Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (16):

Hiên Viên, Xuy Vưu và Thần Nông

 

Nguyên Nguyên

Nước Trung Hoa vào cuối thế kỷ 19 là một nước rất yếu ớt, bạc nhược 'hết xí quách', bởi triều đ́nh nhà (Măn) Thanh đang lâm vào cảnh thoái hoá suy tàn, nhất là sau cuộc chiến tranh Nha Phiến xảy ra vào hai thập niên 1840's và 1850's. Thêm vào đó Thanh triều đă phải chia cắt đất ở vùng biển Đông, nhượng lại cho rất nhiều cường quốc như: Vương quốc Anh, Pháp, Nga Sô, Nhật, và Hoa Kỳ.

Ước muốn độc lập, giành lại chủ quyền đất nước đă dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi, 10 tháng 10 năm 1911, chấm dứt chế độ phong kiến nhà Thanh trên toàn lănh thổ nước Tàu. Bác Sĩ Tôn Dật Tiên, tức nhà cách mạng Tôn Trung Sơn, tạm ngưng cuộc sống lưu vong bên Nhật trở về nước và đảm nhận chức vụ Đại Tổng Thống lâm thời của Cộng Hoà Trung Quốc vào ngày 1 tháng Giêng năm 1912. Ngoài việc đề xuất chủ nghĩa Tam Dân, dựa trên ư tưởng của Alexander Hamilton và Abraham Lincoln [1], Tôn Dật Tiên c̣n rất nổi tiếng khi chủ xướng rằng dân Trung Hoa hiện đại bao gồm 5 tộc người chính: Hán, Mông, Măn, Tạng, và Hồi. Hoàn toàn sát nhập Việt tộc (tộc riêng của Tôn Văn) vào chung với Hán tộc thành một mối. Tiếp theo Tôn Dật Tiên là công tŕnh nghiên cứu của học giả Laa Hương Lâm (Luo Xiang Lin), đặc biệt về người Khách Gia (Hakka) [2] tức người Hẹ. Học giả họ Laa đại khái cũng đồng ư với Tôn tiên sinh, cho rằng Việt (Yue) không khác ǵ Hán qua mấy ngàn năm lịch sử với nhau. Bởi cả hai vị, Tôn và La, đều là những người miền Hoa Nam, nhưng lại cổ vũ chuyện Hán-Việt đề huề, nên từ dạo đó (đầu thế kỷ 20), trên toàn cơi nước Tàu, người Hoa thường chỉ phân biệt chủng tộc theo 5 phân loại chính như trên. Như đă âm-vọng qua ng̣i bút của Kim Dung – sinh trưởng tại Chiết Giang, địa bàn của Việt Vương Câu Tiễn năm xưa - trong 'Lộc Đỉnh Kư' và 'Thiên Long Bát Bộ'. Cái gốc Yue-tộc của những người thuộc khối Bách Việt ở thời xa xưa hoàn toàn được xoá bỏ và sát nhập thẳng vào Hán tộc. Hoặc ngược lại, Hán tộc của những vị thánh hiền năm xưa, đă được ‘bổ xung’ vào khối Việt tộc thuở cổ thời ở Hoa Nam.

Từ đó đưa đến những thứ lí thuyết và tiền đề xây dựng chung quanh chuyện Hán-Yue đề huề như một tộc người duy nhất, có một thứ ngôn ngữ chung, xưa cùng một gốc theo phân loại: nhóm ngữ Hán-Tạng. Dù rằng bất cứ người Hoa nào cũng đều biết rơ cách đây hai ngàn năm, họ là tập hợp của hằng ngàn bộ tộc khác nhau, mà tiếng nói và nhân dạng vẫn c̣n hiện rất rơ nét cho đến ngày nay. Có lẽ cũng do ở công đề xuất việc nhất thống hai tộc Hán và Yue, Tôn tiên sinh luôn luôn được sùng bái như một quốc tổ hiện đại ở cả hai nơi: Trung Hoa lục địa và Đài-Loan (Taiwan).

Thật ra, dưới góc nh́n tổng quan, vấn đề phân biệt hai tộc Hán-Yue, nhất là sau thời Chu Nguyên Chương đánh đuổi được quân Nguyên, thiết lập nhà Ming, từ lâu đă trở nên hết sức phức tạp và khó khăn. Khó khăn và lộn xộn cũng từng thể hiện ngay từ cái thời Nghiêu Thuấn và Đông Châu Liệt Quốc, đối với những đám man zi ở miền Hoa Bắc. Đáng kể nhất là nhóm Lạc bộ Trăi mà chúng tôi đă minh giải rất nhiều lần chính là tiền thân nhóm người Khách Gia (Hakka), tiếng Việt gọi là Hẹ. Bởi địa bàn sinh sống giữa các bộ tộc thường đan xen và lẫn lộn với nhau. Thí dụ tại nước Sở, với vua mang họ Hùng, hầu hết thư tịch cổ người Hoa đều ghi đó một nước chứa rất nhiều 'rợ'. Triều đ́nh nước Sở cũng có rất nhiều vị, kể cả các Sở Vương, mang hai gịng máu Hoa và Việt. Vua Thuấn cũng có nhiều giả thiết [4] cho mang ḍng máu Việt. Các nước Lỗ, Tấn, Trịnh, Vệ, Trâu, v.v. ở miệt Sơn Đông, Hà Bắc, Sơn Tây, v.v. đều mang tiếng chứa rất nhiều đám rợ Đông Di, bao gồm phần lớn nhóm Miêu tộc (Hmong-Dao), và nhóm Lạc bộ Trăi, tức chữ Lạc 貉 viết theo họ của 'thái quốc tổ' LẠC Long Quân. Câu nói phổ biến 'Trên Bộc, dưới dâu' (Bộc thượng tang gian) ngày xưa được dùng để châm biếm lối SEX hết sức 'tự nhiên' của người man-zi nước Trịnh và Vệ bên bờ sông Bộc và trong ruộng dâu gần đó. Tên sông Bộc, tại thành phố Bộc Dương (Pu-Yang) ngày nay, đă cho ra 'dân' Bách Bộc hay Bộc Việt, theo minh giải của loạt bài này, tiền thân của dân Hakka (Hẹ) sau này. Có lẽ đă có một gián đoạn nào đó trong cổ sử Tàu. Hoặc người Hoa đă không ghi lại lịch sử liên tục trong thời Tần Thủy Hoàng kéo đến nhà Hán, nhà Đường, đối với đám Đông Zi xưa ở miệt Sơn Đông. Hoặc cũng có thể người Hoa cho rằng tất cả đám Đông Di ở khu vực đó đều đă di tản sang xứ Triều Tiên (bán đảo Cao Ly) dưới tên 'rợ' Tam Hàn. Cho nên trong kư ức của họ nhiều thế kỷ về sau, họ thường đinh ninh rằng nhóm Lạc bộ Trăi đă biến đi đâu mất hết. Từ hiểu biết sai lầm kéo dài nhiều thế kỷ đó, sau thời Thập triều-Ngũ đại (thế kỷ 10) cho đến lúc quân Mông Cổ chiếm đóng nước Tàu thiết lập nên nhà Nguyên (1279-1368), người Hoa thường có quan niệm 'chắc nịch' rằng hễ tộc người nào xuất xứ từ miền Hoa Bắc, bắt buộc tộc đó phải thuộc thứ tộc Hán thuần túy, hay ít lắm một bộ tộc riêng rẽ có cùng thứ huyết thống với những bộ tộc tiền thân của Hán tộc. Theo quan điểm riêng chúng tôi, được chứng minh dài dài trong loạt bài này, người Hakka (Hẹ), với nhiều danh nhân thế kỷ 20 như: Đặng Tiểu B́nh, Lư Quang Diệu, Tôn Dật Tiên, Châu Nhuận Phát, v.v., đă rơi vào loại tư duy này của người Hoa - và trở thành Hoa tộc thuần túy nhất, mặc dù thật sự họ chính là hậu duệ của đám Bộc Việt lưu lạc sống cuộc đời du mục ở miền Hoa Bắc ngày xưa [2].

Quan điểm 'chắc nịch' Hoa-Việt đề huề ở miền Hoa Bắc thật ra bắt nguồn ngay giữa gịng cổ sử Trung Hoa. Một tiền đề rất 'Tàu' ngay từ thời 'lập quốc': Ở miền Hoa Bắc, ngày xưa thật xưa, chỉ có Hoa tộc mà thôi, dù định nghĩa Hoa tộc lúc ban đầu vẫn chịu khó gộp luôn một vài tộc người khác như các tộc người Bắc Địch thông minh, Khương và Việt. Đặc biệt siêu tộc Khương, với xuất xứ từ miền Tây nước Tàu, khu vực Tây Tạng. Vấn đề nguồn gốc Hoa tộc thật ra cũng hết sức rối rấm đối với chính người Hoa do ở ảnh hưởng chính trị trong suốt những thế kỉ cận đại.

Nói chung có vẻ họ tránh né đề cập đến 2 tộc người chính, trong số chừng 4 tộc người, là tiền thân của Hoa tộc hiện đại: Người Hung Nô và người Nguyệt-Chi tức Tocharians hay Turkestans (tức Thổ tối-cổ) [3]. Đặc biệt thị tộc Nguyệt Chi 月支 [Yue Zhi] là một thứ tộc người Ấn Âu, da trắng mắt xanh [3], có địa bàn ban đầu là khu vực Cam Túc ở sát phiá Tây của tỉnh Thiểm Tây, ngày xưa là địa bàn của nhà Tây Châu và nhà Tần. Người Hoa mặc dù có lẽ v́ lư do chính trị, chưa thừa nhận tộc Nguyệt Chi là 1 tộc thủy tổ, nhưng trong những năm gần đây họ ra công nghiên cứu rất nhiều về tộc người da trắng này trong ḷng Hoa tộc. Gần như nghiên cứu để sẵn đó, chờ khi có cơ hội thuận tiện, hoặc tự tin dân tộc hơn, có thể họ sẽ thừa nhận đàng hoàng. Mặt khác, bởi Hoa chủng cũng mang gốc Hung Nô - Mông Cổ cho nên các nhà dân tộc học phân loại ra chủng Mông-gô-loiđ dùng để chỉ Hoa chủng. Cổ sử chính thống cho rằng người Hoa bắt nguồn từ những bộ tộc dưới sự lănh đạo của Hiên Viên Hoàng Đế (Xuan Yuan Huang Di), về sau gọi tộc người Hoa Hạ. Để ư 'Hoàng Đế' mang nghĩa sơ khởi 'vua cai trị đất màu Vàng', bên sông Hoàng Hà. Đất màu vàng chính là 'hoàng thổ' tức đất 'loess' do phù sa bồi đắp nhiều năm, được vận tải bằng gió băo từ hướng Tây. Ở nhiều nơi độ dày lớp đất vàng, ph́ nhiêu này có thể lên đến 3 mét tây.

Thư tịch cổ của Tàu có chép vào thuở cổ thời Hoàng Đế sinh tại Thọ Khâu (phía bắc Sơn Đông ngày nay), và lớn lên ở g̣ Hiên Viên, nên mang tên Hiên Viên Hoàng Đế. Cũng có sách chép Hoàng Đế sinh ở hang Hiên Viên thuộc tỉnh Cam Túc. Cách đây khoảng 4400 năm, tức thế kỷ 24 trước Công Nguyên.

Thuở cổ thời có 3 bộ lạc thật lớn ở miền Hoa Bắc: Viêm, Hoàng, và Lê. Viêm tộc c̣n gọi là Thần Nông Thị, với lănh tụ Thần Nông, mà chúng tôi cho rằng thánh tổ của Việt tộc, đặc biệt nhánh Âu Việt, tức Thái cổ. Hoàng tộc chính là Hoa tộc, dưới sự lănh đạo của Hiên Viên. Lê tộc, c̣n gọi Cửu Lê, tiền thân người Hmong-Mien (Miêu-Dao), với lănh tụ Xi Vưu (Chi You), ngày nay được dân Triều Tiên thờ như một thánh tổ. Cổ sử của Tàu có vẻ đều nhất trí với nhau rằng: Hiên Viên và bộ tộc ông ta, chỉ choảng nhau một sống một c̣n với Xy Vưu và nhóm đệ tử Cửu Lê (Miêu-Dao) tại trận Trác Lộc ở gần sông Bộc mà thôi. Tại Trác Lộc Xy Vưu đại bại, bị bắt và chặt đầu. Dân Cửu Lê tản mác khắp nơi. Một số lớn chạy qua bán đảo Triều Tiên với đám Lạc bộ Trăi, trở thành một trong 3 đám rợ Tam Hàn.

Liên hệ giữa đám Yuệt-tộc theo Thần Nông, tức thị tộc Viêm, và chủng Hoa Hạ của Hiên Viên có vẻ phức tạp hơn. Hiên Viên cũng có choảng với Thần Nông, và khắc phục được thị tộc này. Sau kết nghĩa 'anh em' với nhau. Thần Nông Thị, tức thị tộc mang tên hoặc có lănh tụ tên Thần Nông, theo chính sử Tàu có vẻ thuộc siêu tộc Khương, hoặc một nhánh Thái cổ, bà con hoặc tiến hoá từ siêu tộc Khương. Hiên Viên Hoàng Đế được người Hoa nhớ đến như thánh tổ của tộc người Trung Hoa cũng nhờ ở việc chính Hiên Viên là người đầu tiên đề xướng hôn nhân dị chủng với nhau. Đề huề giữa hai tộc Hoa và Việt có lẽ bắt đầu từ lúc đó, ở thời tiền sử. Giữa Hoàng tộc (Hoa Hạ) và Viêm tộc (Khương / Thái / Việt). Để ư trong trí nhớ người Hoa, tộc người Việt Nam vẫn dính liền với Thần Nông của chủng Thái-cổ [7]. Cao Xuân Dục [8] đă ghi lại phán quyết Thanh Triều dùng hai từ 'Viêm Giao' [9], để chỉ tộc người nước Việt khi họ từ chối quốc hiệu Nam Việt do triều Nguyễn cầu xin (năm 1802), và thay vào đó bằng: 'Việt Nam'.

Chúng ta có thể để ư, toàn thể thị tộc Thần Nông (Shen Nong) đều viết tên theo như cú pháp văn phạm của tộc Âu Việt và Lạc Việt: 'Thần' đi trước 'Nông', y hệt như: 'người đẹp' chứ không 'mỹ nhân' ('nhân' sau 'mỹ') theo kiểu chữ Hán. Những vị 'vua' theo ḍng Yuệt-tộc cũng viết y hệt như vậy. Đó là những vị như Đế Nghi, Đế Minh, v.v. Trong phiên âm (pinyin) quanthoại t́m thấy trên internet người ta vẫn thường viết Di (Đế) trước tên riêng của những vị vua thuộc Việt tộc. Thí dụ: Di-Ku theo pinyin (phiên âm) dùng để chỉ Đế Cốc (vua Cốc), [Di] viết trước [Ku]. So sánh với Hoa tộc, vua đất màu vàng họ gọi Hoàng Đế, chứ không 'Đế Hoàng'. Trong khi bất ḱ vị vua nào của Việt tộc, họ gọi đúng cách, đặt 'Đế' trước tên riêng. 'Minh Đế' viết thành 'Đế Minh'. Theo đúng văn phạm tiếng Việt, tiếng Thái.

Siêu tộc Khương cũng đóng góp trực tiếp vào Hoa tộc ngay từ lúc ban đầu. Qua vị vua đầu đời nhà Hạ tên 'Đại Vũ' [Da Yu]. Theo [5], vua Vũ vốn người Tây Di, xuất thân từ một địa điểm thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Tây Di là một tên khác dùng để chỉ siêu tộc Khương, một tộc người thường được cho thủy tổ của rất nhiều tộc khác, trong đó có người Di, Thái cổ, và cũng có đề nghị: cả khối Bách Việt. Dân Tây Tạng nhiều khi cũng được xem như một hậu duệ của siêu tộc Khương [10]. Tuy vậy để cho nghe hợp tai, sử Tàu viết cha của Vũ là Cổn đă tậu nhà mới dọn về cư ngụ tại khu vực Hoa tộc (tỉnh Hà Nam), khi thành thủ lĩnh của bộ lạc mang họ Sùng (họ hàng với thái quốc tổ Sùng Lăm tức Lạc Long Quân hay chăng?). Ông Vũ có lẽ là vị kỹ sư công chánh đầu tiên của Hoa tộc. Ông ta phát minh ra những biện pháp thủy lợi rất hay (bằng cách chia nhánh hạ lưu sông Hoàng (Hà)) để chế ngự nạn lũ lụt do Hoàng Hà gây nên.

Sau Hoàng Đế tới Chuyên Húc Cao Dương Thị. Chuyên Húc nhường ngôi cho Đế Cốc Cao Tân Thị (rất có thể thuộc Việt tộc: 'Đế' đứng trước 'Cốc'). Đế Cốc truyền ngôi cho Nghiêu (Hakka gọi y hệt: Ngieu). Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn. Thuấn truyền lại cho một người gốc tộc Khương là Vũ, tức Đại Vũ, kỹ sư công chánh đầu tiên Á Châu. Đại Vũ (Da Yu) bắt đầu triều đại nhà Hạ, truyền đến 18 đời, th́ được thay thế bằng nhà Ân (Thương). Triều đại nhà Hạ vẫn thuộc huyền sử, bắt đầu từ khoảng năm 2070 đến 1600 TCN, tức cách hiện tại lối 4000 năm.

Theo thiển ư, 'siêu' thị tộc người Tàu thường gọi 'Khương' chính là tộc các học giả Âu Mỹ thường gọi In-đô-nê-ziên, Malay (Mă Lai), hay đôi khi Nam-Á (Austro-asians). Cũng chính là siêu tộc khi định cư ở miền Hoa Nam ở thời xa xưa, chia ra hằng ngàn bộ lạc khác nhau, được tộc Hoa Hạ ở phía Bắc sông Dương Tử gọi nhóm 'Bai Yue' tức Bách Việt. Tộc Khương thường được xem như tiền thân của người Tây Tạng ngày nay. Như vậy, người Hoa cũng có lư lẽ riêng của họ khi họ phân loại nhóm ngôn ngữ của họ là Hán-Tạng (Sino-Tibetan). Nếu chúng ta tóm tắt những ǵ viết ở đây bằng đẳng thức 'Tam Đoạn Luận':

1. Khương = Tạng => Hán-Tạng = Hán Khương

2. Bởi siêu tộc Khương là tiền thân khối Bách Việt: Khương => Bách Việt

Khương = Việt. Do đó: Hán-Khương= Hán-Việt. Từ đó:

3. Hán-Tạng = Hán-Khương = Hán-Việt => Hán-Tạng = Hán Việt

Như vậy nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng của Hoa tộc hiện nay, chính thật có thể mang nghĩa 'Hán-Việt', là một nh́n nhận hợp chủng Hán-Việt đề huề trên toàn cơi Trung Hoa. Y như khởi xướng của Tôn Dật Tiên, từ thế kỷ 20 về sau, nước Tàu không c̣n phân biệt Hán và Việt nữa. Việt tức Hán, Hán bao gồm cả Việt. Một chân lư được hầu hết người Tàu ngày nay chấp nhận. Kể cả nhà 'phát minh' truyện chưởng nổi tiếng Kim Dung, đặc biệt trong các bộ 'Lộc Đĩnh Kư' và 'Thiên Long Bát Bộ'.

Bí quyết thành công của Hoa tộc và nước Trung Hoa nói chung, đặc biệt trên vấn đề hợp chủng, như vậy đă dựa trên hai nhận thức có vẻ rất mâu thuẫn với nhau. Một mặt, ai cũng biết mỗi một phương ngữ tại Trung Hoa, thông thường tương ứng với một thứ tộc người khác nhau, ở thời xa xưa. Mặt khác, các tộc Việt-xưa tập trung ở miền Hoa Nam (phía Nam sông Dương Tử) ngày nay hoàn toàn được xem như người Hán 100%. Không có phân biệt Việt Hán trên toàn cơi nước Tàu. Có thể nói Việt đă đồng hoá Hán, hay ngược lại, Hán đồng hoá Việt. Việc này thật ra không quan trọng bằng: Trên toàn cơi nước Tàu, tộc người chủ lực chỉ mang một một nhăn hiệu chung: Hán, hay Hán tộc.

Đến đây, xin phép ghi lại một vài nhận xét sau:

(i) Để ư hai cường quốc đầu đàng ở Á Châu, Nhật và Trung Hoa, đều biết rất rơ những tộc người nào đă tiến hoá nên dân Nhật và Tàu, ngày nay. Ở Nhật, có hai tộc chính Jomon và Yayoi, trên bối cảnh người Ainu. Ở Trung Hoa: Hung Nô, Măn, Nguyệt Chi, Khương, Bách Việt, ... Nhưng vấn đề nguồn gốc ‘khởi thủy ban sơ’ của người Nhật, người Hoa, hăy c̣n vài điểm khá mù mờ.

(ii) Đối với nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, các học giả Âu Mỹ cho rằng tinh thần quốc gia hăy c̣n khá nóng bỏng, đă vô h́nh chung cản lại phần nào bước tiến những nổ lực t́m ṭi khoa học, giống như t́nh trạng Âu Châu vào thế kỷ 18-19.

Trở lại chuyện Hán Việt đề huề trên toàn nước Tàu. Chúng ta xin hăy để ư đến một bí quyết thành công khác của họ. Đó là người Hoa nói chung, đều có những đồng ư đồng thuận với nhau, về những đóng góp văn hoá hay lịch sử của từng tộc người một, cũng như công tội của rất nhiều nhân vật lịch sử trong suốt chiều dài sinh hoạt quốc gia. Thí dụ: Khổng Tử, người Thầy muôn đời, họ nh́n nhận thuộc tộc Hoa Hạ. 12 con Giáp họ đồng ư với nhau xuất phát từ tộc Di, hay Thái cổ ở vùng Vân Nam [11]. Những loại tôn giáo cổ, như đồng bóng, thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc như Quan Công, Nhạc Phi, xuất phát từ các chủng Việt ở miền Hoa Nam [15]. Nhất trí về anh hùng và nịnh thần, như: Nhạc Phi => công thần, Tần Cối => nịnh thần, đáng nguyền rủa.

Bảng tóm tắt ghi lại những danh nhân xuất thân từ những vùng thuộc tộc người khác với chủng Hoa Hạ ở thời cách đây trên 2000 năm, trích lược từ [5], cho thấy trong số 100 danh nhân tột chúng của nước Trung Hoa, do trên 50 học giả gạn lọc và soạn thảo trong ṿng 10 năm ṛng, đă có đến khoảng trên 30 vị mang gốc Hoa Nam, tức thuộc địa bàn các chủng Bách Việt ở thời xa xưa.

Danh sách này thật ra cũng không được hoàn toàn đầy đủ. Ở chỗ thiếu thốn những phát minh khoa học mang ảnh hưởng rất sâu đậm cho nhân loại như 'xe kút kít' (wheelbarrow) dựa trên nguyên tắc 'đ̣n bẩy' khoa vật lư của Newton, nhưng ra đời trước Newton cả ngàn năm, xuất hiện ở Tứ Xuyên (Sichuan) vào thời cổ đại. Tứ Xuyên thời xưa chính là địa bàn hai nước Ba và Thục, chứa nhiều tộc Khương và Thái-cổ, cũng như rợ Khuyển Nhung.

DANH TÁNH NIÊN ĐẠI ĐÓNG GÓP NƠI SINH CHÚ THÍCH
Đại Vũ thế-kỷ 21 TCN vua 1 nhà Hạ Tứ Xuyên Khương tộc
Thần Nông thế kỷ 3 TCN Viêm đế Hồ Bắc Thái-cổ / Việt cổ
Thuấn thế kỷ 3 TCN 1 trong Ngũ đế Hà Nam Tộc Ngu
Thái Luân ? - 107 tổ làm Giấy Hồ Nam Địa bàn (xưa) Sở
Mao Trạch Đông 1893-1976 Chủ Tịch Hồ Nam Địa bàn Thái-Miêu
Đặng Tiểu B́nh 1904-1997 Canh tân Tứ Xuyên Gốc Hakka (Hẹ)
Lưu Bang 256-195 TCN Nhà HÁN Giang Tô Địa bàn Ngô Việt
Chu Nguyên Chương 1328-1398 Nhà MINH An Huy Sở / Việt
Tôn Dật Tiên 1866-1925 Cách mạng Quảng Đông Địa bàn Yuệt (Âu)
Tưởng Giới Thạch 1887-1975 Tổng thống Chiết Giang Địa bàn Ngô Việt
Cát Hồng 284-364 Luyện đan Giang Tô Ngô Việt
Thiền Sư Huệ Năng 638-713 Thiền Tông Quảng Đông (Âu) Việt
Khang Hữu Vi 1858-1927 Duy tân Quảng Đông (Âu) Việt
Hồ Thích 1891-1962 Cải lương An Huy Châu Dương (Sở)
Khuất Nguyên 340-280 TCN Sở Từ (thơ) Hồ Bắc Sở
Tô Đông Pha 1037-1101 Đường thi Tứ Xuyên Khương / Thái
Lỗ Tấn 1881-1936 Nhà văn Chiết Giang Ngô Việt
Lương Khải Siêu 1873-1929 Tư tưởng Quảng Đông Duy tân
Hoàng Đạo Bà thế kỷ 13 Nghề dệt bông Thượng Hải Ngô Việt (xưa)
Trịnh Hoà 1371-1433 Hàng hải Vân Nam Đạo Hồi. Điền Việt
Lư Thời Trân 1518-1593 Y Dược sĩ Hồ Bắc Sở
Quản Trọng 730-645 TCN Kinh tế An Huy Sở / Việt
Vương An Thạch 1021-1086 Chính trị Giang Tây Thái-cổ + Miêu
Lư Hồng Chương 1823-1901 Công nghiệp An Huy Dương Châu
Vương Sung 27-97 Tư tưởng Chiết Giang thời Đông Hán
Chu Hy 1130-1200 Tư tưởng Giang Tây Lư học khách quan
Vương Dương Minh 1472-1528 Duy tâm học Chiết Giang Vương Thủ Nhân
Vương Phu Chi 1619-1692 tổng kết triết cổ Hồ Nam Thái + Miêu
Lưu Tri Kỷ 661-721 Sử học Giang Tô Ngô - Việt
Tào Tháo 155-220 Chính trị An Huy Ngụy (Tam quôc)
Tôn Quyền 182-252 Quân sự Chiết Giang Ngô (tam quốc)
Bao Công 999-1062 Quan toà An Huy (Bao Chửng)
Văn Thiên Tường 1236-1283 Chống Nguyên Giang Tây Thái - Hẹ - Miêu
Cố Viêm Vũ 1613-1682 Tư tưởng Giang Tô Xem Lộc Đỉnh Kư
Hoàng Tông Hy 1610-1695 Tư tưởng Chiết Giang thời Minh - Thanh

Nh́n vào bảng này và đọc qua quyển '100 Danh Nhân có ảnh hưởng đến Lịch Sử Trung quốc' [5], chúng ta phải nh́n nhận đóng góp về tư tưởng, trong đó thường có lư thuyết chính trị và quyền bính, của những vị thuộc tộc người Hoa Hạ, như: Khổng Tử, Mạnh Tử, Lăo Tử, Trang Tử, Tuân Tử, v.v. thật sự hết sức siêu đẳng. Chúng tôi đă lưu ư, trong một bài trước, nền văn minh Trung quốc, ngay từ thời xa xưa, cách đây trên 2500 năm, đă có những cơ viện hết sức độc đáo. Điển h́nh những chức vụ như Quân Sư, hoặc những vị quan có nhiệm vụ can gián nhà vua, v.v. Chức vụ Quân Sư ngày nay hiện diện tại nhiều nước với tên gọi mới: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia.

Đóng góp danh-nhân đủ loại từ những khu vực thuộc địa bàn Bách Việt xa xưa, lên đến trên 1/3 (một phần ba) của tổng số danh nhân chọn lọc trên toàn lịch sử nước Tàu, đă đưa đến một lư do hết sức mạnh mẽ dẫn đến việc sát nhập tộc Hán vào Việt, hay Việt vào Hán, rồi gọi chung một tên: Hán tộc. Cũng cần để ư một điểm nhỏ: ‘Hán’ chỉ Hán tộc hoặc nhà Hán của Lưu Bang, bắt nguồn từ tên con sông Hán, ‘phụ lưu’ sông Dương Tử (Trường Giang) thuộc địa bàn nước Sở. Bên bờ sông Hán vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, có rất nhiều rợ Việt (Thái + Lạc) sinh sống [6].

Phân tích ư nghĩa 'nhóm ngữ Hán Tạng' đưa đến một nhận xét tương tự phù hợp với truyền thuyết Âu-Lạc được giải mă trong loạt bài này. Đó là lối phân loại tiếng Việt ngày nay thuộc nhóm ngữ 'Việt Mường'.

'Mường' là ǵ? 'Mường' là lối phiên âm quốc ngữ của một từ tiếng Thái [Mwuang] mang nghĩa: Người, vùng, xóm làng, thị trấn.

Những người dân tộc ở miền đồi núi [12] tại Lào, Myanmar, Thái Lan, Vân Nam, thường gọi chính người Thái Lan bằng: [Kon Mwang]. Trong đó: [Kon] cũng mang nghĩa 'Người' và [Mwang] mang nghĩa 'Thái'. [Kon] truyền sang tiếng Việt lâu năm biến thái sang hai nghĩa: [Con] => con (children), [Con] : mạo từ => con người, con cá. Tức [Mwang] ngay trong cơ bản là một từ tiếng Thái (cổ và kim) chỉ Người (Thái).

Tại các bộ lạc Mường khác nhau, [Mwang] phát âm thành nhiều âm vị khác nhau [14]: Mwan (Hoà B́nh - Thanh Hoá), Mwon (Phú Thọ), và Mwai (Cổ Nam).

Đặc biệt [Mwai] bởi mang âm [W] rất dễ tiến thành [NG], giống như tiếng Tàu [wai] => [ngoại] => [ngoài]. Do đó trong vài bộ tộc miền Thượng [Mwai] => [Ngai]. {Ngai] chính là ‘Ngài’ mang nghĩa, và biến thái thành: ‘người’. Theo một thói quen xưa chêm âm [i] sau phụ âm đầu: [ngiai]. [Ngiai] tiến đến [người] rất dễ. Giống như [liạng] = [lạng] => [lượng]. [Yang] = [Yiang] => [Yeung] => [Dương] (Quư Phi).

Vấn đề {Mường} là một từ tiếng Thái cho thấy {Mường} có thể được xem đồng nghĩa với tộc ‘chủ lực’ Thái-cổ, tức ÂU, theo lối gọi người Hoa thời xa xưa.

C̣n {Việt} trong lối nói nhóm ngữ ‘Việt Mường’ nghĩa là ǵ? Đó chính là lối gọi lộn xộn của tiền nhân, theo thiển ư, dùng để chỉ các nhóm Lạc Việt từ vùng bờ biển Đông, như Hẹ-cổ (Bộc), Ngô, và Mân (Phúc Kiến). Thường gọi tắt là LẠC.

Theo đó:

  • Việt = Lạc
  • Mường = Âu.

Dẫn đến:

  • Việt Mường => Âu Lạc
  • Âu Lạc => phối hợp giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Chúng ta một lần nữa lại chứng minh được lư lịch căn cước tộc người Hoa và Việt, qua phân loại nhóm ngữ của các nhà ngôn ngữ học.

Trung Hoa: nhóm ngữ Hán Tạng => Hán-Việt

Việt Nam: nhóm ngữ Việt Mường => Âu Lạc

Khá chính xác, nhưng không tuyệt đối chính xác trong trường hợp Việt Nam. Bởi lư do giản tiện, đă lược bỏ bớt miêu tả đóng góp bản địa lâu đời nhất: ‘Môn Khmer’. Trước khoảng thập niên 1970, tiếng Việt (Nam) đă từng được xếp vào nhóm ngữ Môn Khmer. Cũng khá chính xác đối với gốc gác khởi thủy ban sơ. Điển h́nh những từ cơ bản, như mắt mũi mặt và tên gọi các số đếm từ 1 đến 10 hoàn toàn mang h́nh thái tiếng Môn Khmer.

Đến đây chúng tôi xin phép minh định một vấn đề hết sức quan trọng, rất dễ nhầm lẫn nếu truy cứu qua internet hay sách vở có sẵn từ xưa đến nay. Đó là chỉ một sự kiện, nhưng có hai quan niệm trái ngược nhau, giữa Hoa và Việt. Ở bên Tàu, khi họ nói [Luo Yue / Lạc Việt], họ thường liên kết với chủng Thái-cổ. Nhưng tại Việt Nam, khi dùng đến 'Lạc Việt', chúng ta thường mường tượng một chủng duy nhất tiền thân dân Việt Nam ngày nay, nhưng lại hậu duệ chung của dân Lạc. Nói cách khác, người Tàu khi nghĩ đến 'Viêm tộc' của xứ 'Đồng Cổ' [16] [18], họ nghĩ đó là hậu duệ tộc Thái-cổ (Âu), chủ nhân của những chiếc trống đồng. (‘Đồng Cổ’ [16] [18] mang nghĩa ‘trống đồng’ và có lẽ một tên gọi thật xưa cho vùng đất người Thái cổ sinh sống từ khu Lưỡng Quảng / Vân Nam đến Hoà B́nh, b́nh nguyên sông Hồng [21]). Người Việt thông thường trong tiềm thức không phân biệt giữa Âu và Lạc, nhưng cũng có khuynh hướng dùng Lạc chỉ phần người Yue (Việt) từ biển Đông, và gồm luôn tộc Âu ở bên trong lục địa Trung Hoa.

Phân biệt Âu Lạc xem ra có vẻ tầm thường nhưng dễ đánh lạc hướng chuyện truy tầm nguồn gốc tộc người Việt Nam. Điển h́nh, trên hầu hết những bài khảo cứu của các học giả Âu-Mỹ về Yue tộc, về các phương ngữ gốc Việt, ở bên Tàu, họ luôn có khuynh hướng không phân biệt ra Yue tộc, tức Lạc Việt ở vùng biển Đông, một nhánh khác với chủng Thái-Kadai từ Giang Tây tiến về hướng Tây nước Tàu. Thí dụ: Khi nghiên cứu về tiếng Ngô (Chiết Giang - Thượng Hải), tiếng Hẹ, tiếng Mân (Phúc Kiến), tiền đề họ dựa vào là những phương ngữ đó thuộc, hay xuất phát từ, tiếng Thái-cổ, hoặc chỉ là các nhánh tiếng Thai-Kadai. Đối với họ, hoàn toàn không có các tộc Lạc Việt từ vùng biển Đông. Theo thiển ư, đó là một nhầm lẫn, dựa trên tiền đề của người Hoa.

Tẩu hỏa nhập ma về cổ sử có lẽ nước nào cũng có. Người Tàu có lẽ nhầm lẫn Lạc Việt với Âu Việt, từ bộ Hoài Nam Tử của Liu An. Liu An chính là cháu của Hán Cao Tổ Liu Bang, được phong vương (Hoài Nam Vương) ở vùng đất gần sông Hoài, phía gần Thượng Hải, rất xa mặt trận kháng chiến du kích [17] chống quân nhà Tần của người Tây Âu. Cả thời gian lẫn không gian. Liu An đă nhầm lẫn dùng từ 'Lạc Việt' để chỉ dân Tây Âu. Từ đó các bộ sử Việt có khuynh hướng chép y như vậy. Dẫn đến hậu quả: quên mất đám con đi theo bà Âu Cơ. Rồi lẫn lộn giữa Âu với Lạc.

Nhầm lẫn Âu với Lạc c̣n được thể hiện qua bộ 'thư tịch' cổ: Thủy Kinh Chú [18], trong đó có chú thích miêu tả về tộc Lạc Việt, được trích từ bộ 'Từ Hải':

'Lạc Việt: một nhánh của người Việt cổ, là một bộ phận miền tây của Bách Việt, dân tộc cổ, thời Tần, Hán về trước đă phân bố rộng răi ở phía nam vùng trung, hạ du sông Trường Giang, gồm nhiều bộ lạc, cho nên gọi là Bách Việt. Họ làm nghề đánh cá, săn bắn, làm ruộng, đă biết luyện kim loại, nổi tiếng về nghề đi sông, biển. Họ có tục cạo đầu, xăm ḿnh. Thời Tần, Hán, chủ yếu phân bố ở 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc và vùng Bắc Bộ nước Việt Nam ngày nay. Có quan hệ nguồn gốc mật thiết với các dân tộc như Choang, Thái, Lê... (theo Từ Hải)'.

Miêu tả về tộc Lạc Việt như vậy, theo thiển ư, không được chính xác. Bởi hai lẽ. Thứ nhất, không để ư đến các nhóm Lạc Việt ở vùng biển Đông, từ trên xuống dưới, như: Bộc, Ngô, và Mân. Thứ hai, không phù hợp với hai tự dạng chữ Việt [Yue] khác nhau: 粵 Yue 'Âu' [Ou] và 越 Yue 'Lạc' [Luo]. Yue chỉ chủng Âu ngày nay vẫn c̣n dùng để chỉ dân Yue ở hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông. Yue dùng cho 'Âu' 粵 ngày nay cũng là tên gọi tắt của Quảng Đông. Yue 'Lạc' 越 hiện được dùng cho nước 'Việt Nam': 越 南 . Theo thiển ư, người Hoa nhầm lẫn hai thứ ‘Việt’ với nhau do ở chuyện nước Việt của Câu Tiễn bị giải thể khá sớm (năm 333 TCN), tên Việt từ đó ít được dùng cho dân Việt ở biển Đông. Trong khi ‘Yue’ (Việt) ở khu Quảng Đông có ‘nhăn hiệu’ trademark ‘cầu chứng tại toà’ bằng vương quốc Nam Việt {Nan Yue] của Triệu Đà, gây nên dấu ấn rất đậm nét, kéo dài đến hằng ngàn năm sau.

Phát hiện về phân biệt Âu - Lạc ở trên cho thấy nếu có dịp đọc kỹ các thư tịch cổ của Tàu, dù trong những bản dịch, và sau khi đối chiếu với kiểm chứng khách quan, chắc chắn chúng ta sẽ t́m thấy rất nhiều điểm lấn cấn mà hầu hết các tiền bối, kể cả các học giả phương Tây, bởi quá tôn trọng những ǵ người Tàu viết và có lẽ thiếu thốn trang bị những dụng cụ khoa học, đă thường xuyên vô t́nh lướt qua.

Để kết thúc bài này, xin xem lại hai phát hiện quan trọng:

(a) Một phần lớn tiếng Nôm có xuất xứ từ các phương ngữ của khối Bách Việt xa xưa; và

(b) Tiếng Hán-Việt có những lối phát âm giống y như phát âm phương ngữ bên Tàu ngày nay, đặc biệt tiếng Hẹ, Quảng Đông, Phúc Kiến, và Chiết Giang. Nói cách khác, những từ của tiếng Hán-Việt có lối đọc phát xuất từ các phương ngữ Hoa Nam.

Chúng ta hăy xem qua một vài từ cơ bản, có vẻ thuần Nôm để minh giải một lần nữa, cho thật 'chắc ăn':

1. Tiếng Nôm: Nôm chính là một biến thái của 'Nam'. Tiếng Nôm là tiếng của người nước Nam. Kiểm chứng các phát âm Hoa Nam, ta thấy: Hẹ: [Lam] hay [Nam]. Quảng: [laam] hay [nam]. Mân: [lam]. Đặc biệt, Ngô: [Nơô] hay [Nơôm]. [Nôm] là một lối phát âm của [Nam] xuất xứ từ phương ngữ [Ngô] thuộc Chiết Giang - Thượng Hải - Giang Tô ngày nay. [Quảng Nam] có nhiều người phát âm rất đúng với giọng xưa, mang ảnh hưởng Ngô Việt: [Quảng Nôm]. Gió Nồm chính là Gió Nam. ‘Nồm’ mang dấu (thanh điệu) huyền {`} cũng giống như người ta thường gọi [Hải Nam] bằng [Hải Nàm].

2. Trâu = Sửu. [Trâu] đọc theo giọng Bắc chính là [zou] quan-thoại, hay [zeu] tức [sửu] theo phát âm Hakka. Quảng Đông phát âm [jau] rất giống [trâu] theo phát âm Bắc. Sở dĩ các tôn sư quốcngữ đưa ra kư âm [TR] cho [trâu] là để phối hợp với một âm gần giống tiếng Môn-Khmer được người Chăm dùng: [trây], cũng mang nghĩa 'trâu' như [kabau]. Để ư, tiếng Hán Việt của 'xấu' (có âm rất gần với 'trâu') chính là [sửu], mang lối viết y hệt như [sửu] của địa chi số 2 thuộc 12 con Giáp. [Zou] (tchâu) hoặc [Chou] 丑 tiếng Hán có chừng 10 thứ chữ viết khác nhau. Các nghĩa thông thường: tên một Họ, nước Trâu của Mạnh Tử, huyện Trâu nước Lỗ - nơi sinh Khổng Tử, tham khảo ư kiến, địa chi số 2 của 12 con Giáp, xấu xí, ... Trong tiếng Hán Việt, lại có âm giống tiếng địa phương [trêy] nên dần dà [tchâu] mang nghĩa con Trâu. Điểm quan trọng: [Zeu] tức [Sửu] chính là lối phát âm tiếng Hẹ của 'Trâu'. Trong bài trước, chúng tôi có ghi lại người Tàu xưa cũng dùng chữ [Zou] (tức Trâu) để chỉ tháng Giêng. Tức tháng Giêng là tháng Sửu. Tháng Giêng cũng là tháng Dần, và người Hẹ phát âm 'Dần' y hệt như [JIN]. [Jin] rất dễ biến thái ra [Giêng] với trợ giúp của quốc-ngữ. Thế nhưng tại sao có sự lộn xộn giữa tháng Sửu [Zeu] và tháng Dần [Jin] - cả hai cùng chỉ tháng 1 (Giêng) theo lịch ngày nay? Sự thật Tàu cũng như Tây, có quá tŕnh đổi lịch đổi tháng lung tung. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, miền Hoa Bắc có nước Tống theo lịch của nhà Thương (chấm dứt khoảng năm 1020 TCN) [20], trong đó họ dùng tháng 12 bây giờ là tháng Giêng. Tháng 12 tương ứng với tháng Sửu. Do đó tháng Giêng theo lịch nhà Thương chính là tháng Sửu. Trong khi đó nhà Châu dùng tháng Tư, tức tháng 11 bây giờ, như tháng Giêng. Từ đó chúng ta đă đưa ra giải thích tháng 11 c̣n gọi tháng Một, tức tháng Tư, tháng bắt đầu của chu kỳ 12 tháng. Trong khi đó, nước Tấn, ở vùng Sơn Tây bây giờ lại có tập tục theo lịch nhà Hạ, dùng tháng Giêng bây giờ như tháng 1. Tháng Giêng người Hẹ phát âm [Jin], phương âm của [Dần] theo tiếng Quảng và Việt. [Jin] dễ dàng tiến đến [Giêng] qua kí âm quốc-ngữ.

3. Trong Anh ngữ động từ ‘To Throw’ mang nghĩa 'liệng', 'vứt',... Có nhiều động từ tương đương mang nghĩa gần giống: cast, toss, eject, fling, hurl,... Trong Việt ngữ, động từ này có vẻ mang khá nhiều h́nh thái, mô tả những động tác có thể khác nhau chút ít: Liệng, quăng, vứt, chọi, ném, thẩy, đôi, phóng,... Xin thử xem có thể đối chiếu với các phương ngữ quen thuộc của lư thuyết ở đây. Xem từng từ một, đối chiếu với các từ mang cùng nghĩa, hoặc gần giống ‘to throw’, chú ư đến âm vận:

  • LIỆNG: giống như hợp âm hay biến thái của:
    • 亂 [lon] Hẹ, [lyun] Quảng, [luan] quanthoại, [loan] Mân.
    • 甩 [lot] Hẹ, [lat] Quảng
    • [LEBDA] tiếng Mon-Khmer
    • [LAIM] tiếng Hmong (Miêu). {Đọc như [lại] hay [lài]}
  • QUĂNG: có thể xuất phát bằng hợp âm hoặc biến thái giữa các từ sau:
    • 控 phát âm như: [kiong] Hẹ, [khong] Quan-thoại / Ngô / Mân.
    • 摜 [gwon] Hẹ, [gwaan] Quảng, [guan] quan-thoại, [koan] Mân.
    • [KWAHNG] tiếng THÁI
  • CHỌI: giống với hợp âm hay biến thái các từ sau:
    • 摔 [soi] Hẹ, [seui] Quảng, và [shuai] quan-thoại
    • 甩 [shuai] quan-thoại.
    • [JAOL] tiếng KHMER
  • THẨY
    • 撻 [tat] Hẹ, [taat] Quảng, [ta] quan-thoại
    • 投 [teu] Hẹ, [tou] quan-thoại, [tau] Quảng & Phúc Kiến (Mân).
    • 抬 [toi] Hẹ / Quảng, [tai] quanthoại, [thay] Hán-Hàn
    • [TUDAQ] Mon-Khmer
    • [TAORA] tiếng Tahiti
  • VỨT: có thể liên hệ với âm vận [B] hay [P], hoặc thẳng với [W]
    • 撲 [puk] Hẹ, [puk] Quảng, [pu] hay [bao] quanthoại
    • 扤 [wat] Quảng, [wu] quan-thoại
  • NÉM
    • 揇 [niam] Hẹ, [naam] Quảng, [nan] quan-thoại
    • 抩 [naam] Quảng-Đông. (Giống cách viết ‘ném’ chữ Nôm)
  • ĐÔI
    • 盪 [dong] Quảng, [dang] quan-thoại
    • [nDOR] tiếng Hmong
    • [DA?] hay [DAQ] tiếng Môn-Khmer
  • PHÓNG
    • 拋 [pau] Hẹ, [paau] Quảng, [pao] quanthoại, [pho] Ngô, [pha] Mân
    • 覂 [fung] Hẹ, [faan] Quảng, [feng] quan-thoại

4. GIÀU & NGHÈO. Có rất nhiều từ dùng để chỉ Giàu – Nghèo, nhưng xin để ư đến một hai từ cơ bản dùng tiếp tục minh giải phát hiện quan trọng của chúng tôi: ‘Cả hai thứ Hán-Việt và (phần lớn) Nôm đều mang xuất xứ từ bên Tàu’.

- GIÀU: Tiếng Hoa phổ biến nhất là [Fu], tức [Phú] 富 . Hai từ khác thường xem ‘thuần Nôm’ cũng xuất xứ từ Hoa Nam luôn: [Giàu] và [Sang]. [Giàu] mang tương đương ‘Hán-Việt’ là [Nhiêu]. Nhưng thật ra cả [Giàu] lẫn [Nhiêu] là hai cách phát âm khác nhau của cùng một từ 裕 giữa hai phương ngữ Hoa Nam. Quảng Đông đọc 裕 như [YIU]. [Yiu] phiên âm sang quốc-ngữ chính là [Nhiêu]. Trong khi Phúc Kiến (Mân) phát âm 裕 như [Jau], đưa đến [Giàu] trong tiếng Việt. [Sang] cũng vậy. [Sang] là lối phát âm Quảng Đông [xang] cho 貹 . Quan-thoại đọc [sheng]. Hẹ đọc [xen]. Âm [sh] của [sang] các tôn sư quốc ngữ dựa vào pinyin của quan-thoại.

- NGHÈO: Có 4 từ phổ biến, theo pinyin quan-thoại: [Ruan] 軟 , [Kun] 困 , [Pin] 貧 , và [Hon] 寒 . Phát âm Hakka của [Ruan] 軟 chính là [Ngion], và theo Ngô-Việt [Ngio]. [Ngion] và [Ngio] đă biến thái thành ra [Nghèo] quốc-ngữ. Phát âm tương đương cho quan-thoại [Kun] 困 , trong tiếng Mân là [Khun] và Ngô (Chiết Giang) là [khuơng]. [Khun] và [Khueng] đưa đến [Khốn] tiếng Việt. Quảng Đông phát âm [Pin] 貧 như [Pan], dẫn nhanh đến [Bần] tiếng Việt. [Hàn] 寒 Việt ngữ phát âm y hệt như quan-thoại và Mân (Phúc Kiến). Hẹ đọc [Hon].

.

Nh́n qua biến thái [Ruan] quan-thoại => [Nghèo] quốc-ngữ, chúng ta có thể thấy phát âm họ NGUYỄN, một thứ họ lên đến gần 40% (40 phần trăm), đặc thù Việt Nam và c̣n sót lại nhiều nơi ở Hoa Nam, được kí-âm từ lối gọi ‘Nguyễn’ của người Hẹ (Hakka). Thật vậy, ‘Nguyễn’ 阮 phát âm theo quan-thoại là [Ruan] hay [Yuan]. Quảng Đông đọc [Yun] hoặc [Yuen]. Mân (Phúc Kiến) cho âm [Goan]. Nhưng Hẹ (Hakka) đọc [NGIEN].

Như một bài trước đă cho thấy âm [uyê] tiếng Việt có biến thái với [iê]: [chuyện] <=> [chiện] vài nơi Nam Bộ và Mường, [NGUYỄN] đă biến thái từ [NGIEN] Hakka. Âm [UYÊ] đă len vào quốc ngữ do phối hợp [NGIEN] của Hẹ với các phương ngữ khác mang nhị âm [UY] hoặc gần giống: [Yuen] Quảng, [Yuan] quan-thoại, và [Goan] Mân.

GHI CHÚ

[1] Bộ Trưởng Tài Chính đầu tiên & Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ.

[2] Để ư, người Hoa di tản sang nước An Nam, vào lúc quân Măn Thanh sang chiếm nước Tàu, được gọi: 'Khách Trú' (tiến đến 'Cắc Chú'), rất giống lối gọi 'Khách Gia' dành cho người Hakka tức Hẹ, khi họ chạy xuống định cư ở vùng Quảng Đông - Phúc Kiến trong đợt cuối cùng, vào khoảng thế kỷ 10-13.

[3] Có lẽ chính trong hợp chủng Hoa tộc có giống Tocharian (Nguyệt Chi) nên có nhiều truyền tích cho rằng Tần Thủy Hoàng và Vũ Tắc Thiên, có cặp mắt màu xanh. Thời thập niên 1960, các học giả Việt biết ít về giống Nguyệt Chi, nên có vị phiên thiết thành ra ‘Nhục Chi’ [6]. Theo tài liệu internet, Quản Trọng viết ‘Nguyệt Chi’ theo âm [Niu Zhi] ngày nay. Có lẽ đó lư do [Niu] => [Nhục]. Tuy nhiên âm [niu] pinyin ngày nay tương ứng với âm [ngưu]. ‘Niu rou’ => ngưu dục (Thịt ḅ).

[4] Mạnh Tử từng cho rằng vua Thuấn có gốc rợ Đông Zi [6].

[5] Vương Tuệ Mẫn (chủ biên) (2002) 100 Danh Nhân có ảnh hưởng đến Lịch Sử Trung Quốc. Nxb Văn Hoá Thông Tin.

[6] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu (tái bản tại Hoa Kỳ).

[7] Một số lớn mường bản của người Mường vẫn c̣n thờ Thần Nông như thánh tổ của nghề trồng trọt.

[8] Cao Xuân Dục (1908) Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu. Nxb Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam. Bản điện tử của: Lê Bắc, Doăn Vượng, Công Đệ. Đăng tải trên báo mạng Nhân Ái Charité: perso.wanadoo.fr/charite

[9] Theo thiển ư, hai chữ 'Viêm Giao' nhà Thanh dùng chỉ tộc người Việt bao gồm tộc Viêm, tức Thần Nông Thị ngày xưa, cộng với 'tộc Giao' (do kiến thức mơ hồ của người Hoa), có lẽ dùng để chỉ tộc người bản địa có sẵn ở xứ Giao Chỉ, hoặc các thị tộc Lạc Việt ở vùng biển Đông nước Tàu.

[10] Người Tàu xưa và nay ưa dùng hai từ 'Di Qiang' chung với nhau. 'Di' phiên âm theo 'Hán Việt' là [Để] hay [Địch]. 'Qiang' tức là [Khương]. Rất có khả năng, do đó [Di Qiang] là lối gọi người Hoa cho tộc người có mặt khắp miền Đông Nam Á: Môn-Khmer. Người Cam-Bốt hiện nay, theo Coedes [6], là một hợp chủng giữa các nhóm Môn-KHMER xưa và loại người Đa Đảo da đen Mê-La Nê-ziên. [Khương] ([Qiang]qt 羌 ) là phiên âm 'Hán-Việt quốcngữ' dựa trên tổng hợp 3 âm: Hẹ [kiong] + Quảng [geung] + Mân [khong].

[11] Trong bài trước, chúng tôi cho biết tộc Di (thường được xem phát triển tử vi 12 con Giáp) có thể là Khương hoặc Thái cổ. Đó cũng là điểm bất nhất của các học giả người Hoa. Nghiên cứu riêng chúng tôi cho thấy tộc Khương có một đặc tính văn hoá có vẻ bất biến. Truyền đến tộc Chăm (Chiêm Thành) và Cam Bốt. Đó là lối hoả táng người chết. Tộc Thái-cổ và Lạc Việt đa số không có vụ này. Như vậy nếu tộc người nào đó phát triển ra Tử Vi 12 con Giáp nếu không thực hành lối 'hoả táng' chắc không phải thuộc tộc Khương.

[12] Người Thái Lan gọi người dân tộc bằng: 'người bộ lạc miền đồi núi'.

[13] Trần Trí Dơi (2001) Ngôn ngữ và sự phát triển Văn Hoá Xă Hội. Nxb Văn Hoá Thông Tin. Quyển sách này tŕnh bày những từ mang âm giống [Ngài] dùng chỉ [Người] trong các thứ tiếng của người dân tộc:

  • tiếng Nguồn: ngàj - tiếng Sách: ngàj
  • tiếng Mày: ngàj - tiếng Rục: ngàj
  • tiếng Xơ Đăng: mơngê - tiếng Kơ Tua: moi ngàj
  • tiếng Dêh: ngaj - tiếng Triêng: ngaj
  • tiếng Ba Na: ngaj (mơ-ngaj) - tiếng Hrê: ma ngaj
  • tiếng Gié Triêng: ma ngaj - tiếng Việt: người, ngài

[14] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mường, Géographie et Sociologie humaine. Institut d'Ethnologie.

[15] Tập tục thờ phượng ‘anh hùng dân tộc’ của các tộc Bai Yue cũng đă được mang sang nước Nam, qua việc thờ phượng đức Thánh Gióng, đức Trần Hưng Đạo, Thục Đế (tại các mường bản), Hai Bà, v.v.

[16] Xứ 'Đồng Cổ' tức 'nước Trống Đồng' chính là một từ tối cổ dùng để chỉ địa bàn nhóm dân bản địa bao gồm chủng chủ lực Thái-cổ, sinh sống từ miệt Vân Nam / Quảng Tây xuyên đến cả khu b́nh nguyên sông Hồng ngày nay. Cổ = [Gu] = trống // Đồng cổ = trống đồng. Ở Bắc Bộ hiện hăy c̣n một vài nơi có đền thờ 'thần Đồng Cổ' [6]. Đặc biệt theo nguyên lư ngôn ngữ chúng tôi đă đề cập nhiều lần, cái tên gọi một sự vật rất thường có thể cho biết nơi xuất xứ đầu tiên của sự vật đó. [Cổ] là tiếng 'Hán-Việt' dùng để chỉ 'trống'. [Cổ], quanthoại [Gu] 鼓 nhại theo phát âm của Hẹ: [ku] hay [gu]. Mân: [kou], Quảng: [gu] hay [gwu]. Có một thứ trống nhỏ người Hoa dùng chữ khác, với phát âm gần 'trống' hơn, chỉ ở âm [t] đầu: Hẹ: [tau], Quảng: [tou] và Quanthoại: [tao]. Nhưng đặc biệt, để ư tiếng Ngô (Việt) {Câu Tiễn} không có từ tương đương với [gu] & [tao]. Có vẻ như tộc Ngô ngày trước không có, hoặc ít dùng trống. 'Đồng' 銅 đại khái cũng giống như vậy. Hẹ & Quảng: [tung]. Quanthoại: [tong]. Mân: [tang]. Đặc biệt, Ngô cũng không thấy ghi âm cho từ chỉ Bronze, tức Đồng. NHƯNG tiếng Thái hiện vẫn dùng: [Klong dong] để chỉ 'Trống đồng'. [Klong] theo quy luật cấu tạo quốc ngữ chính là âm xưa cũ của [trống] ở xứ An Nam trước thế kỷ 17. Giống như [Klu] => [klâu] => [trâu]. Bronze tức Đồng là một hợp kim các chất: sắt (Fe), đồng (Cu) (copper), ch́ (Pb), thiếc (Sn).

[17] Dân Tây Âu, tiền thân người Tày Nùng ở Việt, và Choang ở Quảng Tây, thuộc chủng Thái cổ, có thành tích kháng chiến chống quân Tần bằng chiến tranh du kích. Có lẽ họ là tộc người phát minh 'chiến tranh du kích' c̣n dùng cho măi đến ngày nay.

[18] Lịch Đạo Nguyên chú, Dương Thủ Kính, Hùng Hội Trinh sớ, Đoàn Hy Trọng điểm hiệu, Trần Kiều Dịch phúc hiệu (1999) Nguyễn Bá Măo dịch (2005). Thủy Kinh Chú Sớ. Nxb Thuận Hoá.

[19] Phạm Minh Huyền - Nguyễn Văn Huyên - Trịnh Sinh (1987) Trống Đông Sơn. Nxb Khoa-Học Xă-Hội.

[20] www.uglychinese.org/indx.htm

[21] http://www.hawaii.edu/cseas/pubs/explore/v2/han.html

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17