Home Tìm Ca Dao Diễn Đàn Tìm Dân Ca Phổ Nhạc Tìm Câu Đố Tìm Chợ Quê Góp Ý Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 

Lễ Đôlta

Lễ Đôlta vào tháng 8 âm lịch (lễ cúng tổ tiên). Thông thường trong dịp lễ Đôlta có hội đua bò kéo 28.jpgbừa truyền thống, một trong 10 sự kiện lớn ở vùng Bảy Núi (An Giang), mang sắc thái văn hoá độc đáo của người dân ở đây.

Người dân vùng Bảy Núi sống chủ yếu bằng cày cấy, vì thế từ muôn đời nay con bò đã trở thành thân thiết với bà con Kh'mer.
 

Lễ Đôlta tổ chức theo trình tự với các nghi lễ sau:

- Lễ đặt cơm vắt

- Lễ cúng tổ tiên

- Lễ hội linh

- Lễ đưa tiễn ông bà

 

vcf_duabo2.gif (17322 bytes)

Lễ hội đua bò của dân tộc Khmer

Lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của người Khmer ở 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, nơi nuôi nhiều bò làm sức kéo nhất tỉnh An Giang.

Trường đua bò thường là một khu đất rộng khoảng 60 m và dài khoảng 170 m, được bao bởi bờ đất cao, đồng thời là nơi dành cho khán giả ngồi hay đứng. Phía dưới  là đường đua dài khoảng hơn 100 mét, rộng khoảng 4 mét, hai đầu đặt điểm xuất phát và đích đến. Vào ngày hội, từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa. Theo qui định đua bò thi theo hai đôi một: đôi trước, đôi sau. Mỗi cặp bò khi vào cuộc đua phải kéo theo một giàn bừa đã được cưa ngắn bớt răng. Người điều khiển đứng trên giàn bừa vung roi điều khiển cặp bò của mình.

Cuộc đua bò phải qua hai vòng: vòng hu và vòng thả. Tại vòng đua cuối (vòng thả), những đôi bò trông không khác gì những con tuấn mã, dường như chúng đêù gắng sức để chiến thắng và để được bước vào vòng chung kết.

Vòng chung kết của cuộc đua bao giờ cũng hấp dẫn và náo nhiệt nhất. Những chú bò dành được giải cao nhất trong cuộc đua này là niềm vinh dự cho cả chủ và cả phum sóc.

Hội đua bò hàng năm được tổ chức ở An Giang trong dịp lễ Đôlta (lễ cúng ông bà của người Khmer) thường vào khoảng tháng 8-9 âm lịch là dịp để những người đàn ông trong phum sóc trổ tài dũng cảm khôn khéo của mình trước cộng đồng.

 

[26/05/2009, 15:15]
 
(DulichNet) - Lễ hội đua bò truyền thống tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang trong những năm gần đây đã thực sự trở thành sinh hoạt thể thao – văn hóa ngày càng phát triển ở vùng này.
 

 

Mỗi năm một lần, vào lễ Dolta của người Kh’mer (cuối tháng tám, đầu tháng chín âm lịch) những người nông dân lũ lượt đổ về đấu trường với tinh thần thể thao, lòng ham muốn chiến thắng chẳng hề thua kém bất cứ cuộc thi tài nào. Còn tiếng hò reo vang dậy trời đất bằng tiếng Kh’mer lẫn tiếng Việt là minh chứng sự cuồng nhiệt của những khán giả chân đất.

Lễ hội đua bò những năm gần đây ngày càng cuốn hút không chỉ cư dân vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, mà rộng ra đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí cả dân Tp. Hồ Chí Minh cũng chẳng quản đường sá xa xôi đến với hội đua bò. Được biết, xưa kia nhiều nông dân người Kh’mer tử các phum, sóc thường về giúp nhà chùa làm ruộng. Dịp này các vị sư cả tổ chức đua bò để thưởng cho đôi bò nào khỏe nhất, giỏi nhất. Vào mùa cấy (mùa khô) đua bò đôi kéo xe có bánh bằng gỗ trên lộ cát. Vào mùa gặt (mùa mưa) đua bò đôi kéo bừa trên ruộng nước. Dần dần đua bò trở thành lễ hội dân gian truyền thống.

Từ năm 1992 chính quyền huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang) phối hợp luân phiên tổ chức và có sự trợ giúp của ngành thể dục - thể thao, ngành văn hóa, xây dựng thành văn bản điều lệ cuộc đua. Theo đó, mỗi lượt đua có hai đôi bò tham dự, trọng tài cho bốc thăm xem đôi nào đi trước, đôi nào đi sau. Các đấu thủ phải thực hiện hai vòng, vòng một gọi là vòng hô: vòng này các đôi bò chạy đều quanh đường đua, nếu chạy ra ngoài bị coi là thua cuộc. Vòng hai là vòng thả, đây là vòng hấp dẫn nhất đặc biệt là đoạn 100m về đích.

Năm nay là lần thứ 14 lễ hội đua bò được tổ chức tại chùa Thơ Mít, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với 45 cặp bò đua. Giải Nhất trị giá 5 triệu đồng đã thuộc về đôi bò của ông Nguyễn Văn Tân dưới sự điều khiển tài nghệ của anh Châu Bi.

Về với lễ đua bò, bạn không những được chứng kiến một môn thể thao độc đáo, hấp dẫn mà còn có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp Bảy Núi nổi lên giữa một vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, đến lễ đền thờ Bà Chúa Xứ linh thiêng, viếng thăm những ngôi chùa Kh’mer xinh đẹp.
 

 
 

 
Theo VnMedia

 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16