Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Người t́m ra sử thi nam Tây Nguyên

Linh mục
Nguyễn Huy Trọng.
"Tôi sẽ chứng minh cho các nhà khoa học thấy là có một nền sử thi nam Tây Nguyên hiện hữu rơ ràng" - Đó là lời khẳng định của Linh mục Nguyễn Huy Trọng - người gắn bó, say mê sưu tầm văn hóa dân gian ở Tây Nguyên.


 

Khi được hỏi về nhân vật này, Tiến sỹ văn học dân gian, chuyên về Tây Nguyên Lê Hồng Phong nói "nghe là ông ấy giàu lắm nhưng tôi chưa có dịp đến". Ông quả là người rất "giàu": sưu tầm được một kho tàng văn hóa dân gian Cơ Ho đồ sộ bậc nhất, quư giá nhất (khoảng 30 ngàn trang chép tay, bao gồm truyện cổ, ca dao, tục ngữ, và đặc biệt là sử thi).


 

"Nhà quê" gom sản phẩm nhà quê


 

Tháng 5 năm 1969, chàng trai 31 tuổi Nguyễn Huy Trọng quê ở huyện Quế Vơ, tỉnh Hà Bắc chịu chức linh mục và coi nhà thờ Ka La này cho đến giờ. Cũng từ đó, linh mục Trọng sưu tầm văn hóa dân gian Cơ Ho v́ trước hết là yêu mến dân tộc tôi, sưu tầm để hiểu hơn đời sống tinh thần của bà con". Nhưng linh mục Trọng tự nhận việc sưu tầm của ḿnh "chỉ là nghề tay trái và chỉ là kẻ nhà quê thôi".


 

Hơn một buổi cùng ông "ngược nguồn văn hóa Cơ Ho", tôi hiểu rằng chính đặt ḿnh là "kẻ nhà quê" nên linh mục Trọng đă rất thành công trong quá tŕnh sưu tầm sản phẩm thuần nhà quê này!


 

Không đi tắt, không thông qua trung gian mà ông trang bị cho ḿnh công cụ bằng việc học tiếng Cơ Ho một năm. Có phương tiện giao tiếp, ông bắt đầu "tắm ḿnh" trong không gian sinh tồn văn hóa của bà con bằng đến với mọi lễ hội to nhỏ của làng của gia đ́nh, "miễn là trong đó có những người biết ăn biết nói. Nhiều lắm, mùa nào thức đó".


 

Ông chọn khoảng 30 người đàn ông Cơ Ho sành về phong tục lập quán, biết tôn trọng, giữ ǵn phong tục tập quán làm cộng sự như K'Bros, K'Ndonz-brun, K'Bret, K'Bren... Sưu tầm về năm người cùng nghe băng và ghi ra (một ghi chính, bốn ghi tóm tắt) sau đó người ghi chính đọc lên để bốn người kia nghe và thống nhất. Ông Trọng đảm nhiều nhiệm vụ, từ tổ chức, tập huấn cộng sự đến chất vấn cộng sự, kiểm định qua bậc cao niên, rồi chắt lọc, phân theo chủ đề, đề tài. Một lễ hội, một câu chuyện dân gian nhưng năm nào cũng thu để t́m cho ra yếu tố chính và các chi tiết dị bản.


 

Linh mục Trọng say sưa kể: phải thu âm th́ mới nắm bắt được tâm trạng, cách diễn tả, cách liên hệ của họ. Chịu khó, lăn lộn, đừng lấy cái ḿnh học mà áp đặt. Tôi hiểu, tất cả người Cơ Ho là thầy, tôi là tṛ, tôi đi t́m hiểu họ mà".


 

Linh mục Trọng hiện có khoảng 30 ngh́n trang chép tay bằng nguyên ngữ Cơ Ho, phân loại theo cách riêng để "ai hỏi tôi lại mở ra giới thiệu". Đó là nghi lễ, kiêng cữ, lễ hội, xử thế, xét xử, làm ăn, họ hàng, sinh đẻ kết hôn, an táng... Trong đó, khoảng 2.400 trang văn vần (tục ngữ, ca dao...) với trên 20 ngh́n câu; gần bốn ngh́n trang văn xuôi (truyện cổ) và khoảng hai ngh́n trang về phong tục tập quán.


 

Những tác phẩm văn hóa dân gian chính thức hôm nay được nhặt từ khoảng 14 đến 15 ngàn trang giấy nháp và chủ yếu sưu tầm cật lực trong 4 năm liền (1971 - 1974). Đó là khối lượng đồ sộ c̣n thuần chất "nhà quê", nhờ không gian và thời điểm bản thân tác phẩm bước vào trang giấy.
 

Cách đây khoảng 20 năm, linh mục Trọng đă làm cuốn từ điển Cơ Ho - Việt 1.600 trang viết tay và giờ ông làm lại để bổ sung từ mới, thêm ư nghĩa. Sẽ dày hơn nhiều so cuốn trước v́ vừa phiên âm bằng tiếng Pháp và giá trị hơn ở chỗ nhiều tư liệu bản địa đưa vào minh họa.


 

"Thí dụ giải thích từ Bơsàp (nhạt nhẽo), tôi sẽ dẫn chứng Bơsàp dăn boh/Jơgloh dăn ḳi/ Cṛi ù dăn ḿu (Nhạt xin muối / Đói xin lúa / Bới đất xin mưa)"- Linh mục Trọng nói.


 

Cuốn từ điển là ch́a khoá để mở kho tàng văn hóa dân gian của ông sưu tầm. Đấy là lư do ông không dịch tác phẩm sưu tầm ra tiếng Việt mà từ bản chép tay đến đĩa CD đă được trao cho Toà giám mục Đà Lạt giữ.


 

Hiện hữu sử thi


 

Cả hai h́nh thức truyền miệng là kể cổ (yal-yau) và nói văn vần (pơn dic'pon dung) đều được linh mục Trọng khai thác triệt để những đặc điểm vận động của nó.


 

"Tôi chia trường thi thành hai dạng: thơ truyện (yếu tố thơ nhiều), truyện thơ (yếu tố truyện nhiều) và chỉ có thơ, không có truyện".


 

Ông cho ḿnh đă may mắn gặp một số tác phẩm "hận trường thi" nói về những tâm tư t́nh cảm, những khát vọng của nhân dân tiếc một thời vàng son sáng tác cách đây hàng trăm năm.


 

Linh mục Trọng say mê phân tích: giá trị lắm, hiểu cho hết nội dung của nó (câu thơ) c̣n lâu lắm. Về nhân sinh quan có câu Lơh kơi, hơi Yăng - làm lúa (th́) cầu Thần; về vũ trụ quan có Bơnồ ̣r nau / ù dùl kơnăc / Răc dùl rơsôn / Kờn dùl ai dùl băp - Xưa xửa xừa xưa / Đất một cục / Chim một tổ / Con chỉ có một cha một mẹ".


 

- Thưa linh mục, liệu chắc chắn nam Tây Nguyên có sử thi? - tôi hỏi ông.


 

Linh mục Đa Minh Nguyễn Huy Trọng chạy lên nhà trên mang xuống năm tập vở và nói: "Tôi mới chép lại để chứng minh cho các nhà khoa học ở Hà Nội vào là nam Tây Nguyên có sử thi đấy chứ! Rất nhiều tên vùng đất ở Đơn Dương, Di Linh, Lâm Hà, Phan Thiết được nhắc đây".


 

Vừa chỉ tay vào con chữ, ông vừa đọc sang sảng tự hào: Bon cau Jrah, Brah, mờ Brài/ Bon cau Jrài, Tro mơ Tron / Kṛt Nḍng ciơng glon mơ Glều / Ḅn Rơglai ciơng nă khai kơ Rồng / Crồng Nwàng ciơng Nghê nơ Nga... Tác phẩm có tên Gơ Plom ḳn Yồi (con của Plom là Ỵi), tồn tại hai dạng (kể nói và kể hát), trong đó kể hát ông c̣n giữ lại băng. Nhân vật chính không phải là con trai như bắc Tây Nguyên (Đam San, Đam Si) mà là nữ (Plom).


 

Sử thi được linh mục Trọng viết ra trên một mặt giấy, mặt kia trống để sau dịch ra tiếng Việt. Ông cho biết, tác phẩm sưu tầm khoảng từ năm 1971 đến 1974, do cụ Kơ Brok ngoài 70 tuổi kể lại suốt đêm trong một lễ hội "Tế thần ăn trâu" (Lơh Yàng nô sa rơpu) tại miền Riongto, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.


 

Đây là câu chuyện về t́nh yêu và hôn nhân giữa hai nhân vật chính là người vợ Plom và người chồng Gơ Ṭng Ḳn Tăc. Tác phẩm có độ dài nhất (3.697 câu) trong số 20 sử thi linh mục Trọng sưu tầm. Nội dung từ mấy trăm cuốn băng cassete loại C90, ông lọc thành 13 cuốn để cất giữ. Khi chép ra, chủ yếu là lời thơ do cụ Kơ Brok kể, c̣n nhiều người xung quanh nghe và xen vào b́nh giá, linh mục Trọng chỉ sử dụng một số ít để ghi chú bên cạnh.


 

Ông nói: "Tôi không coi độ dài ngắn là quan trọng mà là ở chỗ chất lượng trong tác phẩm". Riêng chúng tôi, quan trọng nhất là đă có câu trả lời một nền sử thi nam Tây Nguyên chính thức hiện hữu trước mắt ḿnh?


 

Theo Văn nghệ Trẻ
 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17