Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
CÂU CHUYỆN HÔN NHÂN 婚 姻 QUA NHỮNG NÉT VĂN TỰ


* Lê Vân (Texas)

Qui cách tổ chức xă hội gia đ́nh Việt Nam đă mô phỏng theo h́nh thức luân lư của Trung Hoa từ mấy ngàn năm. Vào đầu thế kỷ thứ nhất của Công nguyên, sử chép có hai thái thú Trung Hoa là Tích Quang ở quận Giao Chỉ và Nhâm Diên ở quận Cửu chân là hai người đă “khai hóa” dân Văn Lang về lễ nghĩa theo Trung Hoa. Đặc biệt là Nhâm Diên đă “dạy dân làm lễ cưới hỏi trong khi lấy vợ lấy chồng, và bắt những lại thuộc trong quận lấy một phần lương bổng của ḿnh mà giúp cho những người nghèo đói để lấy vợ lấy chồng”. Trên danh nghĩa là “khai hóa”, nhưng rơ ràng có một sự “áp đặt” theo tục lệ Trung Hoa mặc dù vào thời tổ tiên người Việt trong xă hội của nước Văn Lang cũ đă có một nếp sống riêng và ngôn ngữ riêng. Tổ tiên Việt do đó qua một ngàn năm Bắc thuộc (năm 111 tcn – 938 cn) đă nhiễm văn hóa Trung Hoa và qua những thế kỷ về sau ta đă dùng Hán tự làm quốc học nên ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa rất sâu dầy. Tinh thần độc lập của người Việt chỉ biểu hiện bằng cách không đọc Hán ngữ bằng Hán âm mà đọc theo giọng Việt nên do đó chúng ta đă tạo ra một gia sản ngữ vựng gọi là kho từ ngữ Hán-Việt. Về cách sử dụng danh từ, đương nhiên ông bà tổ tiên Việt cũng có vài biến cải hay giản lược tùy theo hoàn cảnh thích ứng.

H́nh ảnh Gia đ́nh đi từ bầu sữa của Mẹ đến cây gậy chỉ huy của Cha

Khởi điểm của gia đ́nh là hôn nhân. Bây giờ, hai chữ “hôn nhân” nghe rất giản dị, thực hiện với sự kết hợp của một nam, một nữ rồi từ đó cứ sinh sôi nảy nở ra. Nhưng nếu đi ngược lịch sử, hôn nhân là một quá tŕnh phức tạp tiến triển rất lâu trên gịng thời gian, không phải một sớm một chiều mà ta có những danh từ chồng vợ, cha mẹ, con cái, cháu chắt liên hệ nhau bằng một sợi giây huyết thống theo thứ bực mà Hán tự gọi là “nhân luân” hay “luân lư”.

Nếu ta trở về vào thời thái cổ cách đây chục ngàn năm th́ theo sách Tả Thị Xuân Thu th́: “Đời thái cổ không có vua, nhân dân ở thành bầy, biết mẹ mà không biết có cha; không phân biệt thân thích anh em, vợ chồng, trai gái, không có đạo trên dưới, già trẻ, không có lệ tới lui vái nhường, không có quần áo giầy dép, nhà cửa, không có đồ đạc, thuyền bè, thành quách ...” Đó là trạng thái sinh hoạt của ḷai người từ đời đồ đá cũ về trước, nhân loại sống từ đàn như bầy thú.

Trong xă hội nguyên thủy, đàn bà con gái làm việc lượm hái trái cây vừa ăn vừa để dành nên coi là nguồn sống trọng yếu, c̣n đàn ông đi săn bắn th́ bữa có bữa không nên phải lệ thuộc vào đồ hái lượm của đàn bà để sống. Chính v́ sự nhờ nhau mà sống và nhu cầu bản năng sinh lư mới nảy sinh quan niệm kết hôn. Nhưng đây là hiện tượng “huyết tộc quần hôn”, nghĩa là anh em chị em ruột lấy nhau, măi đến về sau mới tiến lên trạng thái “bạn lữ hôn nhân” nghĩa là một đoàn anh em chị em cùng nhau thuộc về huyết tộc khác. [Trong chữ “bạn lữ” th́ “bạn” là người đi cùng như ta có những từ Việt: “trai bạn, thợ bạn”; những cô phù dâu trong Hán tự gọi “bạn nương” đi theo cô dâu là “tân nương”), c̣n “lữ” tức là lũ người ].

Rồi ít nhất cách đây hơn 5.000 năm, nhân loại mới tiến lên thời đại đồ đá mới biết trau mài đồ đá cho sắc để chặt cây cối làm nhà và nung đồ đất. Loài người trước kia theo việc hái lượm và săn bắn nay đây mai đó th́ nay đă định cư một nơi. Thời kỳ này tương đương với xă hội thị tộc. Xă hội này gồm hai giai đoạn là thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ.

Trên trái đất, bất cứ ở đâu, chế độ mẫu hệ luôn có trước chế độ phụ hệ. Ở dưới quyền bà mẹ chính gây dựng thành một thị tộc, bao nhiêu con cháu của bà hợp thành một thị tộc mà con cái không biết cha là ai nên huyết thống lấy mẹ làm gốc... Điều này là một lẽ đương nhiên. Bầy con cái sanh ra trước hết chỉ biết bầu sữa thiên nhiên của người mẹ.

Sau đây ta hăy nh́n chứng tích qua sự chiết tự những nét viết chữ Nho:

Chữ Mẫu 母 (mẹ) viết với h́nh tượng người Nữ có hai cái vú, chữ Tử 子 (con) là h́nh đứa bé được quấn tấm tă.

Cái bụng chửa (có mang) trước khi sanh là h́nh cái dạ con của mẹ chứa cái thai được viết thành chữ Bao 包.

Chữ Nhũ 乳 (vú) được vẽ ra từ h́nh đứa con子 (Tử) dùng tay bấu víu (Trảo) 爫 vào bầu sữa mẹ.

Nhi 兒 (đứa bé) là h́nh người hai chân có cái xương sọ thóp c̣n hở.

Nhũ bộ là cho bú mớm (chữ bú của Việt ngữ là do chữ bộ 哺 trại ra). T́nh cảm quyến luyến giữa mẹ và con do sự nuôi bằng vú mẹ: Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu t́nh (thơ Lục Vân Tiên); nuôi con cho đến lúc nó thân thể có da có thịt và biết đi lững chững do đó chữ Dục育(nuôi nấng) viết bằng chữ Tử ㄊ + Nhục月 (肉: thịt) và chữ Sung 充 (đầy đủ) viết ra h́nh hai cái chân dưới chữ Tử ㄊ.

Bầy con đẻ ra phải quây quần sống với mẹ dưới một nóc nhà an toàn để được bú mớm hay nuôi dưỡng bằng những thức ăn nấu trên một bếp lửa và lột da thú mà khâu lại úm bọc cho khỏi rét. “Người mẹ” và “Bếp lửa” chính là biểu tượng nguyên thủy của một gia đ́nh sơ khởi. Chữ An 安 (yên) viết với chữ Miên 宀 (nóc nhà) + Nữ 女 (đàn bà). Cái nhà sàn sơ khởi cao nghệu thường là người ta leo thang lên sống từng trên cho khỏi thú dữ, c̣n bên dưới là chuồng nuôi con heo do tay người mẹ chăn nuôi. Chữ Gia 家 (nhà) viết với bộ Miên 宀 (nóc) + Thỉ 豕 (con heo). Truyền thống nấu nướng, khâu vá và chăn nuôi gia súc của người phụ nữ đă phát triển từ đó và duy tŕ cho đến nay.

Đàn bà do sự hái lượm mà phát sanh ra sự trồng tỉa về nông nghiệp. Thời xưa, chuyện con cái đẻ ra “biết mẹ mà không biết cha” đă được chứng minh qua các truyền thuyết hoang đường trong sách Xuân thu Công dương truyện chép rằng những thánh nhân thời thái cổ như Tam Hoàng, Ngũ Đế trong thần thoại đều không có cha như Phục Hi có mẹ là Hoa Tư “dẫm phải dấu chân người khổng lồ” mà sinh ra ông; Hoàng Đế có mẹ là Phụ Bảo thấy điện vây quanh sao Bắc Đẩu... cảm ứng mà có thai ông; Vua Nghiêu có mẹ là Khánh Đô hợp cấu với rồng đỏ mà sinh ra.

Trong sử Việt Nam, cũng đầy chuyện thần thoại về các danh nhân như vua Đinh Bộ Lĩnh bơi lội tài t́nh v́ có cha là con rái cá gần với mẹ ḿnh ở bờ sông, vua Lư Công Uẩn sanh ra là do mẹ là Phạm thị đi chơi chùa Tiêu Sơn mộng thấy “đi lại” với thần nhân rồi về có thai ông. Ngẫm nghĩ chữ “đi lại” và chữ “cảm ứng” thiệt thú vị, với ư nghĩa kín đáo song phương của nam và nữ khi kết hợp. Việt Nam nói hai chữ Vợ Chồng chắc là ban sơ người ta dựa theo cái nh́n thực tế: người nam đè “chồng” xuống, kẻ nữ dưới “bợ” lên? Giai đoạn có hai chữ “vợ chồng” chắc là giai đoạn nhân loại đă đi bằng hai chân thẳng đứng (homo erectus), không c̣n đi bằng 4 tay như loài khỉ vượn. Tư thế giao cấu tiên khởi có lẽ là thế “nhập hậu” (rear entry; rear position) rồi sau mới tiến tới tư thế chồng lên nhau, mặt áp mặt với khúc dạo đầu hôn hít (loveplay prelude).

H́nh ảnh của người Mẹ (Nữ) là khởi điểm của những cơ cấu tính tộc hay thị tộc

Trước hết, chữ Tính 姓 (họ) viết là chữ Nữ 女 + Sanh 生.

Chữ Thị 氏 cũng nghĩa là họ, thường dùng để chỉ tên đời, tên nước như Phục Hi thị, Thần Nông thị... và cũng là lời gọi xưng người phụ nữ như Thị này, Thị kia. Theo sách Thuyết văn giải tự của Hứa Thận, chữ Thị nguyên thủy chỉ h́nh dáng loại bèo thủy sinh nổi trôi , không rễ nhưng sinh sôi nảy nở từ một hạt bé tí như bèo tấm, về sau hiểu rộng ra là bộ lạc, một thị tộc vào thời thái cổ như trên đă nói, loại bèo này phát triển từ trên mặt nước đâm xuống dưới đáy, nên do đó chữ Thị thêm một chấm bên dưới thành chữ Để 氐(đáy).

Về chữ Hôn 昏 là hiện tượng khi vầng mặt trời lặn gọi là “hôn” trong chữ hoàng hôn viết với chữ Nhật 日 (mặt trời) + Để 氐(đáy). Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, lễ cưới ngày xưa cứ đến tối mới đón dâu nên gọi là “hôn lễ” 婚禮, về sau chữ Hôn này đổi ra viết với bộ Nữ. (Ư niệm hôn nhân xảy về “đêm” trở thành tục lệ v́ bóng tối đồng loă với ái t́nh v́ hai bên nam nữ c̣n e thẹn. H́nh ảnh của “đêm động pḥng” là “Cái đêm hôm ấy đêm ǵ? Bóng dương trùng bóng trà mi trập trùng!”)

Xin mở dấu ngoặc về từ Hôn trong Việt ngữ: Ta có chữ hôn hít, hoàn toàn không dính ǵ với hôn lễ, hôn nhân mà có lẽ do chữ Vẫn 吻 của Hán tự đọc trại ra chăng. Vẫn 吻 viết với chữ Khẩu 口 (mồm) là mép, và sự vật ǵ giống in như nhau gọi “vẫn hợp” 吻合, nên người ta hôn môi nhau là “tiếp vẫn” 接吻 ! Chuyện “hôn môi” phổ biến – French kiss – là do bắt chước qua điện ảnh. Qua kỹ thuật ân ái pḥng trung của Tầu, tôi thấy có sự “hôn môi”. Dân Việt trong ngôn ngữ và tục lệ không nói ǵ về “hôn” mà “hít” qua những từ “thơm má”, “vợ chồng quen hơi”. Đánh hơi ái t́nh chính là chuyện tính dục cơ bản về sex pheronome, về xạ hương dùng làm hương liệu, về cụm từ “thương hương tiếc ngọc”. Tôi xin đặc biệt nhắc lại rằng trong Kiều, Kim Trọng nhớ người yêu trong câu 256: “Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng t́nh”. Đào Duy Anh trong Từ Điển Truyện Kiều giảng “gây” là có mùi hơi khó chịu. Hương th́ thơm nhưng v́ nhớ mà mùi nó thành “gây”, c̣n “khan” tức là khan hiếm nên “khan giọng t́nh” là v́ tương tư mà uống trà thấy chẳng ư vị ǵ cả. Tôi nghĩ rằng “gây” đây có thể hiểu là gây tạo ra, nhưng giá mà hiểu “gây” là cái mùi “gây gây” cũng thú vị v́ cái kư ức khứu giác của Kim Trọng vẫn c̣n lưu dấu sau cái thơm má, thơm tóc nhè nhẹ khi ngồi kề nhau (đương nhiên chuyện xông xáo “lả lơi” bằng tay chân không thể nói ở đây). Nhất Linh h́nh như trong chuyện Bướm trắng có nhắc đến anh chàng Trương lén úp mũi ḿnh vào cái áo lụa trắng của Thu mới thay ra.

Chữ Tộc 族 (cũng nghĩa là họ) viết nguyên thủy với h́nh ảnh một nhánh rễ chạy lan tỏa ra thành nhiều cây con.

Theo những nét bốc từ khắc trên mu rùa đào ở Ân Khư th́ trong trạng thái “bạn lữ hôn nhân” th́ con cái có nhiều cha nhiều mẹ (con một người đàn ông gọi tất cả anh em của cha là cha, con một người đàn bà gọi tất cả chị em của mẹ là mẹ). Xă hội thị tộc dựa vào di chỉ khảo cổ ở Ân khư có lẽ được phỏng đoán đă chuyển từ thị tộc mẫu hệ qua thị tộc phụ hệ vào bắt đầu đời Thương với chuyện vua Vũ truyền ngôi cho con trai (nghĩa là “truyền tử” chứ không “truyền hiền” như thời các thánh đế Nghiêu Thuấn).

Chế độ phụ hệ phát sinh do sự sinh hoạt của con người đă đạt đến giai đoạn du mục và canh nông. Chăn đàn gia súc là việc của đàn ông; nghề nông từ khi bắt đầu cầy bừa trở nên nặng nhọc là việc của trai tráng sức lực. Đàn ông con trai với thể lực khỏe mạnh nên nắm quyền sản xuất lương thực thóc lúa nên do đó các con cái sanh ra mang họ của cha làm nền tảng cho phụ hệ, phụ quyền. Chữ Nam 男 (con trai) viết với chữ Điền 田 (ruộng) + Lực 力 ( sức khỏe).

Hôn nhân cặp đôi bấy giờ thành phổ thông, đàn ông lấy vợ không phải về nhà vợ mà lại đem vợ về nhà ḿnh... Con cái đă biết cha nên sự thừa kế phải theo phụ hệ. Con cái đẻ ra khi chuyện sinh lư bắt đầu nảy nở (Nữ thập tam, nam thập lục) th́ con gái được gả ra cho sống với gia đ́nh khác gọi là Giá, c̣n con trai lấy vợ lại đem về ở với ḿnh gọi là Thú. Chữ Giá 嫁 là gả chồng viết với chữ Gia 家 (nhà) + bộ Nữ 女 (con gái) từ đó có những danh từ xuất giá, cải giá, tái giá. C̣n chữ Thú 娶 là lấy vợ viết với chữ Thủ 取 (lấy, chiếm) + chữ Nữ. Trong vài xă hội trước đây, có tục nhà trai tổ chức đi “cướp” nàng dâu vào đêm hôn lễ! Kể ra, chuyện lấy vợ lấy chồng nói ra là một cái “thú” nhất trong cơi người ta phải không nhỉ?

Con gái về nhà chồng là Vu Qui 于歸 (đi về) để trở thành thê hay phụ của người chồng, nhiệm vụ là phụ giúp dọn dẹp nhà cửa và sanh con đẻ cái.

Chữ Phụ 婦 (vợ) bắt nguồn từ chữ Qui 歸 (về), viết với bộ Nữ + Chửu (trửu) 帚 (cái phất trần hay cái nùi dẻ gắn vô cán cây), và đọc lên với âm Phụ giống như âm Phục (vâng phục). Chữ Chửu (cái chổi) viết ra là cái bàn tay cầm cái khăn 巾 (Cân) gắn vào cái cán cây. Trong chữ Qui 歸 (về) gồm có 2 chữ Phụ 阜 và Chỉ 止 (gót chân) diễn tả ư đến nhà chồng để ở luôn không về.

Chữ Thê 妻 (vợ) cũng viết với h́nh ảnh nguyên thủy là người Nữ tay cầm cái cây chổi. Thê là người vợ mà cha mẹ cưới cho nên trong nét viết nguyên thủy có chữ Quí 貴 nghĩa là đồ quí giá họ nhà trai phải trả cho nhà gái trong tinh thần nạp cheo cưới trong tục gả bán.

Về sau, tự ḿnh bỏ tiền tốn kém lập thêm pḥng nh́ tức là cưới vợ nhỏ th́ gọi là Thiếp 妾 (gồm chữ Lập 立 + Nữ 女).

Chữ Phu 夫 (chồng) là h́nh người con trai đă đến tuổi khôn lớn mà theo phong tục Trung Hoa bắt đầu đội nón (quan 冠), tức lễ “gia quan” 加冠. Phu cũng nghĩa là một người có khả năng làm việc, một đơn vị lao động trong nghĩa phu dịch, nếu áp dụng vào người chồng e rằng cũng đúng với vai tṛ làm lụng đổ mồ hôi để kiếm miếng ăn cho gia đ́nh. Lấy chồng vợ th́ sanh ra con cái phải nuôi nấng do công mẹ và dạy dỗ dưới uy quyền của người cha.

Chữ Phụ 父 (cha) viết nguyên thủy bằng bàn tay cầm cây gậy chỉ huy. Và sự nuôi nấng của người cha ngoài thực phẩm c̣n kèm theo cái gậy, cái roi để dạy dỗ nên chữ Dục 育 (nuôi) c̣n có thể viết thành chữ Dục育(nuôi) + Phộc攵(đánh khẽ). Quan niệm giáo dục tiên khởi chính là “yêu cho roi, cho vọt” !

Trong luân lư Á Đông, bổn phận trọng đại nhất của con cái đối với cha mẹ là chữ Hiếu, nhỏ th́ vâng phục, lớn lên th́ phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, và thờ phụng hương khói khi cha mẹ qua đời. Nên ư hướng giáo dục tiên khởi là học chữ Hiếu. Chữ Giáo 教 (chỉ dạy) là chữ Hiếu 孝 + Phộc 攵 (đánh nhẹ để răn đe).

Nh́n lại từ khởi thủy về ư nghĩa chữ Hôn Nhân, con người đă lần lượt trải qua nhiều giai đoạn từ thị tộc nguyên thủy, qua chế độ mẫu hệ để đi đến chế độ phụ hệ. Qua những nét văn tự Trung hoa sáng chế từ thời thái cổ với chiều hướng tượng h́nh và tượng ư, chúng ta đă nh́n lại một quá tŕnh phát triển được minh họa theo ư nghĩa sơ khởi của mỗi vai tṛ nam nữ, vợ chồng trong từng giai đoạn. Cái nhăn quan của văn hóa Á Đông nói trên về hôn nhân có thể nói là trùng hợp tương tự trong đại thể với những nền văn hóa khác của nhân loại. ■

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17