Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Bài 5 :          Sử thuyết họ HÙNG

                                      ***

             Thần thọai Trung hoa  tt    

 

             Nhân chủng học xác định người họ Hùng thuộc chủng Monggoloit nhánh phương nam.

                 - Tiểu chủng Mongoloit Sống ở Bắc Trung Hoa, Mông Cổ, Siberia, và Eskimo. Riêng Triều Tiên và Nhật Bản ít nhiều đã hỗn chủng với những chủng tộc khác.

                  - Tiểu chủng Mongoloit phương Nam quần tụ ở bờ Nam Dương Tử và ĐôngNamÁ..
                 gồm có 2 nhánh:

                       + Nam Á                     

                       + Nam Đảo: hay Indonesien

            Người Việt mang đặc trưng của cả 2 nhóm Nam Á và Nam Đảo, ở bất cứ nơi nào trên đất nước đều có mặt cả 2 nhóm trên. Sự kết hợp lâu đời và nhuần nhuyễn tới độ khó có thể phân biệt, Ngay trong một gia đình cũng có thể có mặt cả 2 loại hình Nam Á, và Nam Đảo, chuyện anh da trắng tóc thẳng (đặc điểm Nam Á), em da ngăm tóc quăn (đặc điểm Nam Đảo) là chuyện không hiếm ở Việt Nam.

            Nhóm Mongoloit Trung Hoa (tạm gọi như thế) sống dọc theo Hoàng Hà, từ Tây sang Đông từ khoảng thời gian cách đây từ 8.000 đến 6.000 năm, họ để lại các di tích khảo cổ học gọi là văn hoá gốm đỏ, gốm đen và sau cùng là gốm xám được phát hiện ở Hà Nam. Cách đây khoảng 6.000 năm.

          Phía Nam Trường Giang là nơi sinh sống của 2 nhánh thuộc tiểu chủng Nam Á và Nam Đảo,  nhánh Nam Đảo đã để lại dấu ấn văn hoá dọc duyên hải Hoa Nam, nổi tiếng nhất là văn hoá khảo cổ Hà Mẫu Độ ở Phúc Kiến – Chiết Giang.

            Khảo cổ học đã tìm được nhiều hiện vật còn tồn trong lòng đất của 5 nền văn hoá cổ lớn ở Đông Dương và vùng liền kề mang dấu ấn niên đại từ khoảng trước 10.000 năm đến 7.000 năm trước Công Nguyên.         

            1. Văn hoá khảo cổ Soi Nhụ – Cái Bèo là tiền thân văn hoá Hạ Long.

            2. Văn hoá Hòa Bình, nổi tiếng khắp thế giới và được các nhà khảo cổ coi như tiêu biểu cho toàn vùng Đông Nam Á.

            3. Văn hóa Bắc Sơn và vùng núi phía Bắc Việt Nam, nền văn hóa này đã để lại 2 mốc của lịch sử tiến hóa của toàn vùng: đó là cái rìu bằng đá mài đầu tiên, và những mảnh gốm đầu tiên.

            4. Văn hóa cổ tiêu biểu cho Miền Trung và Nam Việt bước đầu đã có những khám phá quan trọng, các nhà khảo cổ đang tiếp tục đào bới tìm kiếm,  kết quả ban đầu tuy chưa nhiều lắm nhưng cũng đủ để khẳng định một nền văn hóa cổ.

            5. Nền văn hóa Trung và hạ Mekong hay sông Cửu Long: chủ yếu ở vùng Đông Bắc Thái Lan và trung-nam Lào

            Vượt qua Sơn Vi lùi về quá khứ đến tận thời đồ đá cũ ở Việt Nam có các di chỉ Núi Đọ nổi tiếng và linh thiêng. Khi ấy con người ở chế độ thị tộc mẫu hệ, loại hình xã hội đầu của con người khi vừa bỏ qua loại hình bầy đàn và xa hơn nữa cũng có những vết tích của con người… chứng tỏ con người đã có mặt ở vùng đất này từ thời Thái cổ và liên tục phát triển cho đến tận hôm nay. Từ những câu truyện truyền miệng sau này được ghi lại ở Việt Nam và Trung Hoa, ta có thể tổng hợp để viết truyền thuyết lịch sử tức là loại hình nửa truyện nửa sử, nửa thực nửa hư . Chuyện thần tiên và con người quấn chặt vào nhau nhưng nếu khéo gở ta có thể thu lượm được những thông tin tương đối chính xác, gọi là tương đối vì dù khoa học tiên tiến đi chăng nữa thì cũng phải chấp nhận 1 sai số thời gian, chỉ đến thời Lịch Sử thì sai số này mới bằng không.

            Truyền thuyết lịch sử Việt Nam chủ yếu dựa trên 2 tác phẩm “Lĩnh Nam Chích Quái” và Việt Điện U Linh” được biên soạn từ thế kỷ 13 và 15 không nhắc tới thần thoại, vì vua xa nhất được biết đến là Thần Nông, mãi tới năm 2003 Nguyễn Hồng Sinh mới công bố trong cuốn “Kinh Dịch Huyền Diệu và Ứng Nghiệm” 2 vì vua trước Thần Nông: đó là Đế Hòa thường gọi Hy Thúc hay Hy Hòa, vua của Lịch pháp … đáng chú ý là tổ bà tên là NỮ HOÀNG ANH. Kế tiếp là Phục Hy hay Bào Hy có tên Việt là Vua Cả – tổ của Hư không giáo, và tác giả cho Hư không giáo chính là Dịch Lý. Đối chiếu với truyền thuyết Trung Hoa có sự trùng khớp – trước Viêm Đế Thần Nông là Bào Hy hay Phục Hy  tổ của Dịch Lý. Thuyết Quái ghi: “Ngày xưa họ Bào Hy ngẩng lên xem tượng trời, cúi xuống xem nét đất, quan điểu thú chi văn, gần thì thấy chính mình… để tác dịch” chữ Vua Cả đích thị là từ dịch của Thái cao (Chữ Nho) . Trước Bào Hy là Đế Hòa hay Hy Hòa, Đế Hy Hòa làm lịch đã được ca dao Việt Nam xác nhận:

“Ai về nhắn họ Hy Hòa

Nhuận đêm sao chẳng nhuận vài trống canh”

            Sự than thở của đôi trái gái mới cưới tiếc đêm qua mau quá… 2 câu này rõ ràng nói Hy Hòa là tổ của Lịch pháp. Ở phần mới công bố này ta có được thông tin vô cùng quí giá: Tổ bà là Nữ Hoàng Anh trùng tên với 2 bà vợ công chúa con Đế Nghiêu gả cho Đế Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh … cũng trùng  hợp với thông tin Vua Nghiêu lệnh cho Hy Thúc … Trạch Nam Giao … từ mắt xích này ta lần ra một chuỗi sự kiện tiếp nối:

            Bào Hy – Thần Nông – cách 2 đời-Hoàng đế-Đế Nghiêu – Đế Thuấn – Đại Vũ.

Nguyễn Hồng Sinh dựa vào tư liệu dân gian có chút lầm lẫn, Đế Hòa tức Hy Hòa không thể có trước Thần Nông và Bào Hy được, Qua 2 thông tin trên ta có thể khẳng định: Hy Hòa hay Hy Thúc chính là Đế Thuấn hay Ngu Thuấn là vị vua đã truyền ngôi cho ông Vũ, và đất Nam Giao nơi Hy Thúc đến theo lệnh vua Nghiêu chính là đất Quảng tây thuộc Lĩnh nam sau này.

Nam giao là một địa danh được viết theo cấu trúc Việt văn nghĩa là vùng đất ở phía nam Giao chỉ vì thời Nghiêu Thuấn cách nay khoảng 6000 năm thì Trung hoa cổ ở tận Sơn tây không thể nào với tới đất Giao chỉ để có một Giao chỉ ở phương nam (nếu hiểu Nam giao theo cấu trúc Hán văn).

Đã có Nam giao tất phải có Giao chỉ vậy Giao chỉ ở đâu ?

Thực ra Giao chỉ là từ chuyển ngữ từ Việt  sang Hán ngữ , nguyên gốc là Giữa hay vùng đất ở giữa thiên hạ khi dịch sang hán ngữ buộc phải tạo từ bằng cách ghép 2 chữ :giao nghĩa là giao cắt,gặp gỡ và chỉ là ký âm từ chỗ của tiếng Việt, trọn nghĩa từ ghép này là : nơi hay chỗ bốn phương giao hội ;vậy đã rõ Giao chỉ là 1 địa danh nên từ nay xin chấm dứt lối giải thích vớ vẩn ....2 ngón chân cai bè ra nên khi đứng chạm nhau ....,Giao chỉ hay đất Giữa là quốc thổ của người Việt từ ngàn xưa tương đương với vùng bắc –trung và bắc Việt ngày nay, người Hoa còn 1 cách gọi khác :đất Việt là đất YUÊ  thực ra Yuê chỉ là thổ âm của từ Giữa mà thôi có điều lạ  không hiểu tại sao Việt nho lại đọc chữ Yuê thành Việt như hiện nay phải chăng đây là 1 kiểu đi tắt...nhấn mạnh Giao là Việt và Việt cũng là Giao-Giữa....

Sử thuyết họ Hùng đặt chương thần thọai lên đầu vì đấy là thời ông Bành tổ xa xưa lắm ,  chuyện hoàn tòan do tưởng tượng nên ‘phi’ không và thời gian , vậy bạn đọc đừng bao giờ đặt câu hỏi ...ở đâu,lúc nào ...sẽ không có câu trả lời về nơi sinh trú của ông bàn cổ cho đến đế Hữu sào vì chỉ  là thần thoại ..., huyền sử Việt không có phần này nhưng thực kỳ lạ nếu xét danh hiệu các vua thái cổ của thần thoại Trung hoa theo nghĩa trong Hoa ngữ thì chẳng có gì liên quan tới lịch sử, thậm chí như ngớ ngẩn ... không lẽ thuỷ tổ Bàn cổ của Trung hoa là ... cái bàn cũ  ?...đế Hữu Sào là vị vua phát minh ra cách làm nhà trên ngọn cây như loài chim...?nhưng khi biên tập lại lấy Việt ngữ làm gốc như đã trình bày thì đúng là những dòng sử sâu thăm thẳm tương đương sách sáng thế ký của phương tây.

       Tiếp nối thần thọai là phần dã sử, dã sử được viết dựa trên truyền thuyết lịch sử tức đã có 1 phần sự thật làm nòng cốt từ đó mới hư cấu thành truyện, thêm vào những nhân vật những địa danh những tình tiết khiến câu truyện trở nên mạch lạc hấp dẫn và có ý nghĩa.

      Đặc biệt truyền thuyết lịch sử Việt ở thời giáp công nguyên đã được xử dựng như một phương thức đặc thù  truyền lưu lịch sử đích thực cho hậu thế, đấy là những bức thông điệp nhắn gửi cho con cháu về những bất thường của lịch sử dân tộc được ngụy trang dưới lớp vỏ bọc là  những chuyện hoang đường trâu ma rắn thần..., nay nếu chúng ta khéo chắt lọc sẽ thấy được những lời nhắn nhủ đó, chắc chắn là những điều vô cùng quan trọng vì nếu không thì tiền nhân  chúng ta đâu phải khổ công để truyền đời như vậy, đời cha học thuộc lòng rồi kể cho đời con ... cứ như thế truyền đến ngàn năm...mong mỏi rằng sẽ có ngày dân tộc qua cơn bĩ cực con cháu sẽ giải mã được những thông điệp của quá khứ tìm lại được nguồn gốc đích thực của dòng giống mình.

 Trước khi đi vào phần dã sử cần thiết phải minh định ý nghĩa 1 số từ.

     Ở trên ta đã biết :Lãnh thổ của Hữu Hùng quốc là đất GIỮA còn dân tộc ? , theo truyền thuyết họ Hồng bàng thì Kinh dương vương đặt tên nước là “xích qủy” nghĩa là nước... 'quỷ đỏ' ?,thực ra đó chỉ là sản phẩm của ...tam sao thất bản mà thôi, chữ quẻ đã biến thành chữ quỷ nên mất hết ý nghĩa, ‘xích quẻ’ hay ‘xích quái’  nghĩa là quẻ màu đỏ tức quẻ Ly trong bát quái của dịch lý , ly là biến âm của lửa tượng trưng cho mặt trời, ánh sáng hay sự văn minh, ý nghĩa này được kiện chứng ngay trong từ họ HỒNG bàng chính xác là ‘Hồng bang’ , chữ hồng trong Việt ngữ ngoài sự đồng nghĩa với đỏ còn có nghĩa là ngọn lửa đuốc ;cả 2 nghĩa đều có gốc từ quẻ LY. Đặc biệt người xưa đã dành hẳn 1 truyền thuyết để chỉ bảo chúng ta về điều này đó là sự tích trầu cau, 2 anh em tức 2 vạch liền biến thành cây cau ở trên và hòn đá vôi ở dưới, còn 1 nữ là vạch đứt ở giữa làm cây trầu không ..., đó chính là hình tượng qủe LY, khi phối hợp cả 3 thì tạo thành chất nước màu đỏ....trong tiếng Việt từ nước ngoài nghĩa  là 1 loại vật chất  còn có nghĩa là quốc gia,  qủe LY và màu ĐỎ...ở đây là lần nhấn mạnh thứ 3 cốt chỉ nói một điều : chúng ta là 1 quốc gia Văn minh hay quốc gia của những người văn minh., chính 2 thành tố : chính giữa và ngọn lửa đã tạo nên từ TRUNG –HOA sau này, chính xác là TRUNG_HOẢ ; trung là dịch từ giữa ,còn hoả là lửa.

     Đất  là trung tâm của thiên hạ, và con người là người văn minh , Dân tộc ta là ánh đuốc soi đường cho thiên hạ, đấy là những gì tiền nhân nhắn bảo chúng ta về qúa khứ dòng họ Hùng.

      Trung hoa chỉ trở thành 1 quốc hiệu từ cuộc cách mạng Tân hợi 1911 khi ông Tôn dật Tiên tuyên bố lập nước ‘Trung hoa dân quốc’, trước đó Trung hoa là từ dịch của Giữa và Lửa  dùng để chỉ nước do 'đế' trực tiếp cai trị tức nơi cầm đầu cả thiên hạ, ‘Trung hoa’ ở đây là vế đối của ‘chư hầu’ để tạo thành thiên hạ vì vậy với mỗi triều đại ta lại có 1 trung hoa khác, trung hoa nhà Chu không phải là trung hoa thời nhà Thương.v.v., ở Việt nam các vua nhà Trần cũng có khi xưng mình là Trung hoa (Việt nam sử lược- Trần trọng Kim) nên khi ta dùng các từ như trung hoa xưa hay cổ sử Trung hoa... là hoàn toàn do thói quen và không chính xác vì thời xưa làm gì có nước Trung hoa và dân tộc Trung Hoa.

       Ta đi vào phần dã sử của nước họ Hùng dưới ánh sáng Dịch Lý.

     Người họ Hùng lập quốc chính thức vào đời Hùng vương thứ 5 , triều HÙNG VŨ tức vua HÙNG , người Hoa đã tạo ra từ kép VŨ_VƯƠNG để chuyển ngữ từ VUA cuả Việt ngữ ; Vũ là mượn âm vương để chỉ ý .

      Đã là người thì phải có tổ có tiên nên Hùng sử có 4 triều đại  tiền  lập quốc tượng trưng cho cả quãng thời gian từ khi thành người  đến ngày lập quốc . 

      Trên vùng đất ngày nay là Đông dương cách nay 20.000 cho đến khoảng 6.000 năm là nơi sinh trú của 2 đại tộc :

     -Đại tộc Khương sống ở Vùng trung và hạ lưu sông mêkông hay Mễ cương.

          Khương là biến âm của khăng nghĩa là không đổi, đặc tính của phương tây theo dịch học,

          Khương→Cương.→cứng.

          Khăng →cang→cứng.

    - Đại tộc Mi sinh trú dọc theo ven biển trung - bắc Việt nam và vùng biển Trung hoa liền kề .

          Mi là biến âm của  Mơi-mai ; sớm mai  là lúc mặt trời mọc ở phương Đông.

      Phương đông còn gọi là bên mục-hành mộc  người Hoa đọc là mô; tất cả chỉ là biến âm cùa từ gốc là mọc trong Việt ngữ đồng nghĩa với lên hay thăng.

          Đại tộc Khương phân hoá thành tộc Khương tây và Khương nam tức Cửu lê và Tam miêu sau này.

          Đại tộc Mi cũng chia thành Mi đông và Mi bắc (bắc của dịch lý tức hướng xích đạo) tức họ  Thần long hay Động  đình và họ của Hoàng đế sau này.

       Bốn tộc người thời xa xưa này được dã sử Việt coi như  tổ phụ thuộc 4 phương trời về sau hợp nhất để thành dòng họ Hùng tức tổ tiên người Việt  .

      Có thể nói tất cả người Đông nam Á ngày nay ;tùy theo sự đậm lạt của 4 dòng  huyết thống kể trên mà hình thành các sắc tộc với Hình sắc bên ngoài có thể hơi khác nhau nhưng trong huyết quản thì chỉ là 1 giòng giống chung , Câu: thống nhất trong đa dạng dùng mô tả cư dân Đông nam á  là hoàn toàn chính xác .

 

      - Ý nghĩa  thời dã sử: các bước tiến tự nhiên.

          Người Việt không có thần thoại tạo dựng nhưng khi xem kỹ thì 4 triều đại đầu thời tiền lập quốc chính là sáng thế ký của người họ Hùng:

     1 – Hùng triều thứ 1 –Hùng Dương .

           Từ dương ở đây đồng nghĩa với từ mọc chỉ buổi bình minh tức ý noí lúc con người xuất hiện trên quả đất , trong thần thoại đây là thời ông Bản cả xuất từ thái hoang, thời điểm  vượn người nhảy vọt thành người vượn...như ta đã biết ở phần thần thoại....

     2 – Hùng triều thứ 2.- Hùng Hiển.

           Con người hoang dã trở thành con người sáng suốt đánh dấu bởi kỳ tích biết dùng lửa, đặc trưng của lửa là ánh sáng và hơi ấm , hùng sử dùng từ hiển để tượng trưng cho thời kỳ này nó cũng chính là thời Tựu nhân hay Tọai nhân trong thần thoại.

     3-  Hùng triều thứ 3 – Hùng Nghị .

         Nghị là nghĩ chỉ thời kỳ con người bắt đầu tìm hiểu suy nghĩ về  thế giới, về mối tương quan với tự nhiên và các quy luật vận động .v.v.đấy là thời cùa đế họ Sào đo bóng nắng để xác định không gian và thời gian , triều Hùng Nghị đánh dấu thời con người biết tư duy khoa học , biết đặt dấu hỏi trước những hiện tượng của tự nhiên là khởi đầu của sự phát triển trí tuệ và sau cùng là đỉnh cao cuả khoa học kỹ thuật như hiện nay

      4 – Hùng triều thứ 4 – Hùng Diệp hay Việp.

         Diệp hay Việp không phải là 2 tên mà chỉ là sự phát âm khác nhau của cùng 1 từ, thực ra cả 2 đều ký âm sai..., chính xác là Việc hay Diệc từ  Hán-Việt là Dịch nghĩa là làm, là hành động.., tìm hiểu để nắm bắt quy luật rồi vận dụng các quy luật đó tác động vào giới tự nhiên phục vụ cho cuộc sống gọi là làm việc .Đó là ý nghĩa của  Việc hay Diệc làm

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17