Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
Canh Chua

Một bát canh chua cá cháy, cá bông lau, hay bát canh cá duồng nấu ngót, cá úc nấu với lá me non, mỗi loại có một hương vị riêng không lẫn lộn, mỗi thứ ngon một cách và đều có sức quyến rũ...

Riêng món canh chua ở Nam Bộ có những đặc điểm đáng chú ư. Nếu ở miền Bắc, người ta chỉ ăn canh chua vào mùa nóng bức, trong khi đó ở Nam Bộ, canh chua là món ăn quanh năm, bốn mùa. Người nước ngoài đến ở lâu tại miền Nam có nhận xét: dân ta ăn canh chua như người Ấn Độ ăn món càri. Không thể không có những chất độn như bạc hà, giá sống, bắp chuối, nơn chuối cây, ṃ om, hai nguyên liệu chính để có bát canh chua ngon là cá và chất chua, cả hai thứ đó nơi đây đều rất dồi dào. Cá th́ có sẵn ở sông rạch, ao đầm. Vị chua th́ vô cùng phong phú, từ các loại lá như lá giang, lá me, lá me đất, lá bứa đến các loại quả như khế, thơm, xoài xanh, me, chùm ruột, bần v.v…

Người Nam Bộ nói chung và người Bến Tre nói riêng, ưa ăn mặn (các món mắm), ăn đắng (khổ qua, rau đắng, rau má, một vài loại mật cá) và ăn chua (tai heo ngâm dấm, mắm chua, dưa chua, canh chua, các loại lá, trái chua). Theo quan niệm của Đông y, vị đắng và vị chua thuộc âm. Sống trong môi trường oi bức, nóng nực, các thức ăn chua và đắng có tác dụng làm dịu mát, giải nhiệt, tạo một sự cân bằng trong cơ thể. Xét ra, kinh nghiệm của ông bà ta có những mặt phù hợp với khoa học vệ sinh hiện đại ngày nay.

Nguồn: Bentre.gov.vn

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17