Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 
Chương tŕnh Lễ Kỳ Yên
 
Lễ Kỳ Yên mang ư nghĩa là ngày giỗ hội của làng
 
Chương tŕnh lễ kỳ yên thường kéo dài hai ngày một đêm, gồm có các nghi lễ chính là: lễ thỉnh sắc thần; lễ tế Thần Nông, cúng miễu, liệt sĩ; lễ Túc yết; lễ Chánh tế; lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, Hội viên quá văng; lễ đưa sắc thần. Mục đích của lễ kỳ yên là tế thần thành hoàng để cầu quốc thái dân an, xóm làng thịnh vượng, no ấm.

Các đ́nh đều thờ Tiền hiền, Hậu hiền là những người có công quy dân lập làng hoặc bỏ tiền của xây dựng các công tŕnh phúc lợi công cộng đầu tiên để lại gương soi cho đời sau. Cho nên nói chung, lễ kỳ yên mang ư nghĩa là ngày giỗ hội của làng.

Các nghi lễ thường giống nhau, gồm một tiết mục dâng hương, ba lần dâng rượu, một lần dâng trà. Cuối một nghi lễ đều có một bài văn tế thay cho lời khấn, nội dung gồm những lời tán dương thần thánh và lời cầu nguyện của dân làng. Khi tế lễ phải có dàn nhạc cụ gơ nhịp gồm: mơ, chiêng, trống, chuông.

Trong thực tế, ở lễ kỳ yên th́ phần “lễ” chiếm phần quan trọng hơn phần “hội”. Các đối tượng cúng lễ là một tập hợp thần linh đông đảo không chỉ riêng có thần Thành hoàng bổn cảnh.

Lễ kỳ yên là dịp để dân làng họp mặt, bàn chuyện gia đ́nh yên ấm, vui chơi. Xưa kia, ở các đ́nh c̣n có tục cứ ba năm đáo lệ tổ chức hát bội, cúng thần giúp vui bá gia, bá tánh. Những tục lệ này nhằm thắt chặt t́nh cộng đồng. C̣n hát xướng trong ngày lễ kỳ yên không phải là văn nghệ b́nh thường mà mang nội dung nghi lễ. Chương tŕnh văn nghệ phải có nội dung đạo lư, kết thúc có hậu.

Lễ kỳ yên c̣n là dịp để các nghệ nhân thể hiện sự khéo léo như chưng hoa, kết quả. Buổi lễ cũng là dịp cho người làm vườn giới thiệu các loại cây trái mới, người làm ruộng giới thiệu các giống nếp ngon qua tài nữ công của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, tiệc tùng trong ngày lễ kỳ yên chỉ mang tính liên hoan, chiêu đăi, hoàn toàn không có tục “chiếu trên, chiếu dưới” nhậu nhẹt say sưa.

 

Lễ Hội Kỳ Yên Ở Vĩnh B́nh (Tiền Giang)

Ngày nay, lễ hội Kỳ Yên của đ́nh Vĩnh B́nh (thị trấn Vĩnh B́nh, huyện g̣ Công Tây) là lễ hội Kỳ Yên lớn nhất của tỉnh Tiền Giang.

Đ́nh nằm trong nội ô thị trấn Vĩnh B́nh, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 27km về phía đông.


Vùng đất này, thế kỷ XVII đă có người Việt từ các tỉnh miền ngoài đến sống rải rác trên giồng cát, xen lẫn với người Khơ me bản địa. Đây là một trong ba nơi của xứ G̣ Công có người Việt đến sớm (ngoài giồng Sơn Quy thuộc thị xă G̣ Công và vùng Đồng Sơn ngày nay).

Người Việt đến khai hoang vùng này ngày một đông. Đáng kể nhất là khoảng nửa sau thế kỷ XVIII, có ông Trần Văn Huê cùng hơn 40 nam nũ đến lập nghiệp. Họ tích cựa khai hoang những vùng đất cao. Ông Huê là người giỏi giang, biết hốt thuốc, sống đức độ, được dân trong vùng quư mến. Năm Mậu Th́n 1808 lập làng Vĩnh Lợi, lúc đó thuộc tổng Ḥa B́nh, huyện Kiến Ḥa, trấn Định Tường, ông Huê đứng chân trong chính quyền làng, sửa sang ngôi miễu có từ trước thành đ́nh làng Vĩnh Lợi, to lớn, bằng tre lá để thờ Trần Hoàng như bao ngôi đ́nh khác.

Bảy năm sau, vào năm Aát Hợi 1815, ông Huê lập chợ Vĩnh Lợi, dân trong vùng quen gọi là chợ Giồng, chợ cũng bằng tre lá, mỗi năm mỗi tu sửa, mở rộng thêm, là một trong 7 chợ của xứ G̣ Công thế kỷ XIX.

Khi ông Huê qua đời (chưa rơ năm), giồng đất này được gọi là Giồng Ông Huê, và chợ Vĩnh Lợi cũng được gọi là Chợ Giồng Ông Huê.

Năm Đinh Sửu 1877, nhân dịp vua Tự Đức xa giá về Sơn Quy (vùng thị xă G̣ Công nay) để viếng mộ ngoại, làng Vĩnh Lợi tấu tŕnh xin xây dựng một ngôi đ́nh mới. Thế là, ngôi đ́nh mới được xây dựng tại một địa điểm khác, cột gỗ, lớp ngói, nằm phía sau công sở, gần chợ Giồng (nay là khách sạn trong khu vực chợ).

Người Việt lần lượt di cư ngày một nhiều, có một số người tiếp nhận văn hóa Chàm, thờ chúa Ngọc hay gọi là thờ thánh Mẫu, v́ cho rằng thánh Mẫu rất thiêng liêng. Năm 1885, họ xây dựng một ngôi miễu thờ Thánh Mẫu Thiên Y A NA khá lớn, nay c̣n tốt, nằm phía sau trường Mẫu giáo. Cũng năm Aát Dậu 1885, trong làng xây dựng một trường học, được gọi là trường tổng, là một trong 6 trường của xứ G̣ Công. Có chợ, trường, đ́nh, miễu, khu vực này nhanh chóng trở nên sầm uất, đ́nh đám, hội hè cũng rôm ră hơn nơi khác.

Hàng năm, từ 14 đến 16 tháng chạp, dân làng hoan hỷ vào lễ hội Kỳ Yên (tức lễ hội Cầu An). Do quan niệm Thánh Mẫu rất thiêng, nên mỗi lần cúng đ́nh phải làm lễ viếng Bà tại miễu, đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế Bà rất long trọng, rồi mới đưa linh vị thần trở về đ́nh an vị. Dân làng đưa lễ vật: xôi, thịt, trà, rượu, bánh, trái, thậm chí cả heo quay đến cúng đ́nh. Các tṛ chơi dân gian kéo dài suốt 3 ngày, như đẩy cây, bịt mắt đập nồi, bắt vịt trên sông, ngâm thơ, múa lân, ra câu ḥ, câu đối v.v… Tại đ́nh, đội múa lân liên tục trổ tài, hết sức vui nhộn. Các đêm có diễn tuồng. Suốt mấy ngày đêm dân làng hồ hởi kéo nhau ra đ́nh, trai tài, sái sắc đua tranh, trẻ em quên không về, người già lo đi lễ, chu tất lạ thường.

Năm Giáp Th́n 1904, vùng G̣ Công tan tác bởi cơn băo lớn, và sau là trận đại dịch. Người chết quá nhiều, không chôn hết. Nỗi kinh hoàng c̣n ám ảnh đến nhiều năm sau. Dân làng lập “Đàn tràng” để cầu an. Thầy pháp dựng bài vị Đức Thánh Trần Hưng Đạo để xua đuổi âm binh, cô hồn quấy phá. Nay tượng Đức Thánh Trần vẫn dựng trong sân đ́nh. Do thờ vua nên hàng năm vào lễ Kỳ Yên, đ́nh phải tổ chức múa rồng cho hợp với tước vị của vua. Đây là nét đặc biệt của đ́nh Vĩnh B́nh mà nhiều đ́nh khác không có.

Năm 1947, lực lượng Việt Minh đánh vào nhà Việc của Ban hội tề. Nhà Việc bị cháy, lửa lan sang đ́nh Vĩnh B́nh, làm đ́nh bị hư hỏng nặng. Các sắc thần không rơ bị thất lạc hay bị cháy, nay không c̣n.

Năm 1950, đ́nh được xây mới, do ông Tổng Ngữ đứng ra quyên góp tiền và huy động nhân lực trong làng.

Năm 1979, do nhu cầu mở rộng quy mô chợ và để có chỗ xây dựng khách sạn, toàn bộ khối kiến trúc gồm: nhà việc cũ, đ́nh và rạp hát đều bị giải tỏa. Đ́nh tạm dời về miễu Bà (miễu thờ Thánh Mẫu Thiên Y A NA).

Năm 1995, bà Sáu Biếu, một người giàu có trong vùng, bỏ tiền của và huy động vốn đứng ra xây dựng một ngôi đ́nh mới, lấy mẫu đền thờ Trương Định, bổ sung một số chi tiết cho thêm phần cổ kính, trên phần đất do Nhà nước cấp sau khi giải tỏa đ́nh.

Cho đến nay, lễ hội Kỳ Yên của đ́nh Vĩnh B́nh vẫn là lễ hội Kỳ Yên lớn nhất tỉnh.

Từ trưa ngày 14 tháng chạp (âm lịch), đội Lân Rồng của đ́nh đón “Bàn các ấp” của thị trấn – một nghi thức có từ lâu của đ́nh để cung thỉnh những vị đang được thờ tại các miễu và thỉnh vong linh các bậc tiền bối có công với địa phương. Trên bàn là các phẩm vật về nông nghiệp của nông dân như bông lúa, trái cây v.v… để tạ ơn thần linh. Sau đó là lễ đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế rồi lại đưa linh vị thần trở về đ́nh.

Ngày 15 tháng chạp diễn ra các lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, vong linh liệt sĩ, Cho đến nửa đêm th́ cúng tế thần. Nhiều năm trở lại đây, tế thần là một con ḅ sống với nhạc tế lễ.

Suốt ngày 16 tháng chạp, dâng làng đến dâng lễ vật (thịt, xôi, bánh, trái…) cùng khách đ́nh các nơi đến cúng tế. Đội rồng không ngớt mua vui. Khi mặt trời sắp lặn, đội rồng đi quanh chợ, chúc sự phát đạt, thịnh vượng cho mọi người. Nửa đêm, lễ tống gió được tiến hành. Những con tàu bằng giấy kiếng, trang trí cầu kỳ, thắp những cây đèn cầy, thả trôi sông cùng các nghi lễ tống gió độc, xui xẻo ra biển, kết thúc 3 ngày đêm sống trong những linh cảm của nhiều nghi lễ, và náo nhiệt tưng bừng của hội hè.

Để tạo thêm không khí vui tươi của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán, huyện G̣ Công Tây tổ chức hội xuân tại thị trấn này, thường là từ ngày 10 đến ngày 16 tháng chạp (âm lịch). Tại đây các tṛ chơi dân gian xen lẫn với tṛ chơi hiện đại, các cuộc thi thể thao, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, triển lăm thành tựu, các đêm đều có biểu diễn nghệ thuật: xiếc hoặc mô tô bay, ca nhạc … với một số danh ca, danh hài thu hút rất nhiều người ở vùng khác đến xem.

Cứ mỗi lễ hội Kỳ Yên đi qua, người dân thị trấn Vĩnh B́nh lại có niềm vui chờ đón một lễ hội Kỳ Yên khác sẽ tới.

 

Lễ hội Kỳ Yên ở đ́nh làng Lạc Tánh (B́nh Thuận)

Nguồn: Báo B́nh Thuận

Như đă thành thông lệ, hàng năm cứ vào dịp rằm tháng hai âm lịch đ́nh làng Lạc Tánh lại tổ chức lễ hội Kỳ Yên. Lễ diễn ra trong tiết xuân nên cũng được gọi là lễ tế xuân. Năm nay đ́nh làng tổ chức lễ vào hai ngày 30 và 31/3/2010 nhằm ngày rằm và 16 tháng hai âm lịch, ngoài lễ hội truyền thống nhân dân Lạc Tánh c̣n có thêm niềm vui mới đó là đón nhận danh hiệu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Ngôi đ́nh tọa lạc giữa khu đất rộng ngay giữa trung tâm thị trấn Lạc Tánh trên trục lộ ĐT 720 quay về hướng Đông Nam. Đ́nh làng Lạc Tánh có từ năm 1940 được làm bằng gỗ quư theo lối tứ trụ gồm 2 tầng mái chồng lên nhau, tầng trên thờ 2 sắc tứ vua ban, tầng dưới thờ Thành hoàng Bổn cảnh và các bậc tiền hiền đồng thời là nơi làm việc của Ban Ngũ hương làng. Đến năm 1950 đ́nh bị cháy rụi hoàn toàn và măi đến năm 1967 mới được xây dựng lại. Trong 17 năm (từ 1950 đến 1967) tuy không c̣n mái đ́nh thực thụ nhưng những nghi thức tế lễ vào dịp rằm tháng hai hàng năm vẫn diễn ra đều đặn. Đây cũng là lư do mà đ́nh làng Lạc Tánh được xem xét công nhận di tích lịch sử văn hóa bởi những giá trị văn hóa phi vật thể của nó. Đ́nh làng Lạc Tánh không có những nét kiến trúc độc đáo như những đ́nh làng cổ của Việt Nam, nhưng giá trị về mặt tâm linh rất lớn. Người dân quanh vùng luôn hướng về ngôi đ́nh như một điểm tựa về tinh thần, theo tín ngưỡng dân gian lưu truyền th́ Thành hoàng Bổn cảnh luôn phù hộ cho cư dân nơi đây được yên ổn làm ăn, tránh được thú dữ. Tên gọi Tánh Linh bắt nguồn từ chữ Play T’nao Linh có nghĩa là “bàu nước thiêng”, cả vùng nằm trong ḷng chảo, xung quanh có núi non bao bọc nên được ví như thế.

Tương truyền, ngày xưa khi đất Tánh Linh c̣n hoang vu, rừng rậm vây lấy xóm làng mà dân cư th́ thưa thớt, cọp beo lai văng quanh vùng và thi thoảng lại vào bắt heo. Cọp từ trong tiềm thức dân gian luôn là linh vật và được mệnh danh là chúa tể sơn lâm, do vậy dân làng chỉ kiêng kỵ né tránh mà không t́m cách bắt giết. Từ đó cọp tỏ ra thân thiện với người và sau khi có đ́nh làng th́ “ông cọp” này lại về ngự ở đ́nh làng vào những lúc vắng vẻ.  Ngày nay người dân cố cựu ở  Lạc Tánh vẫn c̣n truyền tụng nhiều giai thoại về cọp Tánh Linh, có lẽ nghi thức tế lễ thỉnh sinh của đ́nh làng vào giữa khuya cũng bắt nguồn từ đó. Đối với đ́nh Lạc Tánh tục giết heo cúng thần là nghi thức đặc trưng nhất và cũng lạ nhất so với nghi thức tế lễ của các đ́nh làng khác, dân làng đến dự cũng trông chờ thời khắc quan trọng đó.

Năm nay, trong dịp lễ hội Kỳ Yên - đ́nh làng Lạc Tánh c̣n vinh dự được đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa, niềm vui được nhân lên gấp bội.

Giá trị văn hóa phi vật thể của đ́nh làng Lạc Tánh được thể hiện rơ qua việc duy tŕ và tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian truyền thống theo đúng tập tục và các nghi thức xưa. Đă có thời gian dài khi đ́nh làng không c̣n hiện diện nữa th́ các tập tục vẫn được duy tŕ, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc tế lễ đối với đời sống tinh thần của người dân địa phương. Lễ hội của đ́nh làng Lạc Tánh không chỉ là lễ hội của người Kinh nơi đây mà c̣n là lễ hội chung của các dân tộc anh em Chăm, K’ho, Raglai bản địa hay từ các vùng lân cận. Đây là nét đặc sắc riêng hiếm thấy ở những đ́nh làng khác, việc tham gia lễ hội chung của các dân tộc thể hiện sự đoàn kết gắn bó cũng như sự tiếp biến, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em.

Kỳ Yên có nghĩa là cầu an, là lễ hội lớn được tổ chức long trọng qui mô nhất trong năm của đ́nh làng. Từ chiều ngày rằm tháng hai lễ hội chính thức diễn ra với nghi thức lễ nghinh thần, sau đó đến lễ thỉnh sinh, lễ tế thần và các nghi thức tế âm linh cứ vài giờ lại một lượt nối tiếp nhau từ nửa đêm tới sáng. Ngày hôm sau (tức ngày 16 âm lịch) lễ cầu quốc thái dân an diễn ra – đây là chánh lễ tế xuân - Kỳ Yên. Nghi lễ gồm dâng hương, dâng rượu, dâng trà và đọc bài văn tế…

Nghi thức cầu quốc thái dân an kết thúc cũng là lúc kết thúc lễ hội Kỳ Yên của đ́nh làng Lạc Tánh. Sau các nghi lễ, vật tế được mang xuống cùng với sự đóng góp tự nguyện của dân làng, một bữa tiệc diễn ra ngay tại khuôn viên của đ́nh. Mọi người dự lễ hội chẳng phân biệt đâu là khách đâu là chủ, cùng quây quần bên nhau vừa ăn uống vừa tṛ chuyện vui vẻ, cùng nâng ly rượu lễ chúc mừng lễ hội thành công, chúc sức khỏe lẫn nhau và trong tâm trí họ luôn tin tưởng Thành hoàng Bổn xứ sẽ bảo bọc độ tŕ cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, người người khỏe mạnh yên vui.


 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16