng ít, mọc rải rác ở vùng Bái Thượng (Thanh Hóa), Co Ba (Nghệ Tĩnh), dọc đường Nha Trang đi Ninh Ḥa và ở các vùng ẩm ướt Côn Đảo, Bà Rịa, Tây Ninh. Đứng sau cây nầy là cây quế Trung Quốc C. cassia Blume hay Presl hay Nees et Berth (người Pháp gọi canelle de Chine) tức quế nhục, quế đơn, quế b́, ngọc thụ của ta, rou gui của người Tàu. Nó chủ yếu được trồng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và mọc rải rác ở Việt Nam. Cây quế mọc hoang và được trồng nhiều khắp vùng rừng núi nước ta, đặc biệt dọc dăy Trường Sơn, từ bắc Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh tới Quảng Nam, Quảng Ngăi là cây quế thanh, quế quỳ C. lourerii Nees (người Pháp có tên canelle d’Annam hay canelle royale) (*). Cây quế nầy ở nước ta dường như được thưởng thức hơn mấy cây quế kia

       Lên non đón gió t́m trầm,
Đốt ḷ hương xạ em lầm quế thanh.
 

Trong sách Cây cỏ Việt Nam, Gs Phạm Hoàng Hộ (**) kê hơn 20 cây quế, trong số ấy thấy được khảo cứu các cây quế rành, quế trèn hay quế lá hẹp C. burmannii, quế lá tà C. bejolghota, quế bạc C. mairei, quế Cambốt C. cambodianum.

Quế quan hay quế Sri Lanka C. zeylanicum là một loài cây cao 20-25m, có cành non h́nh bốn cạnh, lá mọc đối, dài, cứng, h́nh trái xoan hay thuôn, nhẵn bóng, hoa màu trắng vàng nhạt, quả mọng h́nh trứng thuôn. Nó được trồng bằng cách chiết cành, hoặc đào cây non mọc hoang trong rừng về nhưng chủ yếu vẫn là gieo hạt, sau 4 năm có thể tiến hành thu hoạch. Năm 1972, nó cùng 22 cây khác được đem từ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa qua Cộng ḥa Dân chủ Đức nghiên cứu tính chất sinh hóa học và sức bền của gỗ, đặc biệt về cellulose và lignium (3). Thành phần hóa học của cây đă được khảo cứu nhiều chục năm nay, đăc biệt phát hiện cinnamaldehyd và linalool, eugenol, benzyl benzoat ở vỏ, terpineol ở rễ, nhưng chỉ gần đây nhờ kết hợp sắc kư khí và phối kư (GC/MS) mới biết được rơ hơn cấu chất dễ bốc hơi của tinh dầu. (E)-cinnamaldehyd có nhiều nhất ở cành cùng a-phellandren và limonen. Nó xuất hiện dưới dạng acetat cùng với neryl acetat và b-caryophyllen ở cuống hoa. (Z)-cinnamaldehyd acetat th́ được t́m ra ở nụ và hoa cùng với a-humulen, d-cadinen, humulen oxyd, a-muurolol, a-cadinol. C̣n trái cây th́ chứa đựng nhiều linalool bên cạnh a- và b-pinen, b-caryophyllen, d-cadinen, a-muurolol. Hóa chất trong tinh dầu chiết xuất từ lá cây thay đổi với nơi cây mọc :  a-ylangen, methyl và ethyl cinnamat  ở Sri Lanka, eugenol và benzyl benzoat ở Ấn Độ, a-pinen, a-phellandren, p-cymen, b-carophyllen, benzyl, cinnamyl và eugenyl acetat ở Trung Hoa. Ở Brazyl, tinh dầu lá cây chứa đựng (%) 58,7-55,1 eugenol, 29,6-38,5 safrol và dầu vỏ cây 54,7-58,4 cinnamaldehyd.

Về mặt dược liệu, quế Sri Lanka là một cây có tính chất sát trùng (5), rất có hiệu quả chống những trùng Gram-âm và Gram-dương với 200 và 500 ppm (12). Vỏ cây chống nấm mạnh hơn lá cây (5). Tinh dầu cây có tác dụng khử nấm, đặc biệt nấm da (9). Dầu vỏ cây bên Ấn Độ có khả năng khử những nấm Aspergillus niger, A. fumigatus, A. nidulans, A. flavus, Candida albicans, C. tropicalis, C. pseudotropicalis và Histoplasma capsulatum gây bệnh trong các ống hô hấp nên có thể dùng hơi dầu để chữa bệnh nấm nầy ; hoạt chất được xác định là cinnamaldehyd (6). Dầu cây ở Pakistan, ngoài Aspergillus niger, A. flavus, Candida albicans, c̣n rất hiệu nghiệm chống những nấm Fusarium oxysporum, Microsporum canis, Pseudallescheria boydii, Trichophyton mantagrophytes, T. simii (16). Ở Ghana, dầu đă được dùng để ức chế một số độc tố aflatoxin trên những bao chứa đậu phụng do các loài nấm như Aspergillus flavus, A. parasiticus, A. niger, A. candidus, A. tamarii, A. ochraceous, Fusarum spp., Penicillum spp., Mucor sp., Trichoderma sp., Rhizopus stolonifer sinh ra (13). Tinh dầu cây vừa sát trùng (10) vừa chống những nấm trong các bao dự trữ ngũ cốc, làm cho gạo có phần ngon hơn (7), v́ vậy nó đă được dùng làm gia vị và trong mỹ phẩm (4,14). Tinh dầu c̣n có tính chất chống đau (4), chống oxy hóa (15) với hiệu quả 55,94 và 66,9 % khi dùng nồng độ 100 và 200 ppm (11). Bên ta, quế và tinh dầu quế là những vị thuốc kích thích tiêu hóa, hô hấp và tuần hoàn. Quế có tác dụng làm co mạch, làm tăng bài tiết, tăng co bóp tử cung, tăng nhu động ruột. Người ta dùng quế dưới h́nh thức rượu quế, xi rô hay rượu cất.

Quế Trung Quốc Cinnamomum cassia Presl trích từ cuốn Cây thuốc Việt Nam của Viện Dược liệu, nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1990, trang 120.

Cinnamomum cassia Presl

Quế đơn, quế b́ hay quế Trung Quốc C. cassia là một loài cây có kích thước trung b́nh 12-17 m, lá mọc so le, dài và cứng, cuống to, hoa mọc thành chùy ở kẽ những lá phía trên, quả h́nh trứng, thuôn, phía dưới có đài tồn tại hoặc nguyên hoặc hơi chia thùy (ĐTL). Phần chiết nước chứa đựng cinzeylanin, cinzeylanon, anhydrocinzeylanin, anhydrocinzeylanon. Có tính chất suy giảm miễn dịch, nó gồm có coumarin, t-cinnamic acid, b-sitosterol và protocatechuic acid. Những chất nầy cũng được t́m ra trong cành cây. Vỏ cành cây chứa cinnamic acid, coumarin, cinnamyl acetat, hydroxy cinnamaldehyd… bên cạnh thành phần chính (62,4%) cinnamaldehyd. Chất nầy cũng là thành phần chính của dầu vỏ cây với eugenol, coumarin, t-cinnamic acid, b-sitosterol, …Quế đơn đem từ Việt Nam qua trồng bên Trung Hoa được kê là C. cassia macrophyllum : số lượng dầu chiết xuất nói chung vượt hẳn quế bản xứ (%) : 2,0 (so với 1,98) ở vỏ ; 0,36 (so với 0,69) ở cành ; 1,96 (so với 0,37) ở lá ; cinnamaldehyd sản xuất cũng lớn hơn (%) : 61,20 (so với 52,92) ở vỏ ; 77,34 (so với 64,75) ở lá. Người Trung Hoa đánh giá quế ta tốt hơn quế họ để sản xuất thuốc chữa bệnh (19).

Về mặt dược liệu, quế Trung Quốc là một thuốc khử nấm (26), chống dị ứng (17), ung thư dạ dày, tiêu chảy (20), làm đổ mồ hôi (18), kháng những chất gây đột biến benzopyren và cyclophosphamid (25). Chống oxi hóa, nó kháng lại H2O2 phá hoại tế bào V-79-4 , chất 1,1-diphenyl-2-picryl hydrazyl có tính chất ngăn chận mọi hoạt động của prolyl endopeptidase với 40 ppm (21), hơn 80% hoạt động của aldose raductase ở chuột với 0,01 mg/mL ; những nhà khảo cứu Hàn Quốc đề nghị dùng nó làm thuốc chữa bệnh đái đường (27). Riêng cinnamaldehyd giảm hạ sự cấu tạo malondialdehyd và hoạt động glutathion S-transferase ở chuột (24). Vỏ cây có tính chất hạ sốt (22), kháng ung thư (28). Trong liều thuốc Tàu Duhuojisheng, quế đơn là một trong 15 cây thuốc đă được xác định cùng với hương độc hoạt Angelica pubescens và nhân sâm Panax ginseng ; hoạt chất chính được chiết xuất là columbianetin acetat (23).

Quế thanh, quế quỳ hay quế Thanh Hóa C. loureirii là loài cây cao 12-20m, cành mọc có bốn cánh, dẹt, nhẵn, lá hơi h́nh trứng đầu hẹp lại, hơi nhọn, hoa màu trắng mọc thành chùy ở kẽ lá hay đầu cành, quả hạch h́nh trứng, lúc đầu xanh lục, khi chín ngả màu nâu tím, mặt quả bóng (*). Như quế quan, trồng quế thanh có ba cách : gieo hạt, chiết cành (quế mỏng, kém giá trị) hay bới cây hoang về. Sau 5 năm, có thể bắt đầu thu hoạch nhưng theo kinh nghiệm, cây quế càng lâu năm (20-30 năm hay lâu hơn) càng tốt. Lúc trước bên ta quế thanh được xếp thành 4 hạng : quế phiến thuộc hạng tốt nhất, thứ đến quế tâm thẻ tương đối nhỏ hơn,, sau là quế bao tức quế vụn và sau cùng quế nhọn  là vỏ các cành nhỏ. Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, việc bóc vỏ quế tiến hành vào các tháng 4-5 và 9-10, lúc quế lắm nhựa, dễ bóc, tránh bóc sót ḷng bị coi là kém giá trị. Phần vỏ lấy từ cách mặt đất 0,20-0,40 cm đến 1,20 m gọi là quế hạ căn coi là kém. Từ 1,20 m trở lên đến chỗ quế chia cành thứ nhất gọi là quế thượng châu được coi là quế tốt nhất. Vỏ bóc ở những cành quế to gọi là quế thượng biểu. Vỏ bóc ở cành nhỏ gọi là quế chi. Một cây quế trung b́nh cho 30 kg quế tốt và 10 kg quế vừa. Tại Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh, quế hái xong phải đem ủ. Nếu ủ không tốt, quế cũng mất giá trị. Quế được cho ngâm nước một ngày, rửa sạch, để khô, cho vào sọt với lá chuối khô, đậy kỹ, buộc chặt. Mùa nóng ủ 3 ngày, mùa lạnh 7 ngày. Lúc hơi nước bốc ở quế lên ướt là lúc quế vừa chín. Quế được lấy ra, lại đem ngâm nước 1 giờ rồi cho ép giữa phên nứa cho đến khô. Từ khi ủ cho đến khi được quế thường phải 15-16 ngày (mùa nóng) đến 1 tháng (mùa lạnh), có khi 2 tháng tùy theo cây to, nhỏ. Sau đó quế được quấn vải, cho vào ống kẽm hay ḥm gỗ lót kẽm, dưới có mật ong để giữ độ ẩm vừa, như vậy mới khỏi khô dầu, bảo vệ được hương vị.

Quế Thanh Hóa tương đối ít được nghiên cứu về mặt khoa học. Như các loại quế khác, chất chiếm phần lớn tinh dầu là t-cinnamaldehyd, những acid mỡ nhiều nhất là (%) dodecanoic (58,0) và decanoic acid (37,5). Trong vỏ cây có chút ít vitamin B (6,2 ppm), nhiều tannin là chất tetrahydro flavandiol trùng hợp. Cành cây chứa đựng những sterol : sitosteol , campesterol, stigmastanol. Chất mỡ chiết xuất từ hột cây (37%) đem kết tinh trong aceton cống hiến một tinh thể a,a-dilauryl-b-monocarpin. Một công tác khảo cứu đầy đủ nhất được thực hiện trên rễ, vỏ và gỗ cây. Trong rễ được phát hiện gần 30 hóa chất : 10 monoterpen, 6 sesquiterpen, 8 chất thơm bên cạnh b-sitosterol, palmitic acid, stearic acid và những hydrocarbon. Vỏ cây chứa đựng cinnamaldehyd, cinnamic acid, a-fenchen, ab-pinen, camphen, linalool, camphor, cinnamyl acetat, coumarin, eugenol, …C̣n trong gỗ cây th́ có b-pinen, cineol, a-copaen, linalool, a-terpinol, camphor, eugenol, … Quế thanh nằm trong số các cây thuốc có tính chất chống u khối (30). Theo tài liệu cổ, quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lănh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, bụng quặn đau, kinh nguyệt bế, tiểu tiện bất lợi, trên nóng dưới lạnh, ung thư. Người âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không dùng được. Đông y coi quế là một vị thuốc bổ, có nhiều công dụng, có khi chữa cả đau mắt, hoi hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh nở, bệnh đau bung đi tả nguy hiểm đến tính mệnh. Tuy nhiên cần thận trọng trong việc dùng quế (*).

Quế với trầm là hai tiên nữ trong rừng sâu. Người xưa đă không lầm khi ví công chúa Huyền Trân với cây quế. Trong cuộc đời long đong, chắc nàng đă hơn một lần khóc thầm nơi vương triều đất khách hay trong chốn tĩnh mịch chùa chiền. Cuối thế kỷ 18, nhà ngoại giao Hi Doăn Ngô Thời Nhiệm h́nh dung những giọt mắt u sầu của nàng đă hóa thành tiếng mưa đêm mùa xuân trên cành mai cũng là cây quư

Huyền Trân sái tận u sầu lệ
Hóa tác xuân mai dạ vũ thanh.

 

Trích Nghiên cứu và Phát triển 4-5(47-48) (2004) 92-101

Tham khảo

(*) Đỗ Tất Lợi, Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội (1986) 850-6

(**) Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Mekong Printing (1991) 424-37

 

1- Georges Maspero, Le royaume de Champa, Ecole Française d’Extrême-Orient, Paris (1988) 177-191

2- Nguyễn Văn Huy, T́m hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam, Thông Luận (4)(2003) 29 ; (6) (2003) 23

 

                                Cinnamomum zeylanicum

 

3- H. Goetze, G. Schultze-Dewitz, Structure and physicochemical and strength properties of the wood of tropical southeast Asian tree species, Holztch. 13(3) (1972) 167-72

4- B. Cheng, X. Yu, Cultivation of Ceylon cinnamon and chemical components of ist essential oil, Zhongcaoyao 14(3) (1983) 134-7

5- P.J. Raharivelomanana, G.P. Terrom, J.P. Bianchini, P. Coulanges, Study of the antimicrobial action of various essential oils extracted from Malagasy plants. II : Lauraceae, Arch.Inst. Pasteur Madagascar, 56(1) (1989) 261-71

6- H.B. Singh, M. Srivastava, A.B. Singh, A.K. Srivastava, Cinnamon bark oil, a potent fungitoxicant against fungi causing respiratory tract mycoses, Allergy 50(12) (1995) 995-9

7- R. Tiwari, V. Dixit, Organoleptic properties of rice treatad with the essential oil of Cinnamomum zeylanicum, Ind. Perf. 39(2) (1995) 67-9

8- M.B. Gewali, S. Manandhar, S. Thapa, A.H. Banskota, J.K. Shrestha, Studies on polygalacturonase from Aspergillus niger, J. Nepal Chem. Soc. 16 (1997) 18-22

9- M. Mastura, M.A.N. Azah, S. Khozirah, R. Mawardi, A.A. Manaf, Anticandidal and antidermatophytic activity of Cinnamomum species essential oils, Cytobios 98(387) (1999) 17-23

10- S.C. Chao, D.G. Young, C.J. Oberg, Screening for inhibitory activity of essential oils on selected bacteria, fungi and viruses, J. Essent. Oil Res. 12(5) (2000) 639-49

11- G.K. Jayaprakasha, L.J.M. Rao, K.K. Sakariah, Volatile constituents from Cinnamomum zeylanicum fruits stalks and their antioxidant activities, J. Agri. Food Chem. 51(15) (2003)4344-8

 

                                Cinnamomum verum         

               

12- I.A. El-Kady, S.S.M. El-Maraghy, M.M. Eman, Antibacterial and antidermatophyte activities of some essential oils from spices, Qatar Univ. Sci. J. 13(1) (1993) 63-9

13- R.T. Awuah, K.A. Kpodo, High incidence of Aspergillus flavus and aflatoxins in stored groundnut in Ghana and the use of a microbial assay to assese the inhibitory effects of plant extracts on aflatoxin synthesis, Mycopathologia 134(2) (1996) 109-14

14- P.P. Joy, J. Thomas, S. Mathew, Cinnamon (Cinnamomum verum Presl) for flavor and fragrance, PAFAI J. 20(2) (1998) 37-42

15- J.N. Dhuley, Anti-oxidant effects of cinnamon (Cinnamum verum) bark and greater cardamon (Amomum subulatum) seeds in rats fed high fat diet, Ind. J. Exp. Biol. 37(3) (1999) 238-42

16- Atta-Ur-Rahman, M.I. Choudhary, A. Farooq, A. Ahmed, M.Z. Iqbal, B. Demirci, F. Demerci, K.H.C. Baser, Antifugal activities and essential oil  constituents of some species from Pakistan, J. Chem. Soc. Pakistan 22(1) (2000) 60-5

 

                                Cinnamomum cassia

 

17- T. Nohara, Y. Kashiwada, T. Tomimatsu, I. Nishioka, Studies on the constituents of Cinnamomum cortex. Part VII. Two novel diterpenes from bark of Cinnamomum cassia, Phytochem. 21(8) (1982) 2130-2

18- C. Cai, X. Guan, Determination of the soluble calcium contents in two groups of Chinese traditional drugs, Zhongcaoyao 15(2) (1984) 61-2

19- Z. Zhu, Y. Feng, H. Fang, G. Liu, N. Li, Q. Hu, H. Chen, Y. Wang, Source utilization of macrophyllous cassia bark tree (Cinnamomum cassia var. macrophyllum) and its comparison with indigenous cassia bark tree (C. cassia) of China, Zhongcaoyao 16(7) (1985) 316-20

20- Z.P. Zhu, M.F. Zhang, Y.Q. Shen, G.J. Chen, Pharmacological study on spleen-stomach warming and analgesic action of Cinnamomum cassia Presl, Zhongguo zhongyao zazhi 18(9) (1993) 553-7, 514-4

21- K.H. Lee, H.J. Lee, H.I. Park, E.O. Hong, K.S. Song, Screening of prolyl endopeptidase inhibitors from natural products, Yakhak Hoechi  41(2) (1997) 153-60

22- M. Kurokawa, C.A. Kumeda, J.I. Yamamura, T. Kamiyama, K. Shiraki, Antipyretic activity of cinnamyl derivatives and related compounds in influenza virus-infected mice, Pharm. 348(1) (1998) 45-51

23- H. Wang, Z. Suixu, L. Zhang, P. Sun, Quality standard of Duhuojisheng oral solution, Zhongguo Yaoxue Zazhi  34(3) (1999) 185-7

24- J. Choi, K.T. Lee, H. Ka, W.T. Jung, H.J. Park, Constituents of the essential oil of the Cinnamomum cassia stem bark and the biological properties, Arch. Pharm. Res. 24(5) (2001) 418-23

25- N. Sharma, P. Trikha, M. Athar, S. Raisuddin, Inhibition of benzo[a]pyrene- and cyclophosphamide-induced mutagenicity by Cinnamomum cassia, Mut. Res. 480-1(2001) 179-88

26- H. Sun, Study on antifungal effects of some Chinese medicines and their essential components, Zhonguo Zhongyao Zazhi 26(2) (2001) 99-102

27- M.K. Kim, S.Y. Kim, H.S. Lee, Rat lens aldose reductase inhibitory activities of oriental medicinal plants, Agric. Chem. Biotech. 45(2) (2002) 84-8

28- H. Ka, H.J. Park, H.J. Jung, J.W. Choi, K.S. Cho, J. Ha, K.T. Lee, Cinnamaldehyde induces apoptosis by ROS-mediated mitochondrial permeability transition in human promyelocytic leukemia HL-60 cells, Cancer Letters 196(2) (2003) 143-52

29- S.E. Lee, H.J. Hwang, J.S. Ha, H.S. Jeong, J.H. Kim, Screening of medicinal plant extracts for antioxidant activity, Life Sci. 73(2) (2003) 167-79

 

                                Cinnamomum loureirii

 

30- K. Sakuma, Antitumor health foods from natural products, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 11279058 A2 19991012 (1999) 9 tr.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17