Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Tiếng Việt ba miền

Tiếng nào là ‘chuẩn’?

 

Trong tiến tŕnh nghiên cứu ngôn ngữ học về sự thay đổi của tiếng Việt (bằng tiếng Anh) tôi thấy có đôi điều khá lư thú về ngôn ngữ của chúng ta, nên viết ra đây để chia xẻ cùng quư độc giả. Bài nầy mang tinh thần của một nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ chớ không phải thuộc loại xă luận nên hoàn toàn không có ư định phê b́nh. Tuy nhiên khi phân tích th́ không thể tránh khỏi sự đề cập tới những nét đặc thù của tiếng Việt liên quan tới thổ ngữ của ba miền Nam, Trung, Bắc. Các từ ngữ mà tôi dùng ở đây xuất phát từ sự tương phản của Anh Ngữ, chớ không phải là Hán ngữ, nên có thể tạo ra cái cảm giác hơi xa lạ một chút, kính mong quí độc giả thông cảm cho.

Điều trước tiên tôi muốn nêu ra đây để nhấn mạnh rằng trong ngôn ngữ, không nhất thiết là ngôn ngữ nào, người ta không nên đặt vấn đề “đúng” hay “sai”; mà thật ra hai từ ngữ "đúng” và "sai", tự nó đă không thể đứng vững rồi, bởi v́ nó c̣n cần phải nương nhờ vào các từ ngữ khác để bổ túc, giới hạn, hay để xác định t́nh huống, th́ mới được coi là hợp lư. Thí dụ chúng ta nói "cái nầy sai" th́ chưa ổn, mà phải nói "cái nầy "sai nguyên tắc" hay "sai đối với tôi” th́ nó hợp lư hơn và nhờ vậy mà có thể hy vọng không bị bắt bẻ. Một khi chúng ta đề cập tới vấn đề “đúng” và "sai" th́ có nghĩa là chúng ta phải so sánh - "đúng” là đúng theo cái ǵ, c̣n "sai" là sai theo cái ǵ – th́ mới công bằng và hợp lư!

Đó là một lư luận hơi ḷng ṿng về cái ư niệm không hoàn hảo về cái "đúng” và cái "sai", để từ đó chúng ta xét tới các vấn đề trong ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ của người Việt chúng ta. Giờ đây tôi xin mời quí độc giả làm một chuyến "thăm dân cho biết sự t́nh" qua khắp ba miền Nam, Trung, Bắc của nước Việt Nam ḿnh.

Với miền Nam "ruộng đồng c̣ bay thẳng cánh", tôm cá đầy sông”, một vùng đất ph́ nhiêu, cây trái sum sê bốn mùa, đời sống của người dân rất sung túc, thoải mái. Họ có làm lụng vất vả công việc đồng áng, ruộng vườn đi nữa, nhưng tâm hồn lúc nào cũng thảnh thơi, không băn khoăn lo lắng nợ nần. Lúc nào làm th́ làm c̣n lúc nào chơi th́ chơi:

"Tháng giêng là tháng ăn chơi,

Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè …"

Cờ bạc và rượu chè ở đây không phải là loại say sưa, quậy phá, hay đam mê ngồi ṣng Casino để phải ‘bán hết cửa nhà, gia đ́nh ly tán’, mà cờ bạc, rượu chè của người dân miền Nam là h́nh thức giải trí lành mạnh trong thời gian nhàn rỗi mà thôi. Sự gắn bó với thiên nhiên, với ruộng đồng đă làm cho người dân miền Nam "ăn ngay, nói thẳng” trong mọi cuộc giao tiếp hàng ngày; và từ đó nảy sinh ra những ngôn từ, hay lối nói tương ứng - bộc trực.

Với miền Trung "khô cằn sỏi đá” và "lũ lụt mỗi năm”, cuộc sống của người dân ở đây khắc khổ hơn, khiến cho tâm hồn họ luôn luôn căng thẳng, âu lo cho cái sống ngày mai. Nếu có ai từng đi qua các vùng B́nh lănh, B́nh trị, Quế sơn, Tuyên phước của tỉnh Quảng ngải, Quảng tín, th́ chắc có lẽ đă chứng kiến cảnh sống vô cùng khắc khổ của đồng bào ta ở đó. Có gia đ́nh không có một con dao để làm cá mà phải dùng một cành cây nhọn để thay dao. Không có muối để dùng nên phải đốt rể cỏ tranh, lấy tro ngâm nước để làm nước muối mà dùng. Xuất phát từ cái tâm tư khắc khổ đó, ngôn ngữ của người dân miền Trung cũng thể hiện một cách tương ứng.

Với thời tiết giá buốt và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt của miền Bắc, người dân ở đây nhất định không thể sung túc, thoải mái bằng người dân ở miền Nam. Tuy nhiên về phương diện lịch sử th́ miền Bắc là nơi khởi nguồn thành h́nh đất nước Việt Nam. Miền Bắc cũng là nơi tiếp cận với người Tàu nên ảnh hưởng nhiều với văn hoá và ngôn ngữ Tàu, tức là chữ Hán. Miền Bắc chính là nơi khai sinh ra ngôn ngữ Việt, để từ đó lan tràn theo tiến tŕnh khai mở bờ cơi xuống tới phía Nam.

Thực ra, tiếng Việt là một ngôn ngữ có một lịch sử rất dài và nó vô cùng phong phú, đă có từ thế kỷ thứ Tư trước Tây lịch. Nguồn gốc thành h́nh của tiếng Việt đă được tranh căi nhiều bởi các nhà ngôn ngữ học loanh quanh vấn đề được nhiều người đặt ra là nó có phải thuộc nhóm ngôn ngữ north-south Austronesian, tức thuộc nguồn gốc Mă Lai và các thổ ngữ phía Nam Trung quốc, như Cam Bốt, Tây Tạng và Thái Lan, hay không?1 Một nhà nghiên cứu khác về ngôn ngữ, Marybeth Clark2, th́ cho rằng tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ Úc-Á, có quan hệ mật thiết với tiếng Mường ở miền Bắc Việt Nam. C̣n các nhà ngôn ngữ học khác th́ lại cho rằng tiếng Việt của chúng ta thuộc nguồn gốc Tây Tạng, Khờ Me, hay Thái3. Tuy nhiên, theo quan điểm của người Việt th́ ông Đỗ Quang Vinh4 đă đưa ra các bằng chứng lịch sử cho thấy tiếng Việt của chúng ta được phát triển từ tiếng Mường và tiếng nguyên thuỷ nầy vẫn c̣n tồn tại đến ngày nay. Xin mời quí vị đọc trích đoạn sau đây:

"Khây klước pâu PÔ rằng cỏ môch ông, thên hốp là ông Tùng, mà cỏ hai bơ chồng: nă rú ra tế nĩ lấp cải Ksông Pờ. Nă tan lê Ksông Pờ pao tất Thach Pi. Bơ nă mê ti lê ksú tế nă lấp ksông. Ḷng klời ksinh tha môch ông hốp là ông Sách; mê thuỗng mê thếch pất bởi ông Tùng. Nă mê pao ḷ; nă tỏ ḿng nó tha, nă mê pât ông Tùng. Ông Tùng mê chải hết ḿng, mê chết. Cho đênh cải ksông dỉ chăng lấp ẩn, mê đênh cải Thác pờ dỉ"

"Ngày xưa người ta nghe rằng có một người đàn ông, tên là ông Đông. Hai vợ chồng ông ấy định lấp con sông Bờ. Họ muốn ghép đất của sông Bờ vào vùng Thạch Bi. Vợ ông ấy đi mang đá về để lấp sông. Việc nầy làm động ḷng Trời, nên Trời sai xuống một sứ thần tên là ông Sắt. Ông Sắt đi vào lửa để làm nóng lên cả toàn thân trước khi đánh với ông Đông. Ông Đông bị nóng cháy rồi chết. V́ vậy mà con sông kia đă không lấp được, nên trở thành một cái thác"

Theo sử liệu nầy th́ người Việt Nam ḿnh đă có ngôn ngữ riêng mà nguồn gốc của nó bắt nguồn từ miền Bắc và vẫn c̣n tồn tại với người Mường cho đến ngày nay. Dưới đây là một bằng chứng văn bản chữ Việt nguyên thuỷ của người Mường.

Source: Do (1994:210)5

Như vậy, theo sử liệu nầy th́ chữ Việt của chúng ta đă có từ lâu chớ không phải bắt nguồn từ chữ Hán của người Tàu sau khi họ đô hộ nước ta hơn cả ngàn năm, và cũng không phải là do kết quả sự đô hộ của người Pháp6.

Do ngôn ngữ xuất phát từ miền Bắc, nên sau nầy có người lấy ngôn ngữ miền nầy làm chuẩn cho tiếng Việt, nghĩa là nói theo khuôn mẫu giọng Bắc mới là cách nói đúng theo tiêu chuẩn tiếng Việt, c̣n giọng nói của các miền khác đều không đúng cả!

Vấn đề đặt ra ở đây là ‘cái chuẩn’ của tiếng Việt là ǵ và ai có thẩm quyền đặt ra ‘cái chuẩn nầy? Nếu cho rằng giọng miền Bắc là ‘chuẩn’ là ‘đúng’, v́ sự phân biệt rơ ràng trong cách phát âm các dấu hỏi, dấu ngă, chữ cuối có ‘G’ và không có ‘G’, hay chữ cuối là vần ‘T’ hay ‘C’, th́ thật ra vẫn chưa ổn lắm, bởi v́ cách phát âm miền Bắc c̣n nhiều rắc rối với các chữ bắt đầu bằng ‘L’, ‘D’ hay ‘TR’. Cách phát âm của giọng miền Nam và miền Trung th́ chắc chắn không thể nào cho là ‘chuẩn’ được rồi, bởi v́ miền Nam phát âm ‘V’ giống như ‘D’, không phân biệt ấm cuối ‘C’ và ‘T’, không phân biệt chữ có ‘G’ và không có ‘G’ v.v. C̣n giọng miền Trung th́ lại càng ‘đa dạng’ nữa, nhưng thiết không cần phải kể ra đây.

Như vậy, tiếng Việt của ta nên được căn cứ vào giọng nói của miền nào để được gọi là ‘chuẩn’, là ’đúng’? Như trên tôi đă thưa, theo quan niệm của ngôn ngữ học th́ không có chuyện ‘đúng’ và ‘sai’, bởi v́ ngôn ngữ không phải là ‘tài sản’ của riêng ai hay của riêng miền nào. Nó là ‘sản phẩm’ của tư tưởng trong mỗi cá nhân tùy theo mỗi t́nh huống. Chức năng của ngôn ngữ là để làm phương tiện cho việc chuyên chở ư tưởng của con người. Tuy nhiên không phải lúc nào ngôn ngữ cũng làm tṛn cái chức năng của nó. Sự giới hạn của ngôn ngữ phát xuất từ một nguyên do căn bản nhất là người nghe không hiểu đúng ư tưởng người nói; và cũng chính v́ vậy mà trên đời nầy có biết bao chuyện hiểu lầm đáng tiếc và đáng thương trong tương quan, giao tiếp giữa người nầy và người khác, ngay cả giữa vợ chồng, anh em, cha con hay mẹ con với nhau! Điều nầy chắc không cần phải có dẫn chứng v́ chắc ai cũng đă từng có những kinh nghiệm về sự hiểu lầm và hậu quả ‘bất hoà’ của nó!

Khi chúng ta đă nhận ra tính chất giới hạn trong chức năng của ngôn ngữ, và khi chúng ta nh́n nhận là chuyện hiểu lầm với nhau là điều quả quyết không thể tránh khỏi được, th́ chúng ta cần nên cẩn thận trong ngôn từ khi dùng nó để làm phương tiện diễn đạt ư tưởng của ḿnh, và khi tiếp nhận đối thoại từ người khác. Chúng ta phải luôn luôn nghi ngờ về tính chất giới hạn của ngôn ngữ để làm sao càng tránh được nhiều sự hiểu lầm th́ càng tốt.

Trên thực tế, ngôn ngữ không phải là của riêng ai. Bất cứ một lời nói nào ta dùng hôm nay đều được vay mượn của người khác, hoặc trực qua đối thoại, hoặc gián tiếp qua sách vở, báo chí. Nên nhớ rằng khi ta nói chuyện với ai, không phải chỉ có một ḿnh ta đang nói, mà có nhiều người đang nói, bởi những lời nói ta dùng chỉ là sự lập lại lời nói của người khác mà thôi! Nếu bạn không tin hay không đồng ư như vậy th́ xin hăy hỏi mẹ ḿnh hay anh chị ḿnh coi lúc ḿnh mới chào đời th́ đă có chút vốn liếng ngôn ngữ nào hay chưa? Có biết dùng từ ngữ nào của ḿnh hay chưa?

Chuyện ngôn ngữ c̣n dài, không thể mô tả hết được; nhưng tôi đành phải kết thúc bài nầy ở đây với một kết luận rằng lối phát âm theo ba miền Nam, Trung, Bắc đều là phản ảnh thổ ngữ, hay tiếng địa phương. Không có lối phát âm nào là ‘chuẩn’, là "đúng" hay là ‘chánh cống’ tiếng Việt cả! Chúng ta tôn trọng ư tưởng của mỗi người khi dùng ngôn ngữ và cố gắng hiểu theo ư họ chớ không nên chủ quan hiểu theo ư ḿnh th́ mới tránh được những sự hiểu lầm thật đáng tiếc. Trên căn bản nầy, chúng ta phải tôn trọng lối phát âm của mỗi miền đất nước thân yêu, bởi v́  tiếng Việt vẫn là tiếng Việt mến yêu ngàn đời của mọi người Việt Nam chúng ta.

Lê Thiện Phúc

(CHS PTG 58-64)

Melbourne ngày 19/10/2003

 

GHI CHÚ

(1)   Xin đọc trang 139, Marr, D., (1981). Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945. University of California Press. Berkeley. Los Angeless. London.

(2)    Xin đọc trang 3, Clark, Marybeth, (1978).  Coverbs and Case in Vietnamese. Series B. No. 48. Pacific Linguistics. Department of Linguistics. Research School of Pacific Studies. The Australian  National University.

(3)   Xin đọc trang 1 và 2, Shum, Shu-Ying (1965) A Transformational Study of Vietnamese Syntax. (PhD thesis) Indiana University.

(4)   Xin  độc trang 171, Do, Quang Vinh (1994) Tiếng Việt Tuyệt Vời. Làng Văn. Toronto. Canada.

(5)    Trang 210, Do, Quang Vinh (1994) Tiếng Việt Tuyệt Vời. Làng Văn. Toronto. Canada.

(6)   Xin  độc trang 174, Do, Quang Vinh (1994) Tiếng Việt           Tuyệt Vời.    Làng Văn. Toronto. Canada.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17